Đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre tại xã Yên Trạch huyện Phú

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre phổ biến tại thái nguyên làm cơ sở lựa chọn loài phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu (Trang 60 - 81)

Phú Lương

Lượng mưa bình quân năm 1.580 mm nhưng phân bố không đều. Mùa khô từ tháng 11 đến 3 năm sau; Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Lượng mưa tập trung vào tháng 7, 8, 9 từ 1.233 mm chiếm 85 đến 90% lượng mưa cả năm nên thường gây nên ngập úng ở các vùng thấp trũng.

Vào mùa đông có thời tiết gió mùa đông bắc làm cho nhiệt độ xuống thấp100C có nguy hại cho cây trồng, gia cầm, gia súc và sức khoẻ con người. Thời tiết sương muối xuất hiện vào ban đêm và sương mù tháng 12, tháng 01 hàng năm làm hạn chế sinh trưởng của cây trồng. Sương muối, sương giá có thể làm chết hàng loạt cây trồng nông nghiệp,lâm nghiệp.

Bảng 4.10. Kết quả phân tích phẫu diện đất tại xã Yên Trạch

STT Các chỉ tiêu

pH(KCl) Mùn N% P205% K2O%

A0 7,02 2,32 0,14 0,12 0,64

A1 6,86 2,10 0,11 0,08 0,57

Qua kết quả về điều kiện tự nhiên và kết quả phân tích phẫu diện đất tại bảng 4.10 ta thấy, với hàm lượng mùn cao hơn nhiều so với 2 xã nghiên cứu tại huyện Định Hóa. Hàm lượng đạm, lân, kali trong đất cũng tương đối cao, có thể đáp ứng được với sự phát triển của cây tre. Bên cạnh đó lượng mưa trung bình 1.580 mm, độ ẩm cao trên 80% là rất phù hợp với cây tre.

Kết quả điều tra cho thấy, các loài tre gặp chủ yếu trong trạng thái rừng IIB

của xã bao gồm: Tre gai (Bambusa blumeana J. A. et J. H. Schute), Vầu đắng

pachystachys Hsueh et D.Z. Li). Các loài tre này được trồng thêm vào rừng tự nhiên và mọc hỗn giao trong rừng tự nhiên với các loài cây gỗ như: Hu đen, lim vang, máu chó, thôi ba, xoan đào. Các loài tre thường mọc theo cụm từ 5- 15 cây, chiếm tới hơn 40% trong tổng số cây điều tra có D1,3 > 5 cm. Tỷ lệ cây non trong lâm phần chiếm 19,8%, cây vừa 39,6% và cây già chiếm 40,6%.

Các chỉ tiêu sinh trưởng của các loài tre trong địa bàn xã được ghi trong bảng 4.11

Bảng 4.11.Chỉ tiêu sinh trưởng một số loài tre tại xã Yên Trạch (D1,3>5cm)

Loài Đường kính

trung bình (cm)

Chiều cao trung bình (m) Tỷ lệ cây trung bình và tốt (%) Tre gai 8,25 11,5 87,5 Bương phấn 9,56 14,89 100 Vầu đắng 8 15,24 92 Luồng 6,86 11,71 85,7

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tại khu vực này Bương phấn là loài có đường kính thân trung bình và có tỷ lệ sinh trưởng tốt nhất, Vầu đắng là cây có chiều cao trung bình lớn nhất, Luồng là cây có tỷ lệ cây trung bình và tốt thấp nhất chỉ là 85,7 %

4.4. Kết luận chung về đặc điểm sinh trưởng tre giữa các khu vực nghiên cứu

Những kết quả về các chỉ tiêu sinh trưởng của một số loài tre điển hình trong 3 xã nghiên cứu ở mục 4.3, có thể thấy đường kính trung bình của xã đại diện cho 3 vùng có điều kiện sinh trưởng khác nhau cho kết quả sinh trưởng về đường kính và chiều cao của một số loài tre là có sự khác biệt nhưng không phải phải sai khác có ý nghĩa.

0 5 10 15 20 Đƣờng kính (cm) Chiều cao (m) Xã Linh thông Xã Yên Trạch Xã Tân Dƣơng

Hình 4.1. Biểu đồ so sánh kích thước đường kính (cm) và chiều cao(m) cây Tre gai trồng tại 3 vùng nghiên cứu

Như vậy đường kính trung bình cây cao nhất là xã Tân Dương (9.92cm), thấp nhất là xã Yên Trạch (8,25cm). Chiều cao trung bình lớn nhất là xã Tân Dương (15,23m), thấp nhất là xã Yên Trạch (11,5m).

Mỗi khu vực có những loài tre khác nhau, chỉ còn một số loài mọc tự nhiên, một số loài khác được người dân trồng thêm ở bìa rừng. Các loài tre trồng và tre tự nhiên có khả năng sinh trưởng tốt tại cả 3 khu vực nghiên cứu, có tỷ lệ phần trăm cây tốt và trung binh cao. Thấp nhất là trên 60%. Tuy nhiên lượng cây non trong các lâm phần đều ở mức thấp, cao nhất chỉ là 19 %. Đây có thể là thê hiện việc khai thác và tận dụng chưa phù hợp và có thể là yếu tố cần chú trọng nhiều hơn trong quản lý bền vững các khu vực này.

Tuy nhiên xã Yên Trạch là xã có tỷ lệ cây trung bình và tốt đạt 89,6%, thấp nhất là xã Linh Thông 88,9% (xem hình 4.2).

88.4 88.6 88.8 89 89.2 89.4 89.6 Tỷ lệ cây TB và tốt Xã Linh Thông Xã Yên Trạch Xã Tân Dƣơng

Hình 4.2. Biểu đồ so sánh tỷ lệ (%) cây trung bình và tốt trồng tại 3 vùng nghiên cứu

4.5. Đề xuất một số loài tre phù hợp cho mục đích trồng rừng nguyên liệu

Để đánh giá chất lượng một loại tre nào đó thông thường ta dựa vào cấu tạo của tre, tính chất vật lý và tính chất cơ học của tre. Trong đề tài này chúng tôi chưa thực hiện đánh giá chất lượng tre thông qua cấu tạo tre như một số tính chất vật lý và một số tính chất cơ học của tre.

Dựa vào kết quả điều tra và các tiêu chí đánh giá: 1) Khả năng thích ứng của loài Tre với điều kiện lập địa; 2) Tiềm năng phát triển của loài tre đáp ứng mục tiêu cung cấp nguyên liệu và 3) Khả năng phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội địa phương, một số loài tre phù hợp được đề xuất phát triển trong khu vực như sau:

Tre gai (Bambusa blumeana J. A. et J. H. Schult) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên khác: Tre hoá, Tre nhà, Mạy phấy

Ngoài giá trị bảo vệ môi trường, Tre gai rất gần gũi với đời sống của người dân làm đồ dùng trong gia đình, măng ăn ngon, lá và tinh Tre gai (cạo sau lớp vỏ xanh của thân Tre) dùng làm thuốc. Thân tre thường dùng trong xây dựng (cây tươi dùng làm cọc móng nhà, tre khô sau khi được ngâm trong

nước bùn đem làm nhà thì vừa chắc khoẻ và lại không bị mối mọt, nên được dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy.

Định hướng phát triển

Các địa phương đều có kinh nghiệm trồng Tre gai. Giống trồng thường dùng là giống gốc, giống thân, cũng có khả năng dùng giống cành. Vì thân tre mọc chen chúc lại có gai chằng chịt nên khi khai thác thường phải chặt trắng. Sau mỗi lần khai thác, đắp lên gốc tre gai một lớp bùn ao để vừa thêm đất cho Tre gai khắc phục hiện tượng nâng gốc.

Tre gai thường không được chăm sóc nhất là những hàng tre ven đê, quanh làng nên thường bị tàn kiệt nhanh chóng (nâng gốc, thoái hoá...). Tre gai thường bị coi là làm xấu đất nhanh, nhưng cũng chưa có biện pháp gì để khắc phục ngoài việc đào hào ngăn rễ phát triển rộng và bón bùn hàng năm.

Tre gai có nhiều công dụng, lại dễ trồng, ít công chăm sóc nên được phát triển ở nhiều địa phương. Vì vậy cần phải có những nghiên cứu đầy đủ, để có cơ sở khoa học và tìm giải pháp hợp lý cho việc phát triển loài tre này.

Khuyến khích trồng Tre gai bao đồi, bao làng, trồng rừng phòng hộ; nơi đất xấu quá không nên trồng Tre gai vì hiệu quả thấp.

Vầu đắng (Indosasa angustata McClure)

Tên khác: Vầu lá nhỏ

So với một số loài tre khác thì Vầu đắng được dùng làm nguyên liệu sản xuất đũa xuất khẩu nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là trong xây dựng. Măng Vầu đắng được sử dụng làm thực phẩm, thường được ăn tươi nhưng cũng có thể muối chua hoặc phơi khô; măng đầu mùa thường ngọt, măng cuối vụ có vị đắng.

Định hướng phát triển

Vầu đắng là loài cây có giá trị trong rừng thứ sinh tự nhiên, cần được quản lý chặt chẽ và áp dụng đúng kỹ thuật khai thác để duy trì và nâng cao chất lượng

rừng đáp ứng yêu cầu cung cấp làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu công nghiệp giấy và chế biến làm các mặt hàng trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra có thể khai thác măng. Trước mắt áp dụng các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ tốt những khu rừng còn ít hoặc nghèo kiệt, khai thác hợp lý vì Vầu đắng chỉ có khả năng lan tràn và phục hồi nhanh về số lượng cây trên ha. Trong tương lai có thể gây trồng. Kinh doanh tổng hợp các lâm sản ngoài gỗ có giá trị như Song mây, cây thuốc.

Trúc sào (Phyllostachys pubescensMazel ex H.de Lehaie) Tên khác: Trúc to, Mạy khoang cái, Mạy khoang hoài, Sào pên

Thân Trúc sào thẳng, tròn, óng lại dẻo, dễ uốn; được gia công chế biến thì thân Trúc sào có mầu vàng đẹp; vì vậy , người ta thường dùng Trúc sào làm bàn ghế, gậy trượt tuyết, sào nhẩy, cần câu. Phần thịt trắng, mịn (bó mạch không thô cứng) nên người ta dùng làm nan đan mành, chiếu hoặc làm thành mảnh để kết thảm, chiếu trải giường rất đẹp. Căn cứ vào mầu sắc của thân, Trúc sào có 3 dạng: Trúc vàng, Trúc xanh, Trúc mèo (trúc mốc). Để sản xuất mành, trúc xanh được ưa chuộng hơn cả vì sau khi sấy mành trúc bóng hơn. Ngọn Trúc sào có nhiều cành nên thường dùng làm chổi để xuất khẩu. Tất cả các sản phẩm được chế biến từ Trúc sào không những tiêu thụ trong nước mà được các nước rất ưa chuộng, là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng trong mặt hàng Mây tre nói chung. Vào những năm 70-80 Cao Bằng, Bắc Cạn đạt giá trị 2 triệu rúp/ năm hàng Trúc xuất khẩu sang Liên xô; nhiều mặt hàng đạt huy chương vàng tại hội chợ trong nước và quốc tế. Có gia đình trồng Trúc hàng năm thu hoạch 5-10 triệu đồng. Măng Trúc sào ăn ngon và ngọt nhưng năng suất thấp (măng nhỏ). Cũng có thể dùng Trúc sào làm nguyên liệu giấy.

Định hướng phát triển

Nhu cầu dùng Trúc sào làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu là rất lớn, với diện tích như hiện nay không đủ cung cấp; vì vậy, nhiều nơi đã khai thác

là cây trồng có nhiều giá trị để xuất khẩu và thích hợp cho vùng cao có dân tộc ít người ở các vùng Đông bắc, Trung tâm bắc bộ và Tây bắc; nên khuyến khích đồng bào nơi đây phát triển trồng Trúc sào mới đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu, tăng thu nhập cho đồng bào, ổn định sản xuất góp phần xoá đói giảm nghèo.

Luồng (Dendrocalamus membranaceusMunro)

Tên khác: Luồng Thanh Hoá, Mạy sang, Mạy sang núi, Mạy sang num, Mạy mèn

Luồng làm cột chống, xà đỡ trong xây dựng, giao thông vận tải, chèn hầm lò là rất tốt. Luồng dùng làm nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh thì vừa đẹp lại chắc bền, được nhiều người ưa chuộng, là mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị.

Măng Luồng ăn ngon lại to nên ngoài ăn tươi còn thường được phơi khô.

Định hướng phát triển

Luồng là cây có nhiều giá trị, trồng để lấy thân và có thể lấy măng. Kỹ thuật kinh doanh Luồng đã được nghiên cứu và "Qui phạm kỹ thuật trồng và khai thác Luồng" mới được ban hành để sản xuất thực hiện nhằm mở rộng vùng trồng và đẩy mạnh trồng Luồng. Tuy nhiên cũng còn những vấn đề cần được đầu tư, giải quyết tiếp, chắc chắn cây Luồng xứng đáng là cây được ưu tiên trong kế hoạch trồng mới 5 triệu ha rừng.

Lục trúc (Bambusa oldhami Munro)

Tên khác: Tre ngọt

Loài này được nhập từ Đài Loan vào Việt Nam (Bắc Giang) từ năm 1997, hiện nay đã lấy giống từ Bắc Giang đem đi trồng ở nhiều tỉnh khác. Lục trúc được trồng và sinh trưởng bình thường ở nhiều nơi có điều kiện khí hậu và đất đai khác nhau từ vùng đất xấu như ở Tân Yên (Bắc Giang), đất rừng còn tương đối tốt như Hạ Hoà (Phú Thọ), đến đất phù sa ven sông ở Đan Phượng

có khí hậu lạnh như Sa Pa (Lào Cai). Theo tài liệu của Trung Quốc thì Lục trúc cho măng rất ngon, thân dùng làm nông cụ. Thực tế ăn măng Lục trúc tươi thấy ròn, hương vị thơm ngọt nhưng vì măng bé nên năng suất không cao!

Định hướng phát triển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể trồng Lục trúc lấy măng trên nhiều vùng có khí hậu và đất đai khác nhau nhưng phải thực hiện thâm canh. Nếu dùng giống gốc phải đảm bảo tuổi cây mẹ (1 năm tuổi), nếu dùng giống cành phải là cành đã qua ươm mới đảm bảo tỷ lệ sống và rừng phát triển tốt. Măng Lục trúc nhỏ nên chỉ có thể trồng tập trung mới tiện quản lý và cho lượng măng nhiều đáp ứng yêu cầu kinh doanh.

Bƣơng lớn (Dendrocalamus sinicus Chia et J. L. Sun )

Tên khác: Bương

Thân Bương lớn to, dài, chắc, bền nên thường được dùng làm cột buồm, làm nhà. Dân tộc vùng cao dùng Bương làm máng dẫn nước. Bương làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy, chế biến thay thế cho gỗ có hiệu quả cao. Măng Bương to, ăn ngon, ăn tươi hoặc phơi khô, cũng có thể đóng hộp.

Định hướng phát triển

Kỹ thuật kinh doanh: Chưa có công trình nghiên cứu nào cho Bương lớn. Theo kinh nghiệm của nhân dân thì Bương được trồng bằng lớn gốc có một đoạn thân khí sinh 1 tuổi; Khai thác tuỳ ý khi có nhu cầu.

Hiện trạng sản xuất: Bương lớn được trồng theo sở thích của các hộ dân, chưa thành phong trào trồng rộng khắp. Bương trong rừng tự nhiên bị khai thác tuỳ tiện: Chặt cây, lấy măng không có quản lý nên Bương tự nhiên ngày càng cạn kiệt.

Khuyến nghị: Bương lớn là loại tre to có thể đáp ứng nhiều yêu cầu sử dụng.

Chƣơng 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá về cây tre được trồng tại xã Linh Thông, xã Tân Dương huyện Định Hóa, xã Yên Trạch huyện Phú Lương, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

- Mỗi khu vực có những loài tre khác nhau, chỉ còn một số loài mọc tự nhiên, một số loài khác được người dân trồng thêm ở bìa rừng. Các loài tre trồng và tre tự nhiên có khả năng sinh trưởng tốt tại cả 3 khu vực nghiên cứu, có tỷ lệ phần trăm cây tốt và trung binh cao. Thấp nhất là trên 60%. Tuy nhiên lượng cây non trong các lâm phần đều ở mức thấp, cao nhất chỉ là 19 %. Đây có thể là thê hiện việc khai thác và tận dụng chưa phù hợp và có thể là yếu tố cần chú trọng nhiều hơn trong quản lý bền vững các khu vực này.

- Một số loài tre chính được trồng trong khu vực nghiên cứu gồm: Tre gai (Bambusa blumeana Schult. & Schult. f.), bương phấn (Dendrocalamus aff. pachystachys Hsueh et D.Z. Li), luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z. Li), vầu đắng (Indosasa angustata McClure), măng đắng (Indosasa crassiflora McClure), hóp đá (Bambusa sp.).

- Với những điều kiện sinh trưởng (đất đai, thời tiết, mật độ, khí hậu, …) khác nhau sẽ cho kết quả về đường kính và chiều cao của tre là khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại xã Tân Dương có đường kính trung bình của tre cao nhất (9,92 cm) thì chiều cao trung bình của tre cũng dài nhất (15,23 m). Xã Yên Trạch có đường kính trung bình thấp nhất (8,25 cm) thì chiều cao trung bình của tre cũng thấp nhất (1 1 ,5 m) . Xã có tỉ lệ cây trung bình và tốt nhất là xã Yên Trạch (89,6%), xã có tỉ lệ cây trung bình và tốt thấp nhất là xã Linh Thông (88,9%).

- Một số loài tre được trồng thêm trong khu vực thể hiện khả năng thích ứng và sinh trưởng tốt. Tuy nhiên cần có những hướng dẫn cụ thể và định hướng lâu dài cho phát triển các diện tích này một cách bền vững làm cơ sở khuyến cáo cho các xã huyện khác trong tỉnh.

- Trong luận văn chúng tôi chưa tiến hành đánh giá chất lượng tre thông qua những tính chất vật lý, tinh chất hóa học của tre. Do đó dựa vào đặc điểm phân bố, giá trị sử dụng chúng tôi đưa ra một số loài tre phù hợp cho mục đích trồng rừng nguyên liệu thích hợp với điều kiện kinh tế của địa phương: Tre gai (Bambusa blumeana J. A. et J. H. Schult), Vầu đắng (Indosasa angustata McClure), Trúc sào (Phyllostachys pubescens Mazel ex H.de

Lehaie), Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro), Lục trúc (Bambusa

oldhami Munro), Bương lớn (Dendrocalamus sinicus Chia et J. L. Sun ).

- Trong các khu vực nghiên cứu trong rừng thứ sinh nghèo còn có số lượng tương đối lớn. Nếu có thể xây dựng kế hoạch quản lý khai thác bền vững đây là tiềm năng cung cấp nguyên liệu cho các nghành xây dựng, giấy, các chế biến khác trong tương lai.

5.2. Kiến nghị

Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của một số loài Tre phổ biến của tỉnh Thái Nguyên là một vấn đề rất lớn có ý nghĩa và giá tri thiết thực cho sản

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre phổ biến tại thái nguyên làm cơ sở lựa chọn loài phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu (Trang 60 - 81)