Là một bộ phận trong nền kinh tế nên sự tồn tại và phát triển của NH cũng như doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trưởng này. Môi trường kinh tế dù biến động theo chiều hướng tốt hay xấu cũng đều tác động đến hiệu quả của NH và doanh nghiệp. Trong điều kiện quốc tế hóa mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động của các NH và doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà còn chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế thế giới, đăc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Những tác động của môi trường kinh tế gây ra như sự biến động về tỷ giá, lãi suất, nhu cầu thị trường, lạm phỏt,…ảnh hưởng trực tiếp đến NH làm giảm thu nhập của NH, gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng chất lượng tín dụng.
Môi trường chính trị xã hội
Sự ổn định của môi trường chính trị xã hội là tiêu chí quan trọng để các nhà đầu tư đưa ra quyết định. Nếu môi trường này ổn định thỡ cỏc nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn trong việc mở rộng đầu tư, đầu tư lâu dài, và do đó nhu cầu về vốn TDH cũng tăng lên. Ngược lại, nếu môi trường bất ổn sẽ khiến họ e ngại và chỉ duy trì ở mức tái sản xuất giản đơn để đảm bảo an toàn vốn, hạn chế rủi ro. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quy mô tín dụng của NH, chủ yếu sẽ là cỏc mún vay ngắn hạn, nhu cầu vay vốn TDH giảm sút. Hơn nữa, sự không ổn định về chính trị sẽ dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của NH.
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các chủ thể trong xã hội. Các văn bản pháp lý có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn hoạt động tín dụng của NH, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các NH, giúp NH xử lý các tranh chấp trong hoạt động tín dung. Đồng thời, môi trường pháp lý cũng có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nờn nó tác động đến nhu cầu vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý không chặt chẽ, nhiều khe hở, thiếu sự ổn định sẽ làm cho các doanh nghiệp yếu kém làm ăn bất
chính, lừa đảo lẫn nhau, lừa đảo NH; làm cho các nhà đầu tư trung thực e ngại, không dám mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, do đó hạn chế nhu cầu vốn tín dụng của NH. Vì vậy, một môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, ổn định, lành mạnh là cơ sở để NH nâng cao chất lượng tín dụng của mình.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHO VAY TDH TẠI NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG.
2.1. Khái quát về NH MHB chi nhánh Hải Dương
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NH MHB Hải Dương
Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) là một trong 5 NHTM Nhà nước tại Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 769/TTg ngày 18 tháng 09 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ với vốn điều lệ là 3055 tỉ đồng, và được xếp hạng doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Ngân hàng MHB chính thức đi vào hoạt động vào năm 1998 với hội sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngân hàng MHB được đánh giá minh bạch, an toàn nhất trong số các tổ chức tín dụng quốc doanh mới thành lập năm 1997. Sau hơn 10 năm hoạt động MHB đã phát triển một mạng lưới rộng khắp cả nước, là một trong bảy ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với gần 220 chi nhánh và cỏc phũng giao dịch trải rộng khắp trên 32 tỉnh thành phố lớn từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội cho tới Cà Mau. MHB duy trì và phát triển mối quan hệ đại lý với khoảng 300 ngân hàng nước ngoài tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Uy tín của MHB đã dần được khẳng định trong nước cũng như ngoài nước, MHB cũng luôn nhận được các nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng thế giới (MB), Quỹ Phát triển Pháp (AFD). Thành quả của sự nỗ lực của từng thành viên ngân
hàng suốt chặng đường từ khi thành lập đã được đánh dấu bằng sự kiện MHB vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng 3 vào tháng 8 năm 2003 và huân chương lao động hạng nhì vào ngày 5/4/2008 do Chủ tịch nước trao tặng cho toàn hệ thống, chứng nhận thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do ACNielsen Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp, chứng nhận là ngân hàng xuất sắc trong thanh toán quốc tế và quản lý tiền tệ hai năm liền do tập đoàn tài chính toàn cầu HSBC cấp. Tính đến 31/10/2010, tổng tài sản của MHB đạt gần 51.400 tỷ đồng (tương đương 2,5 tỉ USD), tăng gấp 171 lần so với ngày đầu thành lập.
MHB – Hải Dương là chi nhánh cấp 1 thuộc Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, thành lập theo QĐ 72/2004/QĐ – NHN – HĐQT, ngày 26/7/2004 của Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng MHB; theo công văn số 309/CV – UB ngày 28/04/2004 “V/v chấp thuận mở chi nhánh Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long tại Hải Dương” do chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cấp, giấy phép kinh doanh số 0416000004 ngày 23/8/2004 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hải Dương cấp. Ngân hàng MHB chi nhánh Hải Dương có trụ sở đặt tại 27 Đại Lộ Hồ Chí Minh – Thành phố Hải Dương – một trung tâm kinh tế của tỉnh Hải Dương. Sau 7 năm hoạt động Ngân hàng MHB Hải Dương đã trở thành một địa chỉ thân quen với khách hàng là các DNNN, DNTN, Công ty cổ phần, công ty TNHH, hợp tác xã và các cá nhân trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đặc biệt là với các tổ chức tài chính tín dụng trong tỉnh. Là một NHTM đa năng, MHB – Hải Dương đã cung ứng đầy đủ và phong phú, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống cũng như các dịch vụ mới với công nghệ ngân hàng hiện đại, và đặc biệt còn góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.
2.1.2. Mụ hình cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của NH MHB chi nhánh Hải Dương.
Ngân hàng MHB chi nhánh Hải Dương có cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ, liên hệ mật thiết với cỏc phũng giao dịch khác của chi nhánh. Mỗi phòng, ban trong
chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, được tổ chức rất linh hoạt và có hiệu quả, đảm bảo sự thống nhất, an toàn từ trên xuống dưới, và đều có trách nhiệm làm tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như các chế độ, thể lệ của ngành.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG
Với một bộ máy tổ chức như vậy NH MHB đã và đang phát triển theo đúng đường lối đã vạch ra. Trong tháng 6/2009 cùng nhiều NH khác, MHB đang bắt đầu triển khai hệ thống Corebanking (ngân hàng cốt lõi) để quản lý cơ sở dữ liệu tập chung – một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng,…nhằm mục tiêu hiện đại hóa ngân hàng, thực hiện nối mạng giữa chi nhánh và cỏc phũng giao dịch cấp một với hội sở, mọi hoạt động của ngân hàng đều được theo dõi và quản lý sát sao tạo
Giám đốc Phó giám đốc BP Marketing PKTNQ PKTNB PNV PHCNS PQLRR 8PGD PKD
được sự phối hợp đồng bộ để đi đến thống nhất trong hoạt động của hệ thống. Nhờ cách bố trí và quản lý này mà Ngân hàng hoạt động hiệu quả cao và ít gặp rủi ro hơn.
Về nhân sự, hiện nay ngân hàng MHB – chi nhánh Hải Dương gồm 116 cán bộ công nhân viên với độ tuổi trung bình là 29 tuổi. Trong đó:
- Trình độ sau Đại học là: 5 đồng chí, chiếm 4,31%. - Trình độ Đại học là: 100 đồng chí, chiếm 86,21%. - Trình độ Cao đẳng và THCN là: 11 đồng chí, 9,48%.
Chi nhánh luôn quan tâm đến chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng, đoàn thể trong đơn vị, thường xuyên tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức này hoạt động có hiệu quả, góp phẩn ổn định tư tưởng cán bộ, nhân viên; khuyến khích động viên tinh thần cán bộ nhân viên trong lao động, học tập, nâng cao trình độ chuyờn mụn,…hằng năm, các tổ chức đảng, đoàn thể đều đạt trong sạch, vững mạnh, xuất sắc.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại NH MHB chi nhánh HảiDương
Về công tác huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất, làm nền tảng cho những hoạt động tiếp theo của quá trình kinh doanh Ngân hàng, là tiền đề, cơ sở để Ngân hàng tồn tại và phát triển. Xác định được điều đú,trong những năm gần đây, Ngân hàng đó luụn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn để thực hiện đáp ứng vốn cho khách hàng một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất và mở rộng hoạt động cho vay.Cỏc hình thức huy động vốn cũng phong phú hơn thích hợp với nhu cầu đa dạng của người gửi tiền, thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, áp dụng ưu đãi về lãi suất, tăng cường quảng bá về sản phẩm dịch vụ, tăng cường việc chăm sóc khách hàng. Đồng thời, chi nhánh MHB Hải Dương luôn mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế trong và ngoài Tỉnh, phát huy được nội lực và tranh thủ được ngoại lực. Với vị trí và uy tín đã tạo dựng qua nhiều năm, chi nhánh NH MHB Hải Dương đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế
hoạch đã xây dựng, đóng góp vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống ngân hàng MHB.
Các kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của chi nhánh NH MHB Hải Dương được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại NH MHB chi nhánh Hải Dương trong các năm 2009, 2010, 2011.
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ
tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh
2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng nguồn huy động 370.262 100 473.972 100 616.164 100 103.710 28,01 142.192 30,00 1.TG của TCKT 110.782 29,92 140.817 29,71 176.100 28,58 30.035 27,11 35.283 25,06 2.Tiền gửi dân cư 259.480 70,08 333.155 70,29 440.064 71,42 73.675 28,39 106.909 32,09
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 đến 2011 của NH MHB chi nhánh Hải Dương).
Từ năm 2009 đến năm 2011 chi nhánh đã thực hiện nghiêm chỉnh quy trình huy động vốn của NH MHB Việt Nam ban hành, đảm bảo an toàn tuyệt đối vốn huy động trong toàn chi nhánh, thực hiện có hiệu quả huy động vốn cả nội tệ và ngoại tệ.
Kết quả thực hiện: Tổng nguồn vốn huy động tăng hàng năm, nguồn vốn huy động năm 2010 đạt 473.972 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 103.710 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 28,01%, năm 2011 là 616.164 triệu đồng, tăng 142.192 triệu đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng 30%. Điều này cho thấy MHB Hải Dương có chính sách thu hút KH tốt và đã dần tạo được uy tín đối với KH.
Trong tống nguồn vốn huy động của Ngân hàng thì bộ phận tiền gửi từ dân cư vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi từ tổ chức kinh tế.
Tiền gửi của TCKT năm 2009 đạt 110.782 triệu đồng, năm 2010 đạt 140.817 triệu đồng, năm 2011 đạt 176.100 triệu đồng. Như vậy, vốn huy động từ tiền gửi của TCKT có xu hướng tăng qua các năm. Điều đó đã thể hiện sự cố gắng của NH trong việc tiếp xúc khách hàng để thu hút tiền gửi đồng thời chính sách lãi suất của NH rất tốt. Có được kết quả trên là do Ngân hàng đã thực hiện mục tiêu duy trì và tăng trưởng kênh huy động vốn từ các TCKT, các doanh nghiệp có tiềm năng tiền gửi thanh toán để có cơ cấu nguồn vốn ổn định và chi phí thấp. Trong năm 2010 và 2011, ngân hàng thực hiện có kết quả các giải pháp huy động vốn ở một số TCKT xã hội có tiền gửi lớn như : Công ty Điện lực Thành phố Hải Dương, công ty TNHH Việt Tiên Sơn, Công ty Cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại,…đó duy trì mức tiền gửi TCKT bình quân ổn định, không bị phụ thuộc vào thời điểm huy động hoặc phụ thuộc vảo một số khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tạo điều kiện để chi nhánh có thể giảm chi phí đầu vào.
Tiền gửi từ dân cư của NH cũng đều tăng qua các năm, năm 2009 là 259.480 triệu đồng, năm 2010 là 333.155 triệu đồng, năm 2011 đạt 440.064 triệu đồng. Không chỉ tăng tiền gửi từ dân cư về số tuyệt đối mà còn tăng cả về số tương đối, năm 2009 là 70,08%, năm 2010 là 70,29% và năm 2011 là 71,42%. Điều này cho thấy sự tiến bộ của chi nhánh MHB Hải Dương trong việc tiếp cận nguồn vốn tốt, NH đã tạo được uy tín tốt với các KH. Nguồn vốn huy động được từ dân cư là nguồn vốn ổn định, do đó Ngân hàng cần phải có những biện pháp để tiếp tục tăng được nguồn vốn này trong các năm tới.
Nói chung, trong điều kiện gặp nhiều khó khăn về huy động vốn, luụn cú sự cạnh tranh quyết liệt giữa các NHTM trong việc đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, nhưng với sự kết hợp tốt giữa chính sách khách hàng và chất lượng dịch vụ nên nguồn vốn huy động của ngân hàng trong những năm qua đều tăng, giữ ổn định và cân đối vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Về sử dụng vốn
Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Do vậy hoạt động của ngân hàng chỉ hiệu quả trên cơ sở kết hợp huy động vốn và sử dụng vốn một cách hài hòa. Việc duy trì một cơ cấu cho vay hợp lý, xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh, đem lại sự cân đối bên nợ và bên có, đảm bảo tính thanh khoản là điều hết sức quan trọng để tạo nên sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng, góp phần tạo lợi nhuận cao cho ngân hàng. Trong những năm qua ngân hàng đã tập trung mạnh vào công tác ổn định và duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng cũ, tìm kiếm và giải quyết các nhu cầu vay mới trên cơ sở tăng trưởng dư nợ đi đôi với thực hiện tốt yêu cầu vể hiệu quả và khả năng thu hồi vốn.
Tình hình sử dụng vốn của NH MHB chi nhánh Hải Dương được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Tình hình dư nợ tại NH MHB chi nhánh Hải Dương trong các năm 2009, 2010, 2011.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh năm
2009/2010 So sánh năm 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 353.125 100 455.609 100 447.253 100 102.484 29,02 -8.356 -1,84
Ngắn hạn 238.289 67,48 318.243 69,85 319.875 71,52 79.954 33,55 1.632 0,51
TDH 114.836 32,52 137.366 30,15 127.378 28,48 22.530 19,62 -9.988 -7,27
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 đến năm 2011 của NH MHB chi nhánh Hải Dương)
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Năm 2009 dư nợ đạt 353.125 triệu đồng, năm 2010 đạt 455.609 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 102.484 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 29,02%. Sang năm 2011 dư nợ đạt 447.253 triệu đồng, giảm 8.356 triệu đồng với tỷ lệ tương ứng là 1,84%. Với quy mô về cơ sở