Đăng ký mở tờ khai tại cơ quan hải quan

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đánh giá quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng Đường hàng không tại công ty macnels vietnam mn shipping co , ltd (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY MACNELS VIETNAM- MN SHIPPING CO.,LTD

2.3. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty MN

2.3.5. Làm thủ tục hải quan cho lô hàng

2.3.5.2. Đăng ký mở tờ khai tại cơ quan hải quan

Bộ hồ sơ hải quan gồm có: giấy giới thiệu, giấy uỷ quyền, bộ hồ sơ nhập khẩu và vận đơn chính.

Khai và tính thuế nhập khẩu: Chủ hàng tự khai, và áp mã tính thuế

Đăng ký tờ khai: Hải quan nhận bộ hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra doanh nghiệp còn nợ thuế không. Nếu hồ sơ đầy đủ và không nợ thuế, nhân viên hải quan sẽ ký xác nhận và chuyển hồ sơ qua đội trưởng hải quan để phúc tập tờ khai. Sau đó, bộ phận thu thuế sẽ kiểm tra, vào sổ sách máy tính và ra thông báo thuế cùng với phiếu tiếp nhận hồ sơ, còn bộ hồ sơ chuyển qua bộ phận kiểm hoá

Kiểm hoá: Trước khi kiểm hoá, cán bộ hải quan thường đối chiếu D/O với Manifest.

Các nhân viên hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá tại kho sân bay, tuỳ từng loại hàng.

Như đã nêu ở trên, hệ thông Vinass của hải quan sẽ tự phân luồng theo 3 luồng. Ứng với mỗi luồng sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ tương ứng để đăng kí mở tờ khai tại cơ quan hải quan.

Luồng xanh: Nếu luồng xanh gặp hải quan thanh lý để được thanh lý hàng.

Luồng vàng: Luồng này có ý nghĩa là Hải quan cần kiểm tra bộ hồ sơ giấy của lô hàng. Bao gồm:

• Giấy giới thiệu người đến làm thủ tục Hải quan của doanh nghiệp.

• Bản in tờ khai Hải Quan (1 bản).

• Bản Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).

• Bản vận đơn, lưu ý là vận đơn phải có dấu của doanh nghiệp và dấu của đơn vị vận chuyển (hãng hoặc Forwarder).

• Bản Hóa đơn cước vận chuyển (trong trường hợp giao hàng theo điều kiện FOB, Exwork,..).

• Bản gốc Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O – Certificate of Origin).

• Bản chính đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu có yêu cầu kiểm tra).

30

• Bản phân loại hàng hóa

• Một số giấy tờ khác dù không có yêu cầu nhưng bạn cũng nên chuẩn bị sẵn bản photo, phòng khi cần thiết. Ví dụ như: Sales Contract (hợp đồng ngoại thương), Packing List, hình ảnh, tài liệu liên quan, catalog,…của lô hàng.

Với tờ khai luồng vàng, sẽ có các trường hợp sau xảy ra:

Bộ hồ sơ đầy đủ và đúng tiêu chuẩn: Hải quan sẽ cho thông quan. Xem như nhẹ nỗi lo.

Bộ hồ sơ còn có những điểm chưa hợp lý: Hải quan sẽ chất vấn bạn và yêu cầu bổ sung thêm một số thông tin. Nếu bạn giải thích rõ và đáp ứng được yêu cầu, Hải quan sẽ cho thông quan hàng hóa.Bộ hồ sơ có thông tin thiếu chính xác, chưa đầy đủ: Hải quan sẽ kiểm tra thông tin từ bạn. Nếu giải thích của bạn chưa hợp lý, Hải quan sẽ yêu cần bạn điều chỉnh lại tờ khai cho tới khi nào được chấp thuận. Việc khai và truyền tờ khai Hải quan phải thực hiện lại từ đầu như bước trên. Do đó khi bị rơi vào luồng này, tốt nhất bạn nên có phương án đề phòng. Tức hãy cử thêm một người tại văn phòng để hỗ trợ truyền lại tờ khai nếu trường hợp này xảy ra.

Và thật không may nếu Hải quan nhận thấy nội dung tờ khai và giải thích của bạn có nhiều mâu thuẫn. Khiến họ nghi ngờ có khai báo gian lận. Họ sẽ báo cáo lên cấp trên và kết quả là hàng của bạn sẽ phải chuyển sang chế độ kiểm tra trực tiếp (Giống với luồng đỏ). Việc này sẽ làm mất nhiều thời gian cũng như tăng nguy cơ rủi ro hàng bị từ chối nhập khẩu. Do đó ngay từ bước đầu, bạn cần khai tờ khai Hải quan cẩn thận. Hãy chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ nhất có thể và nắm thật kỹ thông tin lô hàng trước khi đến Hải Quan.

Luồng đỏ: Luồng đỏ yêu cầu hàng có dấu hiệu vi phạm phải kiểm tra trực tiếp. Hay còn gọi là Kiểm Hóa. Chẳng ai muốn hàng rơi vào luồng đỏ cả. Bởi hàng rào kiểm định sẽ gắt gao hơn. Đồng nghĩa với việc sẽ mất nhiều thời gian hơn, tốn chi phí hơn. Kế hoạch kinh doanh cũng bị trì hoãn.

Hồ sơ cho luồng đỏ gồm 2 phần:

❖ Kiểm tra hồ sơ: Chuẩn bị bộ chứng từ

• Giấy giới thiệu người đến làm thủ tục Hải quan của doanh nghiệp.

31

• Bản in tờ khai Hải Quan (1 bản).

• Bản Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).

• Bản vận đơn ,lưu ý là vận đơn phải có dấu của doanh nghiệp và dấu của đơn vị vận chuyển (hãng hoặc Forwarder).

• Bản Hóa đơn cước vận chuyển (trong trường hợp giao hàng theo điều kiện FOB, Exwork,..).

• Bản gốc Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O – Certificate of Origin)

• Bản chính đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu có yêu cầu kiểm tra)

• Bản giấy phép của bộ liên quan.

• Bản phân loại hàng hóa

• Một số giấy tờ khác dù không có yêu cầu nhưng bạn cũng nên chuẩn bị sẵn bản photo, phòng khi cần thiết. Ví dụ như: Sales Contract (hợp đồng ngoại thương), Packing List, hình ảnh, tài liệu liên quan, catalog,…của lô hàng.

❖ Kiểm tra hàng: Chuẩn bị thêm giấy giới thiệu, lệnh giao hàng còn hạn.

• Đầu tiên, phía Hải quan sẽ kiểm tra bộ hồ sơ của bạn. Họ có thể yêu cầu bạn bổ sung thông tin hoặc truyền lại tờ khai, tùy trường hợp.

• Sau bước kiểm tra hồ sơ, bắt đầu chuyển sang kiểm hóa. Mức độ kiểm tra có thể là 5%, 10% lô hàng hay nhiều hơn tùy thuộc vào đánh giá của cơ quan Hải Quan.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đánh giá quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng Đường hàng không tại công ty macnels vietnam mn shipping co , ltd (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)