Xã Linh Thông huyện Định Hóa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre phổ biến tại thái nguyên làm cơ sở lựa chọn loài phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu (Trang 36 - 38)

Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Hình 3.2 Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng xã Linh Thông huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

- Phía Bắc giáp huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn - Phía Tây giáp huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn - Phía Đông giáp xã Lam Vĩ

- Phía Nam giáp xã Quy Kỳ

Địa hình xã Linh Thông gồm đất đồi núi chiếm 70% diện tích tự nhiên, có

độ cao trên 300 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến

chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh

Đặc điểm thời tiết – Khí hậu thuỷ văn

Xã Linh Thông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm: 23,2oC. Nhiệt độ tối cao là: 33,0oC. Nhiệt độ tối

thấp là: 9,0oC. Lượng mưa trung bình năm: 1.550 mm. Trung bình tháng cao

nhất: 319,4 mm. Trung bình tháng thấp nhất: 4,5 mm. Độ ẩm bình quân năm là 82%. Độ ẩm cao nhất: 89%. Độ ẩm thấp nhất: 77%

Trên địa bàn xã có nhiều con suối nhỏ bắt nguồn từ các khe núi cao, là thượng nguồn của sông Cầu.

Đặc điểm đất đai và thổ nhưỡng

Đất đai xã Linh Thông chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ biến chất và đất Feralit vàng phát triển trên đá mác ma axit. Độ sâu tầng đất trên 40 cm, đất có thành phần cơ giới thị trung bình

Tình hình dân sinh kinh tế xã hội

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Linh Thông là 2.900 ha. Trong đó, diện tích các loại đất như sau:

* Đất nông nghiệp: 158 ha

- Đất trồng cây hàng năm: 135 ha - Đất trồng cây lâu năm: 23 ha.

* Đất lâm nghiệp: 2.097 ha * Đất thổ cư và đất khác: 645 ha

Linh Thông là một xã nghèo của huyện Định Hóa gồm 13 thôn, trong đó số hộ nghèo là 240 hộ/ tổng số hộ là 678 hộ. Mức độ đói nghèo xã còn nhiều khó khăn, thời gian gần đây xã đã giảm được tỷ lệ đói nghèo nhưng vẫn ở mức cao Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 35%. Nguồn thu nhập chính chủ yếu là nông, lâm nghiệp ( Trồng rừng ), chăn nuôi kinh tế hộ gia đình, dịch vụ vừa và nhỏ, mức thu nhập còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Cuộc sống của nhân dân chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp, sản phẩm chưa được đa dạng phong phú và có giá trị kinh tế chưa cao.

Thu nhập từ nông nghiệp chiếm 70%. Chủ yếu là sản xuất cây lương thực. Còn lại là các ngành nghề khác như dịch vụ, tiểu thương, khai khoáng …. Xã có tổng số 678 hộ với 2.990 nhân khẩu. Thành phần dân tộc gồm có 8 dân tộc anh em chung sống đó là: Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao

Cơ sở hạ tầng

Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông gồm các tuyến đường liên xóm và đường nội thị đã rải nhựa tương đương đường cấp VI miền núi đi lại thuận lợi. Còn các đường liên thôn chủ yếu là đường đất và đường cấp phối nhỏ. Xã đã có trường học, trạm, trạm y tế. Tới nay đã có 95% số hộ có điện và 50% số hộ được sử dụng nước sạch.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre phổ biến tại thái nguyên làm cơ sở lựa chọn loài phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)