Xã Yên Trạch huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre phổ biến tại thái nguyên làm cơ sở lựa chọn loài phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu (Trang 40 - 81)

Hình 3.4 Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng xã Yên Trạch huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên

- Xã Yên Trạch là một xã nghèo nằm ở phía Bắc huyện Phú Lương. - Phía Bắc, phía Tây giáp huyện Định hóa Tỉnh Thái Nguyên

- Phía Đông giáp xã Yên Ninh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên - Phía Nam giáp xã Yên Đổ huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên Địa hình xã Yên Trạch gồm nhiều dãy núi đất. Độ cao tuyệt đối trung bình từ 100 đến 200 m so với mực nước biển

Đặc điểm thời tiết - Khí hậu thuỷ văn

Nhiệt độ trung bình năm: 23,6oC. Nhiệt độ tối cao là: 33,5oC. Nhiệt độ tối

nhất: 325,4 mm. Trung bình tháng thấp nhất: 4,5 mm. Độ ẩm bình quân năm: 82%. Độ ẩm cao nhất: 89%. Độ ẩm thấp nhất: 77%. Xã Yên Trạch có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc vào mùa đông và ảnh hưởng của bão vào mùa hạ.

Lượng mưa bình quân năm 1.580 mm nhưng phân bố không đều. Mùa khô từ tháng 11 đến 3 năm sau; Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Lượng mưa tập trung vào tháng 7, 8, 9 từ 1.233 mm chiếm 85 đến 90% lượng mưa cả năm nên thường gây nên ngập úng ở các vùng thấp trũng.

Vào mùa đông có thời tiết gió mùa đông bắc làm cho nhiệt độ xuống thấp100C có nguy hại cho cây trồng, gia cầm, gia súc và sức khoẻ con người

Thời tiết sương muối xuất hiện vào ban đêm và sương mù tháng12, tháng 01 hàng năm làm hạn chế sinh trưởng của cây trồng. Sương muối, sương giá có thể làm chết hàng loạt cây trồng nông nghiệp,lâm nghiệp.

Gió bão thường xẩy ra vào mùa hạ. Xã Yên Trạch thường không có gói bão mạnh, nhưng bão thường gây mưa nhiều và dễ gây lũ lụt.

Tình hình dân sinh kinh tế xã hội:

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Yên Trạch là 2.942 ha. Trong đó: * Đất nông nghiệp: 555 ha

* Đất lâm nghiệp: 2.200 ha * Đất thổ cư và đất khác: 187 ha

Yên Trạch là xã đặc biệt khó khăn gồm 14 thôn bản với 1.320 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao: 62,5%. Nguồn thu nhập chính chủ yếu là nông, lâm nghiệp (Trồng rừng), chăn nuôi kinh tế hộ gia đình, dịch vụ. Cuộc sống của nhân dân chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp, sản phẩm chưa được đa dạng phong phú và chủ yếu là sản phẩm thô chưa qua chế biến. Hệ thống nông nghiệp chính là cây trồng lương thực trong đó lúa là chủ yếu.Thu nhập từ nông

nghiệp chiếm 92,3 %. Còn lại là các ngành nghề khác như dịch vụ, tiểu thương, khai khoáng ….

Dân số

Yên Trạch có tổng số 6.260 nhân khẩu/1.320 hộ. Thành phần dân tộc: Kinh,

Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao, trong đó dân tộc Tày chiếm phần đông 70%

* Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông gồm các tuyến đường liên xã và đường nội thị thị trấn đã rải nhựa tương đương đường cấp VI miền núi đi lại thuận lợi. Còn các đường liên thôn chủ yếu là đường đất và đường cấp phối nhỏ. Xã có chợ phiên, trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trạm y tế, 85% số hộ sử dụng điện và 50% số hộ sử dụng nước sạch.

3. 4. Đánh giá chung về điều kiện khu vực nghiên cứu

3.4.1. Thuận lợi

Thái Nguyên là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, với địa hình mang tích chất trung du lên miền núi. Khí hậu mang tích chất nhiệt đới gió mùa, điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp cho nhiều loại cây trồng lâm nghiệp như Keo, Bạch đàn… Đây là một lợi thế để phát triển trồng rừng thành kinh tế mũi nhọn.

Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 46,55% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, điều kiện giao thông thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy nên có khả năng mở rộng diện tích vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như giấy sợi, ván nhân tạo…

3.4.2. Khó khăn

Mặc dù diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng một số diện tích đất nằm ở những địa hình phức tạp (bởi các dãy núi), hàng năm điều kiện thời tiết bất thường

như lũ quét, sương muối… gây ra những khó khăn đời sống cũng như các hoạt động sản xuất của một số bộ phận người dân.

Việc đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh từ nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, đa dạng sản phẩm, chất lượng cao còn ít. Bên cạnh đó, công nghệ chế biến của các cơ sở còn lạc hậu, gây lãng phí nguyên liệu và hiệu quả chưa cao. Nhiều cơ sở chế biến mang tính tự phát, chưa xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh cụ thể; năng lực tài chính thấp… Hiện nay, các cơ sở chế biến sử dụng nguồn nguyên liệu chỉ đạt gần 20%, còn chủ yếu nguyên liệu được bán cho các địa phương khác. Do đó trong thời gian tới Thái Nguyên cần rà soát, đánh giá các hoạt động của các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để góp phần tăng thu nhập cho người trồng rừng; khuyến khích các nhà đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến hiện đại, hạn chế tiêu thụ nguyên liệu thô, gắn vùng sản xuất nguyên liệu tập trung với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích liên doanh liên kết trong trồng rừng và tiêu thụ sản phẩm; làm tốt công tác dự báo thị trường, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ lâm sản, đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới công nghệ chế biến gỗ.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm phân bố tre ở Thái Nguyên

Do có nhiều đặc tính quý nên tre đã được sử dụng trong đời sống hàng ngày cũng như trong thủ công nghiệp và công nghiệp hiện đại. Đã thống kê được hơn 30 công dụng của tre nứa, trong đó những công dụng chính là làm hàng thủ công, mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng, làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy sợi và sản xuất măng tre làm thức ăn tươi hoặc khô. Ngoài ra, tre nứa là loài mọc nhanh, sớm cho sản phẩm, kỹ thuật gây trồng tương đối đơn giản, có khả năng sinh trưởng trên đất khó canh tác và đất hoang hoá, là loài đa tác dụng… nên tre nứa là nguồn tài nguyên phong phú đã và đang được con người sử dụng rộng rãi. Thái Nguyên là vùng phân bố tự nhiên của rất nhiều loài tre nứa như: Bương, Vầu, Tre gai Nứa tép, Nứa lá to... Nguồn nguyên liệu tre đã và đang trở thành nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên tre nứa đang ngày một suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê năm 2009 tổng diện tích rừng tre tự nhiên vào khoảng 2545 ha với tổng số cây khoảng hơn 20 triệu cây và trọng lượng 102.000 tấn. Diện tích trồng tre ở Thái Nguyên là chưa đáng kể trong thông kê lần này. Việc phát triển kỹ thuật trồng, khai thác, sử dụng tre nứa phù hợp cho khu vực chưa được chú ý nhiều và đặc biệt là nhận thức của người dân chưa thấy rõ giá trị của nguồn tài nguyên này cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Đây là những thách thức không nhỏ để phát triển nguồn tài nguyên tre nứa tại địa phương.

Theo báo cáo kết quả điều tra hiện trạng rừng tre 7 tỉnh miền núi phía bắc năm 2008 của viện điều tra quy hoạch rừng (xem Bảng 4.1). Rừng tre của tỉnh Thái Nguyên có quy mô nhỏ, rừng tre có nguồn gốc chủ yếu từ tự nhiên, tổng

diện tích trong toàn tỉnh là 2.545,6 ha phân bố chủ yếu ở các huyện phía Bắc như: Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai. Thành phần loài cây chủ yếu gồm 2 loài: vầu và nứa, diện tích ít tập trung, các sản phẩm khai thác từ rừng tre có sản lượng nhỏ, chủ yếu tiêu thụ tại chỗ.

Bảng 4.1 Diện tích rừng tre tỉnh Thái Nguyên phân theo 3 loại rừng

TT Hạng Mục Diện tích theo 3 loại rừng (ha) Tổng diện tích Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất (Ha) (%) Tổng tỉnh 870,8 744,8 930,0 2.545,6 100,0

I Rừng tự nhiên 870,8 744,8 930,0 2.545,6 100,0

1 Nứa 410,8 203,9 219,5 834,2 32,8

2 Vầu 19,7 487,6 369,1 876,4 34,4

3 Hỗn giao nứa, vầu - 35,8 - 35,8 1,4

4 Hỗn giao nứa , gỗ 407,9 6,9 146,1 560,9 22,0

5 Hỗn giao vầu, gỗ 32,4 10,6 195,3 238,3 9,4

II Rừng trồng - - - - -

( Nguồn Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng rừng tre 7 tỉnh miền núi phía bắc của viện điều tra quy hoạch rừng năm 2008)

Cũng theo báo cáo hàng năm của Chi cục Kiểm Lâm hàng năm khối lượng khai thác tre nứa trong toàn tỉnh chủ yếu là huyện Định Hóa và huyện Phú Lương. Để xác định thành phần và phân bố của tre nứa tại địa phương, chúng tôi đã tiến hành điều tra sơ bộ tại một số xã hàng năm có tỷ lệ khai thác tre nứa lớn nhất trong toàn tỉnh xã Linh Thông, xã Tân Dương huyện Định Hóa, xã Yên Trạch huyện Phú Lương thu được kết quả có 14 loài tre nứa phân bố, trong đó có 7 loài mọc tự nhiên và 7 loài được người dân gây trồng ở các thôn, xã (bảng 4.2). Đặc biệt là các loài như Mai, Bương phấn, Tre gai đã được trồng từ lâu đời và có kích thước lớn. Một số loài mới trồng như Luồng, Lục trúc, Điềm trúc trong một số năm trở lại đây, trong đó Luồng được trồng phổ biến ở các hộ trên diện tích đất lâm nghiệp đã nhận qua một số chương

trình dự án 327, 661 tại địa phương. Hầu hết các loài đều phân bố ở sườn núi, khe núi và chân đồi.

Bảng 4.2. Các loài tre nứa phân bố trong khu vực

TT

Tên thƣờng

gọi

Tên địa

phƣơng Tên khoa học

Thân

ngầm Địa danh phân bốNơi

Ghi chú 1 Bương phấn Mạy puộc Dendrocalamus aff. pachystachys Hsueh et D.Z. Li Mọc cụm Linh Thông, Tân Dương Chân, sườn Trồng 2 Điền trúc, Mai xanh, Tre tàu, Bát độ Dendrocalamus latiflorus Munro Mọc cụm Linh Thông, Tân Dương, Yên Trạch Sườn núi Trồng 3 Giang Mạy hang Maclurochloa sp. Cụm dựa Linh Thông, Tân Dương, Yên Trạch Sườn, đỉnh Tự nhiên 4 Giang đặc Co hẹ Melocalamus sp. Mọc cụm Yên Trạch Vách ta luy Tự nhiên 5 Hóp đá Luồng địa phương Bambusa sp. Mọc

cụm Linh Thông Yên Trạch,

Chân,

sườn Trồng

6 Hóp sào Mạy hóp Bambusa multiplex

(Lour.) Raeusch

Mọc

cụm Tân Dương Chân núi Trồng

7 Luồng Luồng Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z. Li Mọc cụm Linh Thông, Tân Dương, Yên Trạch Chân, sườn Trồng 8 Măng đắng Măng đắng Indosasa crassiflora McClure Mọc tản Linh Thông, Yên Trạch Sườn, chân núi Tự nhiên

9 Nứa lá to Cọ hia Schizostachyum

funghomii McClure

Cụm

thưa Yên Trạch Sườn nhiên Tự

10 Nứa tép Cọ pao Schizostachyum pseudolima McClure Cụm thưa Linh Thông,

Yên Trạch Sườn,chân, đỉnh nhiên Tự

TT

Tên thƣờng

gọi

Tên địa

phƣơng Tên khoa học

Thân ngầm Địa danh Nơi phân bố Ghi chú 11 Tre gai Mạy đằng Bambusa blumeana

Schult. & Schult. f.

Mọc cụm

Linh Thông,

12 Tre vàng sọc

Bambusa vulgaris

var. striata (Lodd. ex Lindl.) Gamble Mọc cụm Yên Trạch Trồng làm cảnh Trồng cảnh 13 Trúc cần

câu Mạy bùa Phyllostachys

sulphurea A.C. Riv. Mọc

cụm Linh Thông Đỉnh núi nhiên Tự

14 Vầu đắng khôm Mạy Indosasa angustata McClure Mọc tản Linh Thông, Tân Dương, Yên Trạch Sườn núi,chân núi Tự nhiên

* Đặc điểm một số loài tre chính trong khu vực nghiên cứu:

Tre gai (Bambusa blumeana J. A. et J. H. Schult)

Tên khác: Tre hoá, Tre nhà, Mạy phấy

Đặc điểm nhận biết

Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm thành bụi lớn đầy đặc. Cây cao 15-24m, đường kính 8-15cm, ngọn uốn cong, đoạn thân gần gốc hơi gập cong hình chữ chi; lóng màu lục, dài 25-35cm, lúc non phần nửa trên phủ thưa lông gai màu nâu mọc dán, lúc già nhẵn không lông, bề dày vách thân 2-3cm; phía dưới của vòng mo đều có một vòng lông tơ màu trắng xám hay vàng nâu; từ gốc đến giữa thân có vòng rễ khí sinh ngắn hay chấm rễ, chia cành thường bắt đầu từ đốt thứ nhất kể từ gốc, các đốt phần dưới thân thường chỉ có cành đơn, các nhánh nhỏ trên đó thường co ngắn thành gai cứng sắc, cong, đan chéo nhau tạo nên đám gai dày đặc, các đốt phần giữa và phàn trên thân có 3 đến mấy cành mọc tụm, cành chính rõ khá to dài. Bẹ mo rụng muộn, mặt lưng phủ dày lông gai màu nâu tối, lúc khô lườn dọc nổi rõ, đầu hình cung rộng hay lõm xuống, hai vai mỗi bên có một mũi nhọn nhỏ nhô cao; tai mo gần bằng nhau hay hơi không bằng nhau, hình tròn dài dạng dải, thường lật ra ngoài và có hình bán nguyệt, mép có lông tua dài thô dạng cong, màu nâu nhạt; lưỡi mo cao 4-5mm, xẻ sợi, mép phủ lông dạng tua; phiến mo hình trứng thường lật ra ngoài, mặt lưng phủ lông cứng ráp, mặt bụng mọc dày lông gai nhỏ màu nâu tối, đầu nhọn, có mũi nhọn cứng, gốc hơi hình tròn sau khi thu hẹp thì tạo thành tai mo; gốc phiến mo rộng bằng 2/5 đầu bẹ mo, mép gần gốc phủ lông mảnh. Trên mỗi cành nhỏ có 5-9 lá, lưng phủ lông cứng ngắn, tai lá nhỏ hay

không có, lông tua miệng bẹ thường không tồn tại hay có lúc chỉ có 2-3 chiếc ngắn, cong; lưỡi lá gần cắt ngang, thấp, mép xẻ răng nhỏ và phủ lông mảnh dài, nhỏ; phiến là hình lưỡi mác dạng dải đến hình lưỡi mác hẹp, dài 10-20 cm, rộng 15-25 mm, hai mặt ráp, phần gốc ở mặt dưới phủ lông mềm dài hơi dầy, đầu nhọn dạng mũi khoan, gốc tù hay gần hình cắt ngang. Bông nhỏ 2 đến nhiều mọc cụm ở các đốt cành hoa; bông nhỏ hình dải, màu tìm nhạt, dài 2,5-4 cm rộng 3-4 mm, chứa 4 -12 hoa nhỏ, trong đó 2-5 hoa lưỡng tính; mày trống 2, dài khoảng 2mm, không lông; mày ngoài hình tròn dài dạng trứng, dài 6-9mm, rộng 2,5-4mm lưng không lông, có 9-11 gân, đầu nhọn mép không lông; mày trong dài khoảng 7mm, rộng khoảng 1,8 mm, có hai gờ, trên gờ phủ dày lông mảnh, giữa hai gờ có 3 gân, ngoài gờ mỗi bên còn có 3 gân; chỉ nhị rời, dài 6-7 mm, bao phấn màu vàng, hình rải rộng dài 3-4 mm; bầu hình trứng, dài 1,2-2mm, vòi ngắn, đầu nhuỵ xẻ 3, dạng lông vũ.

Phân bố, đặc tính sinh học sinh thái học

Từ lâu Tre gai là loài tre đã được trồng rộng rãi khắp tỉnh Thái Nguyên, từ nơi thấp đến nơi cao, từ vùng núi xuống đồng bằng; Tre gai được trồng nhiều, ở nông thôn, thường nhà nào cũng có vài khóm hoặc cả hàng bao quanh vườn, ao, thôn xóm.

Tre gai ưa khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm nhiệt độ bình quân từ 22°C trở lên lượng mưa trên 1.500mm. Địa hình là vùng núi đến đồng bằng, ven biển, độ cao dưới 800m. Đất thuộc nhiều loại, hình thành từ các loại đá mẹ; độ sâu tầng đất từ 20cm trở nên; mầu từ đỏ đến sám; thành phần cơ giới từ sét đến cát thô; độ phì từ tốt đến xấu; PH hơi kiềm đến hơi chua, có thể ngập nước 1 – 2 tháng. Trên các đồi núi trọc độ sâu tầng đất 30–40cm, tỷ lệ sỏi sạn không quá 30%, Tre gai vẫn có thể sống nhưng sinh trưởng kém hơn.

Tre gai thường được trồng thành hàng rào xung quanh vườn, ven làng, chân đồi, chân đê phát huy vai trò phòng hộ: bảo vệ hoa mầu, đồng ruộng, chống xói lở, chắn sóng... Nơi đất xấu, khô cằn Tre gai thường nhỏ, khẳng khiu; nơi đất tốt, đủ ẩm cây to và mỡ màng hơn. Mùa măng từ tháng 5, 6 đến tháng 10 -

11 hàng năm. Khi măng nhú khỏi mặt đất măng có xu hướng uốn vào giữa khóm, khi ra lá mới toả ra xung quanh. Đây cũng là đặc điểm khá độc đáo của Tre gai. Bởi vậy, cây trong khóm thường chen chúc. Cùng với cành gai dầy đặc, hàng Tre gai tạo thành chiến luỹ không cho "kẻ thù" vượt qua. Mới gặp

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre phổ biến tại thái nguyên làm cơ sở lựa chọn loài phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu (Trang 40 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)