Địa chất, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre phổ biến tại thái nguyên làm cơ sở lựa chọn loài phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu (Trang 33 - 81)

Bảng 3.1 Cơ cấu sử dụng đất của Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 354.655 ha. Đất núi chiếm 48,4% diện

tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá

Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng

thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng

cao.

Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao

150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp

và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (một đặc sản của Thái Nguyên). Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác.

3.1.4. Khí hậu thuỷ văn

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN Ha Cơ cấu (%) 354,655.25 100.00 Đất sản xuất nông nghiệp 93,681.62 26.41 Đất lâm nghiệp có rừng 165.106,51 46,55 Rừng sản xuất 81.379,06 22,95 Rừng phòng hộ 55.577,32 15,67 Rừng đặc dụng 28.150,13 7,94 Đất nuôi trồng thuỷ sản 3.606,77 1,02 Đất nông nghiệp khác 2,991.75 0,84

Đất phi nông nghiệp 39.781,01 11,22

* Khí hậu

Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:

 Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.

 Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam

huyện Võ Nhai.

 Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, thành

phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công.

Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 8: 29,4°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,1°C) là 14,3°C. Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm 1458 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.

* Thuỷ văn

Thái Nguyên có 2 sông chính là:

- Sông Công : có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ

Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25km2, chứa được 175 triệu m3

nước. - Sông Cầu : Lưu vực sông Cầu có dòng chính là sông Cầu với chiều dài 290 km bắt nguồn từ núi Văn Ôn (Vạn On) ở độ cao 1.170 m và đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại. Trong lưu vực sông Cầu có tới 26 phụ lưu cấp một với tổng chiều dài 670 km và 41 phụ lưu cấp hai với tổng chiều dài 645 km và hàng trăm km sông cấp ba, bốn và các sông suối ngắn dưới 10 km. Lưu vực sông Cầu nằm trong vùng mưa lớn (1.500 - 2.700 mm/năm) của các tỉnh Bắc

Kạn và Thái Nguyên. Tổng lưu lượng nước hàng năm đạt đến 4,5 tỷ m3

Chế độ thuỷ văn của các sông trong lưu vực sông Cầu được chia thành 2 mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và chiếm 70-80% tổng lưu lượng dòng chảy trong năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chỉ chiếm 20-30% tổng lưu lượng dòng chảy của năm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre phổ biến tại thái nguyên làm cơ sở lựa chọn loài phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu (Trang 33 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)