Hiện trạng sử dụng các loài Tre tại khu vực Thái Nguyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre phổ biến tại thái nguyên làm cơ sở lựa chọn loài phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu (Trang 53 - 81)

Điều tra thực tế và phỏng vấn các hộ gia đình cho thấy tại khu vực nghiên cứu tất cả các loài tre nứa đều được khai thác thân và măng. Kết quả thu được về việc khai thác thân và măng tre nứa theo mùa vụ tại Thái Nguyên được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Lịch mùa vụ khai thác một số loài tre tại khu vực nghiên cứu Tháng âm

lịch Loài

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Mai Khai thác thân Khai thác

măng

Khai thác thân

Bƣơng Khai thác thân Khai thác măng Khai thác thân

Vầu đắng Khai thác

măng Khai thác thân

Tre gai Khai thác thân Khai thác măng

Khai thác thân

Luồng Khai thác thân Khai thác

măng Khai thác thân

Khai thác măng: Có 2 thời điểm khai thác trong năm. Đợt 1 vào mùa xuân (tháng 2 đến tháng 4) khai thác một số loài mọc tản như: Vầu đắng. Đợt 2 vào mùa mưa (tập trung vào tháng 6 đến tháng 9) khai thác một số loài mọc cụm

Nứa…) kỹ thuật khai thác chưa đảm bảo, hầu hết là khai thác triệt để, số lượng chừa lại rất ít, chính điều này đã làm cho rừng tre nứa nhanh bị thoái hoá, kích thước măng và thân khí sinh bé dần. Đối với rừng trồng người dân chủ yếu khai thác thân khí sinh. Quá trình khai thác măng được bắt đầu khi bụi cây đạt 3-4 tuổi sau khi trồng, chỉ khai thác tỉa những măng bé để dùng trong gia đình, để lại những măng to, khoẻ để phát triển thành cây mẹ tạo măng cho năm sau. Qua kết quả điều tra thấy hàng năm người dân địa phương khai thác măng rất lớn chủ yếu là măng Bương phấn và Vầu đắng được khai thác nhiều nhất. Măng Luồng ít được người dân khai thác là do giá bán thân khí sinh cao hơn rất nhiều so với bán măng.

Khai thác thân khí sinh: Qua bảng trên ta thấy rằng, người dân khai thác thân trong hầu hết các tháng trong năm nhưng tập trung chủ yếu vào các tháng 1, tháng 2, tháng 11 và tháng 12. Đây là thời điểm giáp Tết Nguyên Đán người dân cần tiền để sắm sửa và tiêu trong dịp Tết. Trong đó, khai thác chủ yếu là rừng trồng các loại Luồng, Bương phấn, Mai, Bương mốc. Sau khi trồng 4-5 năm người dân tiến hành khai thác thân khí sinh. Trong quá trình khai thác, mỗi bụi để lại ít nhất 2 thế hệ (tuổi 1, tuổi 2), khai thác những cây già, cây xấu và cây cụt ngọn trước để những cây còn lại phát triển.

Tiêu chuẩn cây khi khai thác phụ thuộc vào mục đích sử dụng như: ván sàn, xây dựng, nguyên liệu giấy...

Có thể nhận thấy rằng người dân địa phương đã sử dụng phong phú kiến thức bản địa trong quá trình khai thác. Tuy nhiên, vì nhu cầu kinh tế - xã hội và lợi ích trước mắt, một số hộ đã khai thác với cường độ cao chỉ để lại cây tuổi 1 trong bụi dẫn đến kết cấu bị phá vỡ, cây dễ đổ, kích thước măng và thân khí sinh của năm sau nhỏ đi, dễ bị sâu bệnh hại.

Tình hình sử dụng: Kết quả điều tra hiện trạng một số loài tre nứa tại Thái Nguyên (bảng 4.4)

Loài Mục đích

Các loài trồng Các loài tự nhiên Luồng Bƣơng phấn Mai ống Hóp đá Vầu đắng Nứa tép Tre gai Làm măng ** ** ** ** * Bán thân (làm

nguyên liệu giấy) ** ** ** ** *

Xây dựng ** ** * ** ** Làm sàn nhà * * ** Đan lát * ** Hàng rào ** * Củi ** ** ** ** Chuồng trại ** ** * Ghi chú: **: sử dụng nhiều; *: sử dụng

Bảng 4.4 cho ta thấy, các loài hiện nay được người dân đánh giá có giá trị cao chủ yếu là các loài được gây trồng từ lâu đời (Bương phấn, tre gai…). Các loài này được sử dụng nhiều hơn so với các loài tự nhiên (Vầu đắng) vào các mục đích như: làm măng, xây dựng, ống đựng nước, đan lát… Có thể thấy người dân địa phương cũng đã quan tâm đến gây trồng và sử dụng các loài tre nứa (Luồng, Bương phấn, Mai, Tre gai) và ít phụ thuộc vào tự nhiên. Đây được coi là yếu tố tích cực nhằm phát triển nguồn tài nguyên tre nứa tại địa phương.

Nguồn tài nguyên tre nứa ở khu vực nghiên cứu đã cung cấp cho người dân địa phương nhiều sản phẩm khác nhau, góp phần quan trọng trong đời sống người dân ở khu vực này.Tre nứa có nhiều công dụng và có ý nghĩa đặc biệt đối với các gia đình, điều đó được thể hiện qua các đặc điểm: nhà sàn, khèn, đồ thủ công mỹ nghệ, măng tươi, măng khô, măng chua... Những kiến thức này đã được tích luỹ lâu đời thành kiến thức bản địa cần được trân trọng, nâng niu và bảo tồn. Để phát triển thế mạnh của địa phương cần kết hợp hài hoà với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm phát triển bền vững tài nguyên tre nứa ở khu vực.

Tình hình gây trồng tre nứa và khả năng phát triển: Từ xưa tới nay, người dân địa phương chủ yếu trồng cây bằng gốc. Ưu điểm của cách này là dễ sống, nếu trồng đúng thời vụ và quản lý chăm sóc tốt thì tỷ lệ sống có thể đạt 100%, cây con mọc lên sinh trưởng mạnh, sớm thành bụi, thành rừng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là hệ số nhân giống thấp, mỗi bụi tre chỉ đánh được 1-2 gốc của các cây tuổi 1, tuổi 2. Cách trồng này cũng tốn nhiều công sức, gây tác động xấu tới bụi cây mẹ. Vì vậy cần có những phương pháp khác để có thể khắc phục hạn chế này. Trong mấy năm gần đây được sự hỗ trợ của Dự án 327 và 661, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo… đặc biệt là nhiều đợt tập huấn về nhân giống một số loài tre.

Diện tích trồng tre nứa tại địa phương đã được tăng lên: Qua kết quả điều tra kết hợp với sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp diện tích trồng tre nứa tại địa phương được thể hiện thông qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Diện tích trồng tre nứa tại địa phương

Huyện 2005 2009

S (ha) % S (ha) %

Linh Thông 29,2 1,2% 56,5 2,3%

Tân Dương 32,3 1,3% 43,1 1,7%

Yên Trạch 58,8 2,3% 88,2 3,5%

Từ đó có thể thấy rằng người dân địa phương đang ngày một quan tâm tới gây trồng và phát triển tre nứa.

Các giá trị khác của tre nứa: Với thế mạnh địa phương có các nhà máy chế biến tại chỗ như: Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Công ty Ván Dăm Thái Nguyên… Các hoạt động như nhân giống, trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm của Luồng, Bương, Mai, Vầu, Nứa… trong khu vực đã làm thay đổi đáng kể cơ cấu ngành nghề và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Đến nay, ở các địa phương diện tích đất trống gần như không còn, hầu hết diện tích đã được phủ xanh chủ yếu bằng các loài trong nhóm tre nứa. Loài được trồng phổ biến ở đây là Luồng, Bương, Mai, Tre gai và một số ít cây lá rộng khác trồng hỗn giao (thông qua các Chương trình và Dự án). Các loài như Bương, Luồng sinh trưởng rất tốt và phát huy tác dụng phòng hộ tốt. Nhờ tác dụng của hệ rễ tre Luồng mà lớp đất mặt dưới rừng tre Luồng được hạn chế mức độ giảm thấp độ xốp và khả năng thấm nước của đất dưới các trận mưa rào. Đồng thời, nhờ có lớp thảm mục dưới rừng tre Luồng, với tác dụng bám giữ đất khá tốt của hệ rễ rừng tre Luồng mà cường độ xói mòn đất dưới rừng tre Luồng rất thấp.

Tre nứa giữ một vai trò quan trọng về mặt kinh tế (thu nhập từ tre nứa) đối với cuộc sống của người dân, đặc biệt là nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo. Ngoài ra, tre nứa còn có vai trò về mặt xã hội và môi trường sinh thái; tạo công ăn việc làm cho người dân, cải thiện đời sống văn hoá tinh thần, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây và phát huy tốt tác dụng phòng hộ đầu nguồn bảo vệ nguồn nước.

4.3 Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của một số loài tre trên một số điều kiện lập địa khác nhau ở tỉnh Thái Nguyên.

4.3.1. Đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre tại xã Linh Thông huyện Định Hóa Định Hóa

Kết quả phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng đất trong địa bàn xã được ghi trong bảng 4.6

Bảng 4.6. Kết quả phân tích phẫu diện đất tại xã Linh Thông, Định Hóa

STT Các chỉ tiêu

pH(KCl) Mùn N% P205% K2O%

A0 4,52 1,81 0,07 0,05 0,48

A1 4,16 1,29 0,04 0,03 0,42

hơi chua, hàm lượng mùn từ 1,29-1,81. Các chỉ tiêu dinh dưỡng đất khác tương đối thấp. Đây là điều kiện tương đối phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của Tre.

Kết quả điều tra cho thấy, các loài tre gặp chủ yếu trong trạng thái rừng IIB của xã bao gồm: Tre gai (Bambusa blumeana J. A. et J. H. Schutes), Vầu đắng (Indosana angustata McClure), măng đắng (Indosana crassiflora McClure), luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D. Z. Li). Các loài tre này được trồng thêm vào rừng tự nhiên và các loài rừng tự nhiên với các loài cây gỗ như: Lim vang, mán đỉa, trám trắng, thành nghạnh, vàng anh. Các loài thường mọc theo cụm từ 5- 12 thân. Tỷ lệ cây non trong lâm phần chiếm 15,4 %, cây vừa 44,6% và cây già chiếm 40%.

Các chỉ tiêu sinh trưởng của các loài tre trong địa bàn xã được ghi trong bảng 4.7

Bảng 4.7. Chỉ tiêu sinh trưởng một số loài tre tại Linh Thông (D1,3>5cm)

Loài Đường kính trung

bình (cm)

Chiều cao trung bình (m) Tỷ lệ cây trung bình và tốt (%) Tre gai 9,67 15,17 100 Vầu đắng 8 13,67 83 Măng đắng 5 5,67 100 Luồng 9,4 16,18 72,7

Qua kết quả tại bảng 4.7 ta thấy, đối với nhưng loài tre gặp tại Linh Thông, tre gai là loài đạt đường kính bình quân cao nhất (9,67 cm). Luồng đạt chiều cao cao nhất là 16,18 m. Tỷ lệ cây trung bình và tốt đạt cao từ 72,7 % tới 100%. Kết quả này cho thấy, các loài tre thích nghi tốt với điều kiện lập địa khu vực này.

4.3.2. Đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre tại xã Tân Dương huyện Định Hóa Định Hóa

Để xác định điều kiện lập địa của khu vực nghiên cứu, mẫu đất được lấy và phân tích tại phòng thí nghiệm đất của trường ĐHNL Thái Nguyên. Kết quả phân tích đất được ghi ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả phân tích phẫu diện đất tại xã Tân Dương, Định Hóa

STT Các chỉ tiêu

pH(KCl) Mùn N% P205% K2O%

A0 4,52 1,81 0,07 0,05 0,48

A1 4,16 1,29 0,04 0,03 0,42

Nhìn vào bảng 4.8 ta thấy, cho thấy hàm lượng mùn ở tầng mặt tương đối cao ở đây. Các chỉ tiêu dinh dưỡng đất ở đây cũng tương đối thấp. Đất hơi chua. Bên cạnh đó lượng mưa trung bình 1.560 mm, độ ẩm cao từ 90% là rất phù hợp với cây tre, thuận lợi trong việc điều tiết khí hậu, nhiệt độ, nguồn nước phù hợp cho cây tre phát triển.

Kết quả điều tra cho thấy, các loài tre gặp chủ yếu trong trạng thái rừng IIB của xã bao gồm: Tre gai (Bambusa blumeana J. A. et J. H. Schutes), mai (Dendrocalamus aff giganteus Munro), măng đắng (Indosana crassiflora

McClure), hóp đá (Bambusa disemulator McClure). Các loài tre này được trồng thêm vào rừng tự nhiên và các loài rừng tự nhiên với các loài cây gỗ như: Hu đen, ba soi, ràng ràng mít, thành nghạnh, chẹo tía, sảng. Các loài tre thường mọc theo cụm từ 4-13 cây, chiếm tới hơn 30% trong tổng số cây điều tra có D1,3 > 5 cm. Tỷ lệ cây non trong lâm phần chiếm 11%, cây vừa 52% và cây già chiếm 37%.

Các chỉ tiêu sinh trưởng của các loài tre trong địa bàn xã được ghi trong bảng 4.9 Nhìn vào Bảng 4.9 trên ta thấy, tại khu vực này Tre gai la loài có đường kính thân và chiều cao lớn nhất, tuy nhiên chất lượng sinh trưởng lại thấp hơn hóp đá và măng đắng (những loài có 100 % cây sinh trưởng từ trung bình tới tốt). Mai là cây có tỷ lệ cây trung bình và tốt thấp nhất chỉ là 66,7 %.

Bảng 4.9. Chỉ tiêu sinh trưởng một số loài tre tại xã Tân Dương (D1,3>5cm)

Loài Đường kính

trung bình (cm)

Chiều cao trung bình (m)

Tỷ lệ cây trung bình và tốt (%)

Tre gai 9,92 15,23 84,6

Hóp đá 9 15,25 100

Măng đắng 5 5,25 100

Mai 8,44 12,67 66,7

4.3.3. Đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre tại xã Yên Trạch huyện Phú Lương Phú Lương

Lượng mưa bình quân năm 1.580 mm nhưng phân bố không đều. Mùa khô từ tháng 11 đến 3 năm sau; Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Lượng mưa tập trung vào tháng 7, 8, 9 từ 1.233 mm chiếm 85 đến 90% lượng mưa cả năm nên thường gây nên ngập úng ở các vùng thấp trũng.

Vào mùa đông có thời tiết gió mùa đông bắc làm cho nhiệt độ xuống thấp100C có nguy hại cho cây trồng, gia cầm, gia súc và sức khoẻ con người. Thời tiết sương muối xuất hiện vào ban đêm và sương mù tháng 12, tháng 01 hàng năm làm hạn chế sinh trưởng của cây trồng. Sương muối, sương giá có thể làm chết hàng loạt cây trồng nông nghiệp,lâm nghiệp.

Bảng 4.10. Kết quả phân tích phẫu diện đất tại xã Yên Trạch

STT Các chỉ tiêu

pH(KCl) Mùn N% P205% K2O%

A0 7,02 2,32 0,14 0,12 0,64

A1 6,86 2,10 0,11 0,08 0,57

Qua kết quả về điều kiện tự nhiên và kết quả phân tích phẫu diện đất tại bảng 4.10 ta thấy, với hàm lượng mùn cao hơn nhiều so với 2 xã nghiên cứu tại huyện Định Hóa. Hàm lượng đạm, lân, kali trong đất cũng tương đối cao, có thể đáp ứng được với sự phát triển của cây tre. Bên cạnh đó lượng mưa trung bình 1.580 mm, độ ẩm cao trên 80% là rất phù hợp với cây tre.

Kết quả điều tra cho thấy, các loài tre gặp chủ yếu trong trạng thái rừng IIB

của xã bao gồm: Tre gai (Bambusa blumeana J. A. et J. H. Schute), Vầu đắng

pachystachys Hsueh et D.Z. Li). Các loài tre này được trồng thêm vào rừng tự nhiên và mọc hỗn giao trong rừng tự nhiên với các loài cây gỗ như: Hu đen, lim vang, máu chó, thôi ba, xoan đào. Các loài tre thường mọc theo cụm từ 5- 15 cây, chiếm tới hơn 40% trong tổng số cây điều tra có D1,3 > 5 cm. Tỷ lệ cây non trong lâm phần chiếm 19,8%, cây vừa 39,6% và cây già chiếm 40,6%.

Các chỉ tiêu sinh trưởng của các loài tre trong địa bàn xã được ghi trong bảng 4.11

Bảng 4.11.Chỉ tiêu sinh trưởng một số loài tre tại xã Yên Trạch (D1,3>5cm)

Loài Đường kính

trung bình (cm)

Chiều cao trung bình (m) Tỷ lệ cây trung bình và tốt (%) Tre gai 8,25 11,5 87,5 Bương phấn 9,56 14,89 100 Vầu đắng 8 15,24 92 Luồng 6,86 11,71 85,7

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tại khu vực này Bương phấn là loài có đường kính thân trung bình và có tỷ lệ sinh trưởng tốt nhất, Vầu đắng là cây có chiều cao trung bình lớn nhất, Luồng là cây có tỷ lệ cây trung bình và tốt thấp nhất chỉ là 85,7 %

4.4. Kết luận chung về đặc điểm sinh trưởng tre giữa các khu vực nghiên cứu

Những kết quả về các chỉ tiêu sinh trưởng của một số loài tre điển hình trong 3 xã nghiên cứu ở mục 4.3, có thể thấy đường kính trung bình của xã đại diện cho 3 vùng có điều kiện sinh trưởng khác nhau cho kết quả sinh trưởng về đường kính và chiều cao của một số loài tre là có sự khác biệt nhưng không phải phải sai khác có ý nghĩa.

0 5 10 15 20 Đƣờng kính (cm) Chiều cao (m) Xã Linh thông Xã Yên Trạch Xã Tân Dƣơng

Hình 4.1. Biểu đồ so sánh kích thước đường kính (cm) và chiều cao(m) cây Tre gai trồng tại 3 vùng nghiên cứu

Như vậy đường kính trung bình cây cao nhất là xã Tân Dương (9.92cm), thấp nhất là xã Yên Trạch (8,25cm). Chiều cao trung bình lớn nhất là xã Tân Dương (15,23m), thấp nhất là xã Yên Trạch (11,5m).

Mỗi khu vực có những loài tre khác nhau, chỉ còn một số loài mọc tự nhiên, một số loài khác được người dân trồng thêm ở bìa rừng. Các loài tre trồng và tre tự nhiên có khả năng sinh trưởng tốt tại cả 3 khu vực nghiên cứu, có tỷ lệ phần trăm cây tốt và trung binh cao. Thấp nhất là trên 60%. Tuy nhiên lượng cây non trong các lâm phần đều ở mức

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre phổ biến tại thái nguyên làm cơ sở lựa chọn loài phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu (Trang 53 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)