Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng phục vụ cho hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng mhb chi nhánh hải dương (Trang 66 - 73)

Tiếp tục thực hiện đổi mới công nghệ Ngân hàng vì công nghệ ngân hàng chính là đòn bẩy của sự phát triển, là điều kiện để NH hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu quản lý và tăng cường sức cạnh trạnh của Ngân hàng. Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ giúp cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, công tác lập kế hoạch, xây dựng chính sách tín dụng cũng có hiệu quả hơn.

Hiện nay, các Ngân hàng đứng trước nhu cầu đổi mới, trước hết là đổi mới về trang thiết bị máy móc sử dụng trong Ngân hàng, và đầu tiên là ưu tiên đổi mới hệ thống mạng máy tính, bổ sung các công nghệ hiện đại, hỗ trợ các giao dịch điện tử cho cỏc mỏy ATM, cỏc mỏy POS, giao dịch Ngân hàng qua Internet, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ. Tiếp tục sử dụng hệ thống Core – banking một dự án sẽ làm thay đổi rất lớn về công nghệ, qui trình giao dịch của MHB.

Đầu tư mua sắm, bổ sung trang thiết bị phần cứng, phần mềm cho Ngân hàng. Ngân hàng có thể đặt hàng các công ty tin học trong và ngoài nước nhằm hoàn thiện hơn nữa phần mềm sử dụng trong công việc giúp cho các cán bộ thực hiện công việc một cách chính xác, nhanh chóng, an toàn và đem lại hiệu quả cao.

Ngân hàng cần cập nhật thường xuyên các thông tin về sự đổi mới công nghệ Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng trong và ngoài nước để có sự tiếp thu, kế thừa, thích ứng một cách hợp lý và đem lại hiệu quả cao.

Tạo điều kiện cho các cán bộ nhân viên trong Ngân hàng có khả năng, cùng với các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá để tìm ra một công nghệ phù hợp với Ngân hàng MHB để có một công nghệ phục vụ riêng cho Ngân hàng.

3.3.Một số kiến nghị 3.3.1. Đối với chính phủ.

- Mọi hoạt động trong nền kinh tế đều chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Các chính sách của Nhà nước trong mỗi giai đoạn có thể tạo môi trường thuận lợi để ngành này phát triển nhưng cũng lại hạn chế sự phát triển của ngành khác, tùy theo mục tiêu phát triển của cấp lãnh đạo trong thời kỳ đó. Do vậy, mỗi chủ trương chính sách của nhà nước khi ban hành cần có sự phối hợp đồng thuận giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan.

- Nhà nước cần phải tạo lập một hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách ổn định, hợp lý. Nhà nước có định hướng chính sách thống nhất đồng bộ về lĩnh vực hoạt động của ngành ngân hàng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn.

- Tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật, đặc biệt là Bộ Tài Chính cần tích cực hướng dẫn, giám sát các doanh nghiệp thực thi chế độ hạch toán kế toán, tránh tình trạng các doanh nghiệp đưa ra các thông tin tài chính sai lệch ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng trong việc đánh giá doanh nghiệp cũng như giám sát các khoản vay sau khi giải ngân. Đồng thời, nhà nước cần tăng cường thực hiện chế độ kiểm toán các doanh nghiệp theo định kỳ hoặc là khi có yêu cầu, qui định rừ trỏch nhiờm của các bộ, ngành có liên quan; tiến hành xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp.

- Củng cố lại hệ thống tài chính tiền tệ nhằm nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống tài chính tiền tệ là nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế. Sự yếu kém của nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống Ngân hàng, có thể là mầm mống của sự khủng hoảng kinh tế. Hơn nữa, hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO, vì vậy nhà nước cần phải sửa đổi và ban hành các văn bản pháp lý phù hợp với nền kinh tế thế giới.

- Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn bỏ vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh, cú các phương án đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thay thế cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Mọi quyết định của Nhà nước đưa ra cần được cân nhắc kỹ lưỡng, tránh tình trạng quyết định mới đưa ra lại không

phù hợp với tình hình thực tế của các doanh nghiệp, rồi lại vội vàng điều chỉnh, sửa đổi liên tục gây tâm lý hoang mang cho các doanh nghiệp.

- Hiện nay, dư nợ trung dài hạn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp Nhà nước. Do vậy, Chính phủ cần có thái độ dứt khoát trong việc rà soát, sắp xếp lại các doanh ngiệp Nhà nước, chỉ giữ lại các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và các doanh nghiệp mà Nhà nước thực sự cần phải quản lý để đảm bảo chức năng định hướng nền kinh tế, đẩy nhanh cổ phần hóa nhằm tăng cường hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, Nhà nước cần ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận vốn vay của Ngân hàng.

- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn hàng tử bên ngoài đưa vào để ngăn chặn hàng nhập lậu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sản phẩm sản xuất trong nước. Đây là một vấn đề nhức nhối nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt.

- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán của Việt Nam tạo kênh huy động vốn dài hạn cho các doanh nghiệp, cho phép các Ngân hàng mua bán các chứng chỉ tiền gửi dài hạn của ngân hàng. Đồng thời, chính phủ nên cho phép các NHTM lớn được phép phát hành trái phiếu gọi vốn từ nước ngoài. - Thành lập công ty bảo hiểm tiền gửi nhằm tạo niềm tin cho người gửi tiền, khuyến khích người dân gửi tiền dài hạn vào ngân hàng. Đồng thời thành lập một tổ chức chuyên mua bán nợ để giúp đỡ các Ngân hàng xử lý các khoản nợ không lành mạnh, các tài sản thế chấp.

3.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước

- NHNN có chức năng rất quan trọng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các ngân hàng, là trung tâm thanh toán quốc gia, điều hành thị trường tiền tệ. Do vậy, để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng cần phải đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN từ trung ương đến chi nhánh theo hướng tinh gọn và hiện đại, đảm bảo cho NHNN gánh vác trọng trách trong việc tạo lập môi trường hoạt động thông thoáng và thuận lợi cho các NHTM.

- Xõy dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường trên cơ sở thiết lập chính sách tiền tệ với cơ chế truyền tải thích hợp và mục tiêu được lượng hóa để đáp ứng được bước chuyển giai đoạn của nền kinh tế thị trường. - Công tác thanh tra của NHNN rất có hiệu quả đối với hoạt động của hệ thống Ngân hàng, vừa phát hiện kịp thời, vừa xử lý những sai sót đồng thời thấy được những điểm chưa hợp lý trong hệ thống văn bản pháp quy của NHNN, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý. Vì vậy, cần cải cách toàn diện hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế về phát hiện hệ thống Ngân hàng Việt Nam và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát NH.

- Tiếp tục hiện đại hệ thống thanh toán nhằm tăng cường tính tiện ích của dịch vụ NH cung cấp, tăng nhanh tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua NH, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, và hiệu quả hoạt động của NH, NHNN có thể kiểm soát được lượng tiền trong lưu thông và giảm thiểu rủi ro tài chính.

- Bảo đảm thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho hệ thống NH hoạt động bao gồm thông tin về doanh nghiệp và thông tin có tính chất định hướng cho hoạt động của NHTM. Do đó, NHNN cần nâng cao năng lực hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) – tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc NHNN, để tạo một kênh thông tin tin cậy, đóng góp tích cực trong công tác quản lý của NHNN cũng như đảm bảo hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần vào ổn định hệ thống NH. CIC có sứ mệnh hỗ trợ tổ chức cấp tỡn dụng mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của khách hàng vay, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

- NHNN cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật, để hạn chế những bất cập, tránh sự không đồng bộ, chồng chéo gây cản trở đến hoạt động kinh doanh của các NH. NHNN cần ban hành các văn bản mới nhằm nới lỏng sự hoạt động của hệ thống NH và phù hợp với sự thay đổi cơ chế, cần tăng quyền tự chủ cho các NHTM, các chi nhánh NHTM.

Chi nhánh NH MHB Hải Dương là một chi nhánh của NH MHB TW, do đó hoạt động của Chi nhánh chịu sự quản lý sát sao và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của NH MHB TW, những thay đổi trong các quy định của MHB sẽ lập tức được các chi nhánh thực hiện và điều chỉnh theo. Trong đó có những quy định liên quan đến hoạt động tín dụng của NH cũng như tương lại phát triển hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Chi nhánh MHB Hải Dương, em xin một số kiến nghị với NH MHB TW như sau:

- NH MHB TW cần tăng cường quyền tự chủ cho chi nhánh trong hoạt động nói chung và trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng để nhằm mở rộng hoạt động của chi nhánh, nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh so với các NH khỏc trờn địa bàn.

- Tăng cường thông tin tín dụng cho các chi nhánh trong hệ thống MHB: NH MHB là NH có hệ thống thông tin tín dụng khá tốt, nhưng không phải ở tất cả các chi nhánh đều như vậy. NH MHB với ưu thế hơn so với các chi nhánh trong việc thu thập, phân tích, xử lý các thông tin tín dụng trung – dài hạn nên NH MHB TW cần cung cấp thêm cho các chi nhánh của mình về hoạt động của ngành như lợi nhuận bình quân, thông tin về trình độ khoa học công nghệ của ngành, các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, các mối quan hệ của khách hàng với các chi nhánh khác trong và ngoài hệ thống để tăng thêm thông tin cần thiết giỳp cỏc chi nhánh của NH MHB định hướng và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn.

- MHB cần tăng cường hỗ trợ về công nghệ kỹ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng cho Chi nhánh MHB Hải Dương, tạo điều kiện cho chi nhánh nhanh chóng hiện đại hóa hoạt động của mình và từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, trong đó có tín dụng trung – dài hạn, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của NH trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Cần hoàn thiện và bổ sung cơ chế, chính sách, quy chế làm việc, quyền lợi và nghĩa vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng, có chính sách ưu đãi cho các cán bộ tín dụng về thu nhập, phương tiện đi lại. Đồng thời thường xuyên quan tâm,

động viên, khuyến khích, khen thưởng các cán bộ tín dụng giỏi. Chính điều đó góp phần đáng kể trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng.

- Tăng cường công tác huy động vốn trung – dài hạn bằng cách phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…giỳp cho chi nhánh MHB Hải Dương nói riêng và NH MHB TW nói chung có nguồn vốn lớn để đầu tư vào tín dụng trung – dài hạn. NH MHB cần cú cỏc chính sách khuyến khích các chi nhánh mở rộng, đa dạng hóa các hình thức cho vay trung – dài hạn.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên trong ngành NH. Để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống, NH MHB Việt Nam cần quan tâm bồi dưỡng không chỉ các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các chi nhánh mà còn cần phải thường xuyên tập huấn, đào tạo và đào tạo lại kiến thức, trình độ chuyên môn cho các cán bộ có năng lực, triển vọng tại các Chi nhánh trong cùng hệ thống.

NH MHB có thể mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại chỗ; mời các chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng NH để tổ chức nhiều buổi hội thảo về chuyên đề tín dụng để tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm công tác, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, NH MHB cũng có thể hỗ trợ kinh phí để cử các cán bộ đi học ở trong nước và nước ngoài. Đồng thời, NH cần cung cấp đầy đủ các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật, quy chế hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn, các quy định khác có liên quan cho các chi nhánh để các cán bộ nhân viên trong chi nhánh tự nghiên cứu, trau dồi kiến thức, nâng cao nghiệp vụ.

KẾT LUẬN

Tín dụng trung và dài hạn trong thời gian qua đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với các NHTM cũng như đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Bởi vậy, việc củng cố hoàn thiện và nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn là một vấn để đòi hỏi các Ngân hàng phải thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. Nó có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh cũng như sự tồn tại và phát triển của NH.

Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động tín dụng trung và dài hạn của NH MHB chi nhánh Hải Dương, em nhận thấy Ngân hàng đó có những chuyển hướng tích cực trong công cuộc đổi mới. Tổng dư nợ trung và dài hạn của NH MHB Hải Dương đều tăng nhanh qua các năm, khách hàng không chỉ là các doanh nghiệp quốc doanh mà cũn cú cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngân hàng rất chú trọng công tác kiểm tra xét duyệt trước khi quyết định cho vay, theo dõi chặt chẽ các khoản cho vay để hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn cho các khoản vay trung dài hạn.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì Chi nhánh vẫn còn những tồn tại và hạn chế nhất định. Khả năng cho vay của NH còn nhỏ bé so với nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp. NH chưa đa dạng hóa được các hình thức cho vay TDH, chủ yếu là cho vay theo dự án đầu tư. Những tồn tại và hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Vì thế, để tạo dựng được vị thế, uy tín trên con đường đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế thì NH cần phải có sự nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao chất lượng của các khoản cho vay TDH để đáp ứng ngày được nhu cầu vay vốn TDH ngày càng lớn của nền kinh tế. Ngoài ra, NH cũng cần có sự phối hợp đồng bộ với các cấp, các ngành có liên quan để tạo một hành lang vững chắc cho NH trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng trung và dài hạn của mình.

Do hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu cũng như về mặt kiến thức và chưa có kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất

Một phần của tài liệu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng mhb chi nhánh hải dương (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w