nhánh Hải Dương.
2.2.1. Tình hình cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh.
Bảng 4: Quy mô tín dụng trung dài hạn
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Số tiền So với 2009 Số tiền So với 2010 ST % ST %
Doanh số cho vay TDH 112.589 136.212 23.623 20,98 110.796 -25.416 -18,66 Doanh số thu nợ TDH 110.24 5 113.68 2 3.437 3,12 120.78 4 7.102 6,25 Dư nợ TDH 114.83 6 137.366 22.53 0 19,62 127.37 8 -9.988 -7,27
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 đến 2011 của NH MHB Hải Dương).
Qua bảng trên cho thấy doanh số cho vay của NH tăng không đồng đều qua các năm: năm 2009 đạt 112.589 triệu đồng, năm 2010 là 136.212 triệu đồng,
doanh số cho vay chỉ đạt 110.796 triệu đồng, giảm 25.416 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 18,66%. Điều này là do trong năm 2011 là năm tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, cuộc chạy đua lãi suất giữa các NH đã đẩy lãi suất cho vay lên cao, có khi lên tới hơn 23% nờn các khách hàng khó có thể chịu được mức lãi suất cao như vậy, làm cho doanh số cho vay của NH giảm xuống.
Trong khi doanh số cho vay có xu hướng giảm xuống thì doanh số thu nợ của chi nhánh lại có xu hướng tăng lên: năm 2009 là 110.245 triệu đồng, năm 2010 là 113.682 triệu đồng tăng 3.437 triệu đồng (3,12%) so với năm 2009, năm 2011 đạt 120.784 triệu đồng tăng 7.102 triệu đồng (6,25%) so với năm 2010. Tuy lượng tăng doanh số thu nợ còn nhỏ nhưng đã cho thấy sự cố gắng của chi nhánh trong công tác đôn đốc, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, từ đó hạn chế được cỏc nhúm nợ xấu, NH sẽ tránh được rủi ro từ những khoản cho vay, đảm bảo an toàn cho vốn TDH.
Dư nợ TDH cũng đang bị giảm xuống, năm 2009 là 114.836 triệu đồng; năm 2010 là 137.366 triệu đồng, tăng 22.530 triệu đồng so với năm 2009; đến năm 2011 đạt 127.378 triệu đồng, giảm 9.988 triệu đồng. Việc giảm dư nợ TDH trong năm 2011 là điều hoàn toàn phù hợp với tình hình của nền kinh tế lúc đó cũng như phù hợp với chủ trương của NHNN. NH đã thực hiện theo chủ trương của Nghị quyết số 11/NQ-CP của chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Để thực hiện được mục tiêu này thì một trong những giải pháp được thực hiện đó là NHNN đã chủ trì, phối hợp cùng với các Bộ, ngành, chính quyền địa phương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát, điều hành và kiểm soát để đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%. Khi dự kiến lạm phát có thể cao trong tương lai thì tâm lý khách hàng là muốn được vay vốn NH để hưởng lợi vì khi lạm phát cao thì người vay sẽ có lợi và người gửi thiệt. Tuy nhiên họ cũng vẫn tính toán xem liệu tỷ lệ lạm phát có bị đẩy lên cao hay được kiềm chế, đồng thời NH cũng bị khống chế tăng trưởng tín dụng nên dư nợ
TDH có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, nguồn vốn của NH chủ yếu lại là vốn ngắn hạn. Nguyên nhân là do trong thời gian qua tỷ lệ lạm phát tăng cao (tỷ lệ lạm phát năm 2010 là hơn 11,75%, năm 2011 là 18,6%) khiến cho tâm lý của người dân không muốn giữ tiền trong dài hạn, và trong khi chưa chọn lựa được hướng đầu tư phù hợp thì họ chọn phương án là gửi tiền vào NH và luôn chọn kỳ hạn ngắn. Điều đó làm cho NH khó khăn trong việc huy động vốn dài hạn, dẫn đến hạn chế nguồn vốn cho vay trung dài hạn, và NH cũng chỉ sử dụng một phần nhỏ trong vốn ngắn hạn để cho vay TDH nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản. Không chỉ do tâm lý của người gửi tiền mà còn do trong thời gian qua NH vẫn còn dè dặt trong hoạt động trung dài hạn để tránh rủi ro lãi suất. Như vậy, căn cứ vào tình hình nguồn vốn huy động, tránh rủi ro lãi suất nên NH đã giảm cho vay TDH.
Tóm lại, quy mô tín dụng trung dài hạn của NH trong thời gian qua là phù hợp. Tuy nhiên, trong thời gian tới khi tình hình kinh tế được ổn định, lạm phát được kiềm chế, lãi suất huy động có xu hướng giảm thì NH nên mở rộng cho vay TDH để đáp ứng được nhu cầu vốn TDH của nền kinh tế, góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
Bảng 5: Cơ cầu cho vay TDH theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT( %) Dư nợ trung, dài hạn 114.836 100 137.366 100 127.378 100
Doanh nghiệp 34.450 30 46.704 34 45.856 36
Cá nhân, hộ gia đình 80.386 70 90.662 66 81.522 64 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 đến 2011 của NH MHB Hải Dương).
Dựa vào số liệu trên có thể thấy trong tổng dư nợ TDH thì cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình qua các năm đều chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay đối với doanh nghiệp, cụ thể năm 2009 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp chiếm 30%, cho vay cá nhân, hộ gia đình chiếm 70%; năm 2010 tỷ trọng lần lượt là 34% và
66%; đến năm 2011 là 36% và 64%. Tuy tỷ trọng cho vay cá nhân, hộ gia đình cao hơn tỷ trọng cho vay doanh nghiệp trong tổng dư nợ TDH nhưng tỷ trọng cho vay doanh nghiệp đã có xu hướng tăng. Đây là một dấu hiệu tốt đối với các doanh nghiệp. Chi nhánh chủ yếu cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay đầu tư theo dự án. Các doanh nghiệp đã có cơ sở vật chất, họ tự đầu tư các trang thiết bị, máy móc, khi đó họ thiếu vốn lưu động nên Chi nhánh cho doanh nghiệp vay bổ sung vốn lưu động, cho vay TDH nhỏ. Bên cạnh đó, trong thời gian qua tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất, hạn chế đầu tư các tài sản cố định. Khách hàng cá nhân, hộ gia đình đóng vai trò là phân khúc khách hàng hoạt động tín dụng của NH. NH cho các cá nhân, hộ gia đình vay để sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, đầu tư trang trại; xây dựng, mua sắm nhà cửa và mua máy móc, trang thiết bị sử dụng trong sản xuất. Bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm truyền thồng vốn là thế mạnh của MHB, NH cũng đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm khác nhằm hỗ trợ tối đa cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn tại NH.
Trong thời gian tới, khi nền kinh tế ổn định, lãi suất cho vay giảm thì NH nên đầu tư cho các doanh nghiệp để họ trang bị các máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tức là NH nên tăng tín dụng trung dài hạn cho các doanh nghiệp.
2.2.2. Chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh.
Bảng 6: Tình hình nợ quá hạn cho vay trung dài hạn
Đơn vị tính: triệu đồng
2009 2010 2011 2010/ 2009 2011/ 2010 1.NQH TDH 11.609 11.011 10.050 -598 -961 2.Dư nợ TDH 114.836 137.366 127.378 22.530 -9.988 3.% NQH TDH 10,11 8,02 7,89 -2,09 -0,13 4. % NQH chi nhánh 4,25 3,26 2,67 -0,99 -0,59
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 đến 2011 của NH MHB Hải Dương).
Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh rõ nét tính an toàn của hoạt động cho vay của Ngân hàng. Đặc biệt, đối với hoạt động rủi ro cao như cho vay TDH thì tỷ lệ này càng được quan tâm, xem xét một cách thận trọng, tỉ mỉ. Bởi vậy, công tác quản lý nợ quá hạn là vấn đề luôn được NH MHB Hải Dương quan tâm theo dõi chặt chẽ và có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.
Qua bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ NQH của chi nhánh giảm qua các năm: năm 2009 là 4,25%; năm 2010 giảm xuống còn 3,26%; năm 2011 chỉ còn 2,67%. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh ngày càng được cải thiện, công tác đôn đốc thu hồi nợ quá hạn của Ngân hàng được chú trọng, và đang hoạt động có hiệu quả, mức độ an toàn vốn của NH dần được nâng lên.
Nợ quá hạn TDH của chi nhánh qua các năm giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2009 nợ quá hạn TDH là 11.069 triệu đồng với tỷ lệ nợ quá hạn TDH là 10,11%; năm 2010 nợ quá hạn TDH là 11.011 triệu đồng với tỷ lệ nợ quá hạn TDH là 8,02%; đến năm 2011 nợ quá hạn TDH giảm xuống còn 10.050 triệu đồng với tỷ lệ nợ quá hạn TDH là 7,89%. Chi nhánh cho vay TDH ít, nhưng qua tỷ lệ nợ quá hạn TDH cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn chủ yếu tập trung ở TDH, tỷ lệ nợ quá hạn Ngắn hạn không nhiều, NH cần có giải pháp để giảm tỷ lệ nợ quá hạn TDH. Năm 2008 NH MHB chi nhánh Hải Dương chủ yếu là cho các doanh nghiệp, cá nhân vay để đầu tư vận tải thủy, tàu sông chở than xuất khẩu sang Trung Quốc. Các con tàu vừa là đối tượng đầu tư, vừa là tài sản thế chấp tại Ngân hàng. Năm 2008 chính là một năm phát triển của ngành vận tải thủy, giá của sắt thép tăng cao nờn cỏc con tàu được NH định giá cao. Nhưng sang đầu năm 2009, việc ngừng xuất khẩu than sang nước Trung Quốc đã làm
cho ngành vận tải bị đình trệ, cùng với đó là giá sắt thép giảm mạnh làm cho giá nguyên vật liệu đầu vào giảm, từ đó dẫn đến các con tàu được chủ tàu dùng làm tài sản thế chấp để vay vốn tại NH không chỉ giảm mặt giá trị sử dụng mà còn giảm về mặt giá trị. Điều đó khiến cho các chủ tàu không có khả năng trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Đó là nguyên nhân dẫn đến năm 2009 phát sinh nợ quá hạn TDH và tỷ lệ nợ quá hạn TDH khá cao (10,11%). NH đã phải xử lý một phần rủi ro bằng cách xử lý các con tàu, xử lý các tài sản thế chấp khác của khách hàng, sử dụng đến nguồn dự phòng rủi ro. Bên cạnh đó, NH còn thực hiện miễn giảm lãi cho các KH, hỗ trợ cho họ trong giai đoạn khó khăn. Bước sang năm 2010, 2011 tỷ lệ nợ quá hạn TDH đã giảm rõ rệt. Đây là một kết quả đáng mừng, cho thấy sự cố gắng của chi nhánh trong công tác đôn đốc thu hồi nợ quá hạn.
Qua tình hình nợ quá hạn TDH cho thấy NH đã thực hiện nghiêm túc các quy định của NHNN về quy chế cho vay, quy chế đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, NH đó cú sự nỗ lực lớn trong việc kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các khoản vay, tích cực thu hồi các khoản nợ quá hạn,…Đặc biệt thực hiện đề án tái cơ cấu lại MHB, nợ quá hạn đã được bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro, dư nợ quá hạn cho theo dõi ngoại bảng để làm sạch bảng cân đối kế toán. Đây không phải là xóa nợ cho khách hàng mà đó vẫn là khoản phải thu. Đồng thời, MHB Hải Dương đã thường xuyên đề xuất các biện pháp xử lý thu hồi nợ trình NH MHB TW đối với từng khoản nợ khác nhau để thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn TDH.
NQH xảy ra chủ yếu là do sự suy giảm kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế trong nước, gây khó khăn cho hệ thống NH. Đồng thời, do Chi nhánh chưa tập trung chú trọng vào việc phân khúc thị trường, một số nhân viên tín dụng chưa có kinh nghiệm thẩm định, đánh giá tiềm năng của khách hàng vay, kỹ thuật phân tích thông tin còn hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới, khi nguồn vốn tăng trưởng tốt, lãi suất có xu hướng giảm thì NH MHB Hải Dương nên tích cực thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn bằng nhiều biện pháp như xử lý tài sản thế chấp, một
phần là xử lý bằng quỹ dự phòng, thu hồi nợ bằng nguồn thu nhập của KH, động viên khách hàng trả nợ, cơ cấu lại nợ khi thấy KH có phương án sản xuất kinh doanh có khả năng trả nợ, giúp KH tháo gỡ khó khăn,…; đẩy mạnh cho vay TDH bằng cách tìm kiếm các dự án cho vay TDH có hiệu quả để giảm tỷ lệ nợ quá hạn TDH trong mức cho phép, từ đó giúp cải thiện chất lượng tín dụng TDH.
Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Theo đó, việc phân loại nợ đã đánh giá một cách chính xác hơn về chất lượng tín dụng và khả năng thu hồi các khoản nợ.
Bảng 7: Tình hình nợ xấu TDH Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/ 2009 So sánh 2011/ 2010 1. Dư nợ TDH 114.836 137.366 127.378 22.530 -9.988 -Nhóm 1 96.645 118.134 109.997 21.489 8.137 -Nhóm 2 5.124 6.855 6.054 1.731 -801 -Nhóm 3 9.647 8.643 7.159 -1004 -1484 -Nhóm 4 2.610 2.799 3.077 189 278 -Nhóm 5 810 935 1.091 125 156 2.Nợ xấu TDH (= 3+4+5) 13.067 12.377 11.327 -690 -1050 3.% nợ xấu 11,39 9,01 8,89 -2,38 -0,12
TDH
4.% nợ xấu chi nhánh
4,55 3,54 2,85 -1,01 -0,69
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 đến 2011 của NH MHB Hải Dương).
Chỉ tiêu nợ xấu đã phản ánh chất lượng tín dụng cũng như khả năng thu hồi các khoản nợ một cách sát thực hơn so với chỉ tiêu nợ quá hạn. Nợ xấu bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, một Ngân hàng nếu để tỷ lệ nợ xấu cao thì sẽ cực kỳ nguy hiểm, chứa đựng nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động. Nếu tỷ lệ nợ xấu cao thì không chỉ phản ánh chất lượng tín dụng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng do phải trích lập dự phòng rủi ro sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận. NH càng duy trì tỷ lệ nợ xấu càng thấp càng tốt, chứng tỏ chất lượng tín dụng của NH được nâng lên rõ rệt. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 dẫn đến nhiều hệ lụy, gây khó khăn cho các khách hàng trong việc trả nợ cho NH. Tuy nhiên, trong thời gian qua với sự sát sao chỉ đạo của ban giám đốc cùng với sự cố gắng hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên tỷ lệ nợ xấu đã được giảm qua các năm: năm 2009 là 4,55%, năm 2010 còn 3,54% và năm 2011 là 2,85%. Đây là một kết quả đáng mừng trong hoạt động tín dụng của NH.
Tỷ lệ nợ xấu TDH của NH được giảm qua các năm từ 11,39% năm 2009 xuống còn 9,01% năm 2010 và còn 8,89% năm 2011. Qua các con số này cho thấy nợ xấu chủ yếu tập trung ở cho vay trung dài hạn.Năm 2008 NH đã cho nhiều khách hàng vay vốn đầu tư phương tiện vận tải thủy, tàu sông với thời hạn 5 năm, như vậy có nghĩa là đến năm 2013 khách hàng mới phải tất toán khoản nợ vay. Nhưng đến năm 2009 ngành vận tải thủy gặp phải khó khăn, ngừng xuất khẩu than sang Trung Quốc, giá sắt thép giảm làm cho các con tàu là vừa đối tượng đầu tư vừa là tài sản thế chấp giảm cả về giá trị sử dụng và giá trị, giá xăng dầu tăng, cước phí vận chuyển thấp, bên cạnh đó chủ hàng nợ đọng