Có sự phối kết hợp với các công cụ khác của chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát

Một phần của tài liệu hoàn thiện việc điều hành chính sách tỷ giá trong điều kiện lạm phát ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 38)

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

2.3.1.3. Có sự phối kết hợp với các công cụ khác của chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát

Để điều hành tỷ giá, trong thời gian qua, NHNN đã sử dụng khá hài hòa các công cụ dự trữ bắt buộc, lãi suất, kiểm soát ngoại hối. Minh chứng rõ nét cho nhận định này là trong năm 2009. Việc điều chỉnh biên độ tỷ giá lên +/-5% giữa đồng USD/VND sẽ góp phần tăng cường khả năng điều chỉnh linh hoạt của nền kinh tế, bám sát và phản ánh một cách sát thực hơn diễn biến, yêu cầu của thị trường ngoại tệ; kịp thời có các hoạt động điều tiết khối lượng USD trong giao dịch ngoại tệ, đồng thời, tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh trong cả năm 2009. Cùng với việc mở rộng biên độ này, NHNN cũng kiên quyết áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với mọi hành vi mua bán ngoại tệ có bản chất giao ngay vượt trần biên độ theo quy định, bên cạnh việc chủ động áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tâm lý găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp, đảm bảo việc chu chuyển ngoại tệ lành mạnh trong nền kinh tế. Ba tháng đầu năm 2009, Việt Nam xuất siêu tới hơn 1,6 tỷ USD. Hơn nữa, theo

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu, hiện còn hơn 10 tỷ USD của các tổ chức tín dụng đang gửi tại các ngân hàng nhưng chưa đưa vào kinh doanh, trong đó có cả doanh nghiệp xuất khẩu và cộng thêm khoản dự trữ ngoại hối còn hơn 20 tỷ USD, hệ thống ngân hàng có đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Chính vì thế ngày 23/12/2009, Chính phủ đã ban hành văn bản 2578/TTg-KTTH buộc 7 tập đoàn là Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty (TCT) Lương thực miền Nam, TCT Lượng Thực Miền Bắc, TCT Lắp Máy Việt Nam, TCT Cảng Hàng không Miền Nam, TCT Hóa Chất bán ngoại tệ. Theo số liệu thống kê từ NHNN cho biết, đến cuối ngày 30/11/2009, tổng tiền gởi ngoại tệ của các tổ chức doanh nghiệp là 10,3 tỷ USD, trong đó tiền gởi có kỳ hạn của 7 tập đoàn này là 1,2 tỷ USD và tiền gởi không kỳ hạn khoảng 700 triệu USD. Cần lưu ý là quỹ dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2009 khoảng 14 tỷ USD. Việc buộc kết hối đã không làm hài lòng các tập đoàn; tuy nhiên, vì các tập đoàn đã được hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách hỗ trợ lãi suất 4% trong gói kích cầu số 1 của Chính phủ nên đây là nghĩa vụ của họ trong việc cân đối ngoại tệ, bình ổn tỷ giá trong nền kinh tế. Thật vậy, ngay khi ý tưởng buộc các tập đoàn kết hối, tình trạng găm giữ chờ ngoại tệ lên giá của các tổ chức trong nền kinh tế giảm đáng kể. Theo Vụ Quản Lý Ngoại Hối, từ 11 đến 17/11/2009 (trước khi Chính phủ ban hành văn bản 2578) doanh số giao dịch liên ngân hàng đạt mức 2,03 tỷ USD (tương đương 406 triệu USD/ngày) tăng trung bình 580 triệu USD so với tuần trước đó. Việc làm này đã góp phần hạn chế căng thẳng ngoại tệ và kiềm chế sự biến động của tỷ giá.

Trên thị trường ngoại tệ chợ đen, để kiểm soát biến động tỷ giá, NHNN đã tăng cường kiểm soát hoạt động mua bán ngoại tệ của các bàn thu đổi ngoại tệ và tình trạng niêm yết, thanh toán bằng ngoại tệ của các cửa hàng, doanh nghiệp trong nền kinh tế. Từ đầu năm 2011 với giải pháp thắt chặt chính sách tiền tệ bằng việc cấm các giao dịch mua bán đô la ngoài thị trường tự do đang tạo ra một số biến động trong hoạt động cung cầu đô la tại Việt Nam.Trật tự lưu thông ngoại tệ trên thị trường tự do phần nào được chấn chỉnh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện việc điều hành chính sách tỷ giá trong điều kiện lạm phát ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 38)