Đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre tại xã Tân Dương huyện Định

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre phổ biến tại thái nguyên làm cơ sở lựa chọn loài phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu (Trang 58 - 60)

Để xác định điều kiện lập địa của khu vực nghiên cứu, mẫu đất được lấy và phân tích tại phòng thí nghiệm đất của trường ĐHNL Thái Nguyên. Kết quả phân tích đất được ghi ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả phân tích phẫu diện đất tại xã Tân Dương, Định Hóa

STT Các chỉ tiêu

pH(KCl) Mùn N% P205% K2O%

A0 4,52 1,81 0,07 0,05 0,48

A1 4,16 1,29 0,04 0,03 0,42

Nhìn vào bảng 4.8 ta thấy, cho thấy hàm lượng mùn ở tầng mặt tương đối cao ở đây. Các chỉ tiêu dinh dưỡng đất ở đây cũng tương đối thấp. Đất hơi chua. Bên cạnh đó lượng mưa trung bình 1.560 mm, độ ẩm cao từ 90% là rất phù hợp với cây tre, thuận lợi trong việc điều tiết khí hậu, nhiệt độ, nguồn nước phù hợp cho cây tre phát triển.

Kết quả điều tra cho thấy, các loài tre gặp chủ yếu trong trạng thái rừng IIB của xã bao gồm: Tre gai (Bambusa blumeana J. A. et J. H. Schutes), mai (Dendrocalamus aff giganteus Munro), măng đắng (Indosana crassiflora

McClure), hóp đá (Bambusa disemulator McClure). Các loài tre này được trồng thêm vào rừng tự nhiên và các loài rừng tự nhiên với các loài cây gỗ như: Hu đen, ba soi, ràng ràng mít, thành nghạnh, chẹo tía, sảng. Các loài tre thường mọc theo cụm từ 4-13 cây, chiếm tới hơn 30% trong tổng số cây điều tra có D1,3 > 5 cm. Tỷ lệ cây non trong lâm phần chiếm 11%, cây vừa 52% và cây già chiếm 37%.

Các chỉ tiêu sinh trưởng của các loài tre trong địa bàn xã được ghi trong bảng 4.9 Nhìn vào Bảng 4.9 trên ta thấy, tại khu vực này Tre gai la loài có đường kính thân và chiều cao lớn nhất, tuy nhiên chất lượng sinh trưởng lại thấp hơn hóp đá và măng đắng (những loài có 100 % cây sinh trưởng từ trung bình tới tốt). Mai là cây có tỷ lệ cây trung bình và tốt thấp nhất chỉ là 66,7 %.

Bảng 4.9. Chỉ tiêu sinh trưởng một số loài tre tại xã Tân Dương (D1,3>5cm)

Loài Đường kính

trung bình (cm)

Chiều cao trung bình (m)

Tỷ lệ cây trung bình và tốt (%)

Tre gai 9,92 15,23 84,6

Hóp đá 9 15,25 100

Măng đắng 5 5,25 100

Mai 8,44 12,67 66,7

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre phổ biến tại thái nguyên làm cơ sở lựa chọn loài phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu (Trang 58 - 60)