Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre phổ biến tại thái nguyên làm cơ sở lựa chọn loài phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu (Trang 27 - 81)

Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đã thực hiện các nội dung nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu đặc điểm phân bố tre ở Thái Nguyên.

- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng các loài Tre tại khu vực Thái Nguyên.

- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số loài Tre trên một số điều kiện lập địa khác nhau ở tỉnh Thái Nguyên.

- Kết luận chung về đặc điểm sinh trưởng tre giữa các khu vực nghiên cứu

- Đề xuất lựa chọn một số loài tre phù hợp cho mục đích trồng rừng nguyên

liệu.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

* Thu thập thông tin thứ cấp

Công việc được thực hiện đầu tiên là thu thập thông tin: Các kết quả nghiên cứu, các vấn đề lý thuyết liên quan vấn đề nghiên cứu cũng như các tài liệu về tài nguyên tre tại Thái Nguyên. Nguồn tài liệu là sách báo: Các công trình đã công bố, tạp chí, các trang web điện tử, báo cáo khoa học và tài liệu của địa phương nơi điều tra.

Các thông tin cơ bản như: Điều kiện kinh tế, xã hội và điều kiện tự nhiên khu vực, các nghiên cứu đã thực hiện. Đặc biệt là các thông tin về điều kiện lập địa, khí hậu đất đai...

*Phỏng vấn bán cấu trúc

Sử dụng để thu thập thông tin bằng việc phỏng vấn thông qua các danh mục các vấn đề cần hỏi, trong nghiên cứu tác giả sẽ sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc kết hợp với điều tra thực địa để nghiên cứu đặc điểm phân bố và hiện trạng sử dụng các loài Tre tại khu vực nghiên cứu. Một danh mục các vấn đề cần hỏi được phát triển để phục vụ cho phỏng vấn thay cho một bảng hỏi cố định. trong quá trình phỏng vấn người phỏng vấn sẽ tiến hành đặt ra những câu hỏi để thu thập các thông tin mở rộng về sử dụng và các thông tin hữu ích liên quan đến đề tài. Việc tổ chức phỏng vấn được tiến hành lựa chọn

những thời điểm người dân thư nhàn, tạo ra sự thân thiện với người dân nhằm thu thập được lượng thông tin là nhiều nhất, hữu ích nhất (xem phụ lục 01). Đối tượng phỏng vấn là người dân địa phương có nhận quản lý rừng thứ sinh hỗn giao tre nứa, cán bộ nông lâm xã và kiểm lâm, số lượng người phỏng vấn xác định sau khi khảo sát thực tế.

*Điều tra đánh giá sinh trưởng và tiềm năng của Tre

Sau khi nghiên cứu tài liệu hiện có của tỉnh Thái Nguyên về diễn biến tài nguyên rừng, lựa chọn các điểm nghiên cứu cụ thể. Tại các khu vực nghiên cứu được lựa chọn, tiến hành sơ thám hiện trường dựa vào bản đồ khu vực 1:10000 để xác định các tuyến điều tra song song với đường đồng mức với cự ly giữa các tuyến là 50 -150 m tùy thuộc vào đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu.

Trên các tuyến điều tra lập các ô tiêu chuẩn diện tích 400 m2 (ô cấp I) (20 m x 20 m) theo hệ thống với tổng số ô được tính theo phương pháp điều tra lâm phần. Mỗi ô 400 m2 chia làm 4 ô diện dích 100 m2(ô cấp II)(10m x 10m) (xem hình 1)

20 m

20m

a) Trong ô 400 m2, ghi chép các thông tin cơ bản: Hướng phơi, độ dốc, địa hình, hiện trạng.. và điều tra tất cả các cây (D1,3 >=5 cm),

Xác định về các chỉ tiêu:

- Tên cây, nếu chưa xác định được thì lấy mẫu để đem đi giám định

- Đường kính ngang ngực bằng thước dây

- Chiều cao cây sử dụng thước sào

- Đường kính tán hoặc độ che phủ

Kết quả thu được ghi vào biểu 02 (xem phụ lục 2)

b) Trong ô 100 m2 tiến hành đo đếm tre nứa mỗi ô chỉ chọn 1 cây sinh trưởng bình thường để đo chiều cao để xác định chiều cao trung bình của cụm

Trường hợp tre nứa mọc phân tán: Xác định tên loài tre nứa và đếm số cây trong ô theo 3 tổ tuổi (non, vừa và già).

Trường hợp mọc thành cụm bụi: Xác định tên loài và số bụi và đếm số cây theo 3 tổ tuổi (non, vừa và già).

Kết quả thu được ghi vào biểu 03 (xem phụ lục 3) * Điều tra đánh giá đất

Trong mỗi ô tiêu chuẩn cấp I đào một phẫu diện, trong đó mô tả các đặc điểm lý tính của đất. Lấy đất ở độ sâu 10 cm và 50 cm để phân tích các thành phần hóa tính đất như: Mùn, NPK, PH tại phòng thí nghiệm trung tâm của ĐHNL Thái Nguyên.

* Phân tích và xử lý số liệu

Đối với các thông tin thu thập được sau khi điều tra cần được xử lý, phân tích để có được kết quả theo yêu cầu nghiên cứu đặt ra. Từng loài thông tin sẽ có phương pháp xử lý khác nhau cụ thể như sau:

Những thông tin từ tài liệu thứ cấp: Sau khi tài liệu được thu thập thì chọn lọc phần tài liệu có chứa các nội dung hoặc thông tin mà liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Tất cả số liệu thu thập được sau điều tra được phân tích và xử lý theo phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp.

Chƣơng 3

TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

Hình 3.1 Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Thái Nguyên năm 2005

Thái Nguyên là tỉnh miền núi, trung du, nằm ở giới hạn từ 20º20' đến 22º03' vĩ tuyến Bắc và từ 105º28' đến 106º14' kinh tuyến Ðông, cách thủ đô Hà Nội 80,4 km về phía Bắc.

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, - Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, - Phía Nam giáp thành phố Hà Nội, - Phía Ðông giáp tỉnh Lạng Sơn.

Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.541,10 km2, chiếm 1,08 % tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng tới biên giới Việt - Trung; quốc lộ 1b nối Thái Nguyên - Lạng Sơn; quốc lộ 37 nối Tuyên Quang - Thái Nguyên - Bắc Giang. Tuyến đường sắt Hà Nội-Thái Nguyên dài 32 Km trên đất Thái Nguyên; đường sắt Quán Triều - Núi Hồng dài 33,5 Km; đường sắt Lưu Xá - Kép dài 10 Km trên đất Thái Nguyên. Các đường sông chính là sông Công và sông Cầu. Sông Công có cảng Ða Phúc, đây là tuyến vận tải đường sông nối Thái Nguyên với thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, sông Cầu là trục sông chính chảy từ Bắc đến Nam của tỉnh. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt

Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, Thái Nguyên

là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.

3.1.2. Địa hình

Là tỉnh miền núi và trung du có diện tích vùng núi là 315.949,72 ha, chiếm 90,73%; diện tích vùng trung du là 38.160,28 ha, chiếm 9,27%. Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng bắc-nam và thấp dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.

Phía tây nam có dãy núi Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy núi Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng đông bắc-tây nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng tây bắc-đông nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội.

3.1.3. Địa chất thổ nhưỡng

Bảng 3.1 Cơ cấu sử dụng đất của Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 354.655 ha. Đất núi chiếm 48,4% diện

tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá

Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng

thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng

cao.

Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao

150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp

và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (một đặc sản của Thái Nguyên). Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác.

3.1.4. Khí hậu thuỷ văn

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN Ha Cơ cấu (%) 354,655.25 100.00 Đất sản xuất nông nghiệp 93,681.62 26.41 Đất lâm nghiệp có rừng 165.106,51 46,55 Rừng sản xuất 81.379,06 22,95 Rừng phòng hộ 55.577,32 15,67 Rừng đặc dụng 28.150,13 7,94 Đất nuôi trồng thuỷ sản 3.606,77 1,02 Đất nông nghiệp khác 2,991.75 0,84

Đất phi nông nghiệp 39.781,01 11,22

* Khí hậu

Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:

 Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.

 Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam

huyện Võ Nhai.

 Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, thành

phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công.

Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 8: 29,4°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,1°C) là 14,3°C. Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm 1458 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.

* Thuỷ văn

Thái Nguyên có 2 sông chính là:

- Sông Công : có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ

Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25km2, chứa được 175 triệu m3

nước. - Sông Cầu : Lưu vực sông Cầu có dòng chính là sông Cầu với chiều dài 290 km bắt nguồn từ núi Văn Ôn (Vạn On) ở độ cao 1.170 m và đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại. Trong lưu vực sông Cầu có tới 26 phụ lưu cấp một với tổng chiều dài 670 km và 41 phụ lưu cấp hai với tổng chiều dài 645 km và hàng trăm km sông cấp ba, bốn và các sông suối ngắn dưới 10 km. Lưu vực sông Cầu nằm trong vùng mưa lớn (1.500 - 2.700 mm/năm) của các tỉnh Bắc

Kạn và Thái Nguyên. Tổng lưu lượng nước hàng năm đạt đến 4,5 tỷ m3

Chế độ thuỷ văn của các sông trong lưu vực sông Cầu được chia thành 2 mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và chiếm 70-80% tổng lưu lượng dòng chảy trong năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chỉ chiếm 20-30% tổng lưu lượng dòng chảy của năm.

3.2. Kinh tế xã hội

3.2.1. Đặc điểm dân cư, dân tộc

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 8 dân tộc sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh chiếm 75,5%; dân tộc Tày chiếm 10,7%; dân tộc Nùng chiếm 5,1%; dân tộc Sán Dìu chiếm 2,4%, dân tộc Mông chiếm 2,79%, dân tộc Dao chiếm 2,1%; dân tộc thiểu số khác chiếm khoảng 1,8%.

Dân cư phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 76 người/km ², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.378 người/km ². Tại hai huyện nghiên cứu là Định Hóa và Phú Lương mật độ dân cư ở mức trung bình là 170 ngườikm2 (Định hóa) và 290 người/ km2 (Phú Lương)

Tính đến hết năm 2002, tỉnh Thái Nguyên đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 9 huyện, thị xã, thành phố với 180 xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Tỷ lệ người biết chữ chiếm 94,1%. Số học sinh phổ thông trên địa bàn năm học 2001- 2002 là 243.647 người. Số giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường phổ thông là 11.192 người. Số thầy thuốc làm việc trong các cơ sở y tế nhà nước đến 2002 là 2.843 người. Bình quân y, bác sỹ trên 1 vạn dân là: 26 người.

3.2.2. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp

Năm Trồng trọt (%) Chăn nuôi (%) Dịch vụ (%) 2000 65.45 31.00 3.55 2005 66.70 29.58 3.72 2006 65.98 30.38 3.64 2007 64.90 31.00 4.10 2009 63.32 32.46 4.22

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2009).

3.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

3.3.1. Xã Linh Thông huyện Định Hóa

Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Hình 3.2 Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng xã Linh Thông huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

- Phía Bắc giáp huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn - Phía Tây giáp huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn - Phía Đông giáp xã Lam Vĩ

- Phía Nam giáp xã Quy Kỳ

Địa hình xã Linh Thông gồm đất đồi núi chiếm 70% diện tích tự nhiên, có

độ cao trên 300 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến

chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh

Đặc điểm thời tiết – Khí hậu thuỷ văn

Xã Linh Thông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm: 23,2oC. Nhiệt độ tối cao là: 33,0oC. Nhiệt độ tối

thấp là: 9,0oC. Lượng mưa trung bình năm: 1.550 mm. Trung bình tháng cao

nhất: 319,4 mm. Trung bình tháng thấp nhất: 4,5 mm. Độ ẩm bình quân năm là 82%. Độ ẩm cao nhất: 89%. Độ ẩm thấp nhất: 77%

Trên địa bàn xã có nhiều con suối nhỏ bắt nguồn từ các khe núi cao, là thượng nguồn của sông Cầu.

Đặc điểm đất đai và thổ nhưỡng

Đất đai xã Linh Thông chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ biến chất và đất Feralit vàng phát triển trên đá mác ma axit. Độ sâu tầng đất trên 40 cm, đất có thành phần cơ giới thị trung bình

Tình hình dân sinh kinh tế xã hội

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Linh Thông là 2.900 ha. Trong đó, diện tích các loại đất như sau:

* Đất nông nghiệp: 158 ha

- Đất trồng cây hàng năm: 135 ha - Đất trồng cây lâu năm: 23 ha.

* Đất lâm nghiệp: 2.097 ha * Đất thổ cư và đất khác: 645 ha

Linh Thông là một xã nghèo của huyện Định Hóa gồm 13 thôn, trong đó số hộ nghèo là 240 hộ/ tổng số hộ là 678 hộ. Mức độ đói nghèo xã còn nhiều khó khăn, thời gian gần đây xã đã giảm được tỷ lệ đói nghèo nhưng vẫn ở mức cao Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 35%. Nguồn thu nhập chính chủ yếu là nông, lâm nghiệp ( Trồng rừng ), chăn nuôi kinh tế hộ gia đình, dịch vụ vừa và nhỏ, mức thu nhập còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Cuộc sống của nhân dân chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp, sản phẩm chưa được đa dạng phong phú và có giá trị kinh tế chưa cao.

Thu nhập từ nông nghiệp chiếm 70%. Chủ yếu là sản xuất cây lương thực. Còn lại là các ngành nghề khác như dịch vụ, tiểu thương, khai khoáng …. Xã có tổng số 678 hộ với 2.990 nhân khẩu. Thành phần dân tộc gồm có 8 dân tộc anh em chung sống đó là: Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre phổ biến tại thái nguyên làm cơ sở lựa chọn loài phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu (Trang 27 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)