Tình hình hoạt động kinh doanh tại NH MHB chi nhánh HảiDương

Một phần của tài liệu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng mhb chi nhánh hải dương (Trang 35 - 44)

Về công tác huy động vốn

Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất, làm nền tảng cho những hoạt động tiếp theo của quá trình kinh doanh Ngân hàng, là tiền đề, cơ sở để Ngân hàng tồn tại và phát triển. Xác định được điều đú,trong những năm gần đây, Ngân hàng đó luụn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn để thực hiện đáp ứng vốn cho khách hàng một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất và mở rộng hoạt động cho vay.Cỏc hình thức huy động vốn cũng phong phú hơn thích hợp với nhu cầu đa dạng của người gửi tiền, thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, áp dụng ưu đãi về lãi suất, tăng cường quảng bá về sản phẩm dịch vụ, tăng cường việc chăm sóc khách hàng. Đồng thời, chi nhánh MHB Hải Dương luôn mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế trong và ngoài Tỉnh, phát huy được nội lực và tranh thủ được ngoại lực. Với vị trí và uy tín đã tạo dựng qua nhiều năm, chi nhánh NH MHB Hải Dương đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế

hoạch đã xây dựng, đóng góp vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống ngân hàng MHB.

Các kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của chi nhánh NH MHB Hải Dương được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại NH MHB chi nhánh Hải Dương trong các năm 2009, 2010, 2011.

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ

tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh

2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng nguồn huy động 370.262 100 473.972 100 616.164 100 103.710 28,01 142.192 30,00 1.TG của TCKT 110.782 29,92 140.817 29,71 176.100 28,58 30.035 27,11 35.283 25,06 2.Tiền gửi dân cư 259.480 70,08 333.155 70,29 440.064 71,42 73.675 28,39 106.909 32,09

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 đến 2011 của NH MHB chi nhánh Hải Dương).

Từ năm 2009 đến năm 2011 chi nhánh đã thực hiện nghiêm chỉnh quy trình huy động vốn của NH MHB Việt Nam ban hành, đảm bảo an toàn tuyệt đối vốn huy động trong toàn chi nhánh, thực hiện có hiệu quả huy động vốn cả nội tệ và ngoại tệ.

Kết quả thực hiện: Tổng nguồn vốn huy động tăng hàng năm, nguồn vốn huy động năm 2010 đạt 473.972 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 103.710 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 28,01%, năm 2011 là 616.164 triệu đồng, tăng 142.192 triệu đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng 30%. Điều này cho thấy MHB Hải Dương có chính sách thu hút KH tốt và đã dần tạo được uy tín đối với KH.

Trong tống nguồn vốn huy động của Ngân hàng thì bộ phận tiền gửi từ dân cư vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi từ tổ chức kinh tế.

Tiền gửi của TCKT năm 2009 đạt 110.782 triệu đồng, năm 2010 đạt 140.817 triệu đồng, năm 2011 đạt 176.100 triệu đồng. Như vậy, vốn huy động từ tiền gửi của TCKT có xu hướng tăng qua các năm. Điều đó đã thể hiện sự cố gắng của NH trong việc tiếp xúc khách hàng để thu hút tiền gửi đồng thời chính sách lãi suất của NH rất tốt. Có được kết quả trên là do Ngân hàng đã thực hiện mục tiêu duy trì và tăng trưởng kênh huy động vốn từ các TCKT, các doanh nghiệp có tiềm năng tiền gửi thanh toán để có cơ cấu nguồn vốn ổn định và chi phí thấp. Trong năm 2010 và 2011, ngân hàng thực hiện có kết quả các giải pháp huy động vốn ở một số TCKT xã hội có tiền gửi lớn như : Công ty Điện lực Thành phố Hải Dương, công ty TNHH Việt Tiên Sơn, Công ty Cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại,…đó duy trì mức tiền gửi TCKT bình quân ổn định, không bị phụ thuộc vào thời điểm huy động hoặc phụ thuộc vảo một số khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tạo điều kiện để chi nhánh có thể giảm chi phí đầu vào.

Tiền gửi từ dân cư của NH cũng đều tăng qua các năm, năm 2009 là 259.480 triệu đồng, năm 2010 là 333.155 triệu đồng, năm 2011 đạt 440.064 triệu đồng. Không chỉ tăng tiền gửi từ dân cư về số tuyệt đối mà còn tăng cả về số tương đối, năm 2009 là 70,08%, năm 2010 là 70,29% và năm 2011 là 71,42%. Điều này cho thấy sự tiến bộ của chi nhánh MHB Hải Dương trong việc tiếp cận nguồn vốn tốt, NH đã tạo được uy tín tốt với các KH. Nguồn vốn huy động được từ dân cư là nguồn vốn ổn định, do đó Ngân hàng cần phải có những biện pháp để tiếp tục tăng được nguồn vốn này trong các năm tới.

Nói chung, trong điều kiện gặp nhiều khó khăn về huy động vốn, luụn cú sự cạnh tranh quyết liệt giữa các NHTM trong việc đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, nhưng với sự kết hợp tốt giữa chính sách khách hàng và chất lượng dịch vụ nên nguồn vốn huy động của ngân hàng trong những năm qua đều tăng, giữ ổn định và cân đối vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Về sử dụng vốn

Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Do vậy hoạt động của ngân hàng chỉ hiệu quả trên cơ sở kết hợp huy động vốn và sử dụng vốn một cách hài hòa. Việc duy trì một cơ cấu cho vay hợp lý, xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh, đem lại sự cân đối bên nợ và bên có, đảm bảo tính thanh khoản là điều hết sức quan trọng để tạo nên sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng, góp phần tạo lợi nhuận cao cho ngân hàng. Trong những năm qua ngân hàng đã tập trung mạnh vào công tác ổn định và duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng cũ, tìm kiếm và giải quyết các nhu cầu vay mới trên cơ sở tăng trưởng dư nợ đi đôi với thực hiện tốt yêu cầu vể hiệu quả và khả năng thu hồi vốn.

Tình hình sử dụng vốn của NH MHB chi nhánh Hải Dương được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2: Tình hình dư nợ tại NH MHB chi nhánh Hải Dương trong các năm 2009, 2010, 2011.

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh năm

2009/2010 So sánh năm 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 353.125 100 455.609 100 447.253 100 102.484 29,02 -8.356 -1,84

Ngắn hạn 238.289 67,48 318.243 69,85 319.875 71,52 79.954 33,55 1.632 0,51

TDH 114.836 32,52 137.366 30,15 127.378 28,48 22.530 19,62 -9.988 -7,27

(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 đến năm 2011 của NH MHB chi nhánh Hải Dương)

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Năm 2009 dư nợ đạt 353.125 triệu đồng, năm 2010 đạt 455.609 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 102.484 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 29,02%. Sang năm 2011 dư nợ đạt 447.253 triệu đồng, giảm 8.356 triệu đồng với tỷ lệ tương ứng là 1,84%. Với quy mô về cơ sở vật chất, nguồn vốn và nguồn nhân lực hiện có MHB Hải Dương có đủ khả năng để tăng trưởng tín dụng nhưng theo chỉ đạo của NHNN, NH MHB TW là hạn chế tăng trưởng dư nợ, kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, nên MHB đã hạn chế đầu tư tín dụng, hạn chế cho vay. Tỡnh hình kinh tế vĩ mô năm 2010 biến động theo chiều hướng xấu, đặc biệt là giá cả tăng nhanh, chỉ tiêu lạm phát cao (lạm phát năm 2010 là 11,75%). Cùng với đó, trong năm 2011 cuộc chạy đua lãi suất giữa các Ngân hàng đã đẩy lãi suất huy động lên rất cao, theo đó lãi suất cho vay của các Ngân hàng và của cả bản thân chi nhánh MHB Hải Dương vào thời điểm đó cũng tăng cao. Các khách hàng không thể chịu đựng được mức lãi suất quá cao, Chi nhánh cũng không mạnh dạn cho vay để đảm bảo tính thanh khoản, nếu đẩy mạnh cho vay sẽ không đảm bảo an toàn vốn, chính vì vậy dư nợ trong năm 2011 đã giảm đi so với năm 2010. Bên cạnh đó ,do việc TW khống chế tăng trưởng dư nợ theo nghị quyết 11 của Chính phủ cùng với lãi suất cao nên nhu cầu vay của khách hàng giảm đồng thời Chi nhánh cũng xác định đầu tư ra cho vay lúc này thì rủi ro rất lớn, bởi vậy năm 2011 dư nợ giảm, đã không sử dụng hết nguồn. Với sự chỉ đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo MHB TW cùng sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên trong hệ thống NH MHB, năm 2011 MHB đã được đánh giá là một trong những NHTM đảm bảo tăng trưởng tín dụng tốt, có chất lượng tín dụng tốt, đảm bảo khả năng thanh khoản.

Trong tổng dư nợ thì ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với trung và dài hạn và có xu hướng tăng sau mỗi năm, cụ thể nếu như năm 2009 ngắn hạn trong tổng dư nợ chiếm 67,48% thì năm 2010 tăng lên là 69,85% và năm 2011 là 71,52%. Nguyên nhân dẫn đến việc tỷ trọng ngắn hạn không ngừng tăng lên chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế trong thời gian vừa qua. Từ năm 2008, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu nên nền kinh tế trong nước không tránh khỏi những khó khăn: tăng trưởng thấp, tỷ lệ lạm phát cao, lãi suất và tỷ giá biến động mạnh, …xu hướng các khách hàng vay vốn lưu động để duy trì sản xuất giúp có tiền trả lương cho công nhân, không để máy móc ngừng hoạt động tăng so với nhu cầu vay vốn trung dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc giảm tỷ trọng trung dài hạn và tăng tỷ trọng ngắn hạn trong tổng dư nợ sẽ giúp NH đảm bảo khả năng thanh khoản. Dư nợ trung dài hạn năm 2010 là 137.366triệu đồng, tăng 22.530 triệu đồng so với năm 2009 với tỷ lệ tăng tương ứng là 19,62%; năm 2011 giảm so với năm 2010 là 9.988 triệu đồng với tỷ lệ tương ứng là 7,27%. Năm 2011 dư nợ TDH giảm so với năm 2010 cũng là do tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất cho vay cao, NH dè dặt trong hoạt động dài hạn để tránh rủi ro lãi suất.Trong những năm tới, khi tình hình kinh tế đã ổn định, lãi suất có xu hướng giảm thì Chi nhánh cần có nhiều đổi mới trong cho vay trung và dài hạn như xác định mức tín dụng cho từng KH, phân loại KH, hỗ trợ cho những KH làm ăn tốt có khó khăn tạm thời để mở rộng hơn nữa quy mô cho vay trung dài hạn. Chi nhánh cũng cần cẩn trọng khi xem xét quyết định cho vay, qua phân tích tài chính, phân tích dự án, đánh giá năng lực khách hàng, phân tích những tiềm ẩn rủi ro mới quyết định đầu tư vốn vay hay từ chối cho vay.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của NH trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đỏng khớch lệ,thu hút được nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, ổn định đến với NH. Đó là kết quả của chính sách tín dụng hiệu quả kết hợp với chính sách nguồn vốn đa năng.

• Về hoạt động thanh toán quốc tế

+ Xuất khẩu đến 31/12/2011 là 500,668 USD đạt 333,7% kế hoạch. Hoạt động xuất khẩu của Phòng Kim Thành chiếm ưu thế, cao nhất chi nhánh

+ Nhập khẩu đến 31/12/2011 là 431,531 USD đạt 215,7% kế hoạch. Hoạt động nhập khẩu ở chi nhánh là chủ yếu.

• Kinh doanh ngoại tệ

+ Doanh số mua vào trong năm 2011 là 1.520.000 USD + Doanh số bán ra trong năm 2011 là 868.000 USD

Kết quả kinh doanh ngoại tệ trong năm 2011 là 652.000 USD, đạt 326% kế hoạch đặt ra.

• Ngân quỹ

Trong các thời kỳ này, tình hình thu chi các loại tiền đều tăng hơn so với năm trước.

Bộ phận ngân quỹ (giao dịch viờn) đó phát hiện được nhiều tiền giả và trả lại tiền thừa cho khách hàng. Trong năm 2011 đã chi trả 98 món tiển thừa cho khách với trị giá là 116,22 triệu đồng, món cao nhất là 18 triệu đồng của khách hàng Trần Văn Ngọc.Cụng tỏc ngân quỹ của ngân hàng đã đảm bảo an toàn và tuân thủ đầy đủ các quy trình thu chi tiền mặt theo đúng các quy định, tổ chức tốt việc điều hòa tiền mặt, đáp ứng nhanh chóng, chính xác nhu cầu tiền mặt cho sản xuất và đời sống.

• Hoạt động kinh doanh thẻ.

Doanh số thanh toán và phí thu được từ thẻ tín dụng quốc tế tăng không đáng kể, do nhu cầu sử dụng của khách hàng chưa nhiều. Trong năm 2011 hoạt động kinh doanh thẻ tuy còn gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn làm cho việc khai thác thị trường bị co hẹp, do ảnh hưởng lãi suất cao, quan hệ tín dụng khách hàng gặp khó khăn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến bỏn chộo sản phẩm dịch vụ, nắm bắt được tình hình như vậy Chi nhánh đã nghiêm túc triển khai đến toàn thể CBNV, giao chỉ tiêu cho từng

CBNV chi nhánh đã tích cực tiếp thị khách hàng qua nhiều kênh nhân dịp chương trình khuyến mại, miễn phí phát hành, miễn phí thường niên, đồng thời đưa ra những chính sách, kế hoạch để xem xét khắc phục những tồn tại nhằm đảm bảo việc kinh doanh thẻ thuận lợi và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Nhờ sự cố gắng của toàn chi nhánh số lượng thẻ ATM phát hành tăng mạnh là 30% khoảng hơn 8900 thẻ, hoàn thành công tác tiếp thị và phát triển thẻ tại trường cho sinh viên và giảng viờn.Hiện số máy ATM đang hoạt động trên địa bàn là 6 máy, số máy POS là 7 máy.

Mặt khác, Ngân hàng đã tiến hành kết nối Smartlink với 13 ngân hàng thành viên cho phép chủ thẻ tra cứu số dư, đổi pin, xem và in sao kê, rút tiền chuyển khoản. Thực hiện dịch vụ nạp tiền “Topup” liên kết với nhiều nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông. Theo đó khách hàng có thể nạp tiền cho thuê bao di động với mệnh giá lên tới 500.000 đ. Đồng thời, Ngân hàng phát hành thêm thẻ ghi nợ quốc tế là Visa Debit làm số lượng thẻ ghi nợ quốc tế phát hành mới tăng lên là 2100 thẻ (50%) điều này tạo điều kiện cho MHB chi nhánh Hải Dương mở rộng thị phần trong việc phát hành thẻ nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn.

Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động của chi nhánh MHB Hải Dương trong giai đoạn 2009 – 2011 tăng trưởng khá tốt và đạt được những thành tựu nhất định, mang lại thu nhập tương đối lớn cho Ngân hàng, đảm bảo cung ứng bổ sung về nguồn vốn và ngày càng mở rộng thị phần.

Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH MHB Hải Dương

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh năm 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu nhập 79.345 87.006 93.800 7.661 9,66 6.794 7,81

Chi phí 70.645 80.137 81.825 9.492 13,44 1.688 2,11 Chênh lệch 8.700 6.869 11.975 -1.831 -21,05 5.106 42,64 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 đến 2011 của NH MHB Hải Dương).

Cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu trong năm 2008 và kéo dài trong các năm sau đú đó để lại hậu quả cho thị trường tài chính tiền tệ thế giới, Đô la Mỹ giảm giá, giá vàng tăng kỷ lục, thị trường chứng khoán của một số nước phát triển suy giảm, trong đó có ngành Ngân hàng Việt Nam và việc tăng trưởng là điều không dễ đạt được.

Qua bảng số liệu trên cho thấy NH MHB chi nhánh Hải Dương trong 3 năm qua hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đều có lãi. Năm 2009 lãi là 8.700 triệu đồng, năm 2010 lãi 6.869 triệu đồng, giảm 1.831 triệu đồng so với năm

Một phần của tài liệu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng mhb chi nhánh hải dương (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w