CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG
1.2. Tổng quan về thẻ tín dụng
1.3.2. Kết quả thực nghiệm
Nghiên cứu của Maya Sari & Rofi Rofaida (2011) sử dụng lý thuyết hành vi có hoạch định TPB để phân tích ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của thái độ, chuẩn
chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đối với ý định và hành vi sử dụng TTD. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả những người được hỏi đều có thái độ tích cực đối với việc sử dụng TTD, có ảnh hưởng lớn đến yếu tố chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi và ý định sử dụng. Trong đó Thái độ có ảnh hưởng lớn nhất đến ý định sử dụng TTD.
Nghiên cứu của Wendy Ming-Yen Teoh, Siong-Choy Chong & Shi Mid Yong (2013) cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến hành vi sử dụng TTD của KH bao gồm: các yếu tố liên quan đến Nhân khẩu học (tuổi, thu nhập, tình trạng hôn nhân), lợi ích mà NH cung cấp, các chính sách thanh toán, sẵn sàng để trả, nhận thức về dư nợ. Các nhân tố còn lại có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi người tiêu dùng là:
nghề nghiệp, chất lượng TTD và yếu tố quản lý thu chi.
Kết quả nghiên cứu của Ali, Muhammad and Raza và Syed Ali (2015) cho thấy có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn thẻ: Chuẩn chủ quan, Thái độ, Cảm nhận chi phí tài chính. Trong khi hai nhân tố chuẩn chủ quan và thái độ ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng TTD của KH, nhân tố còn lại là cảm nhận chi phí tài chính lại có tác động ngược chiều.
Qua kết quả nghiên cứu Trần Ngọc Thảo Vi (2016) cho biết các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của KH bao gồm: mức phí giao dịch, thu nhập cá nhân, chất lượng dịch vụ, thời gian thực hiện giao dịch, khoảng cách và ưu đãi. Cụ thể, mức phí giao dịch, thời gian sử dụng thẻ có tác động tiêu cực đến quyết định sử dụng thẻ của KH. Trong khi đó, thu nhập cá nhân, chất lượng dịch vụ, khoảng cách, ưu đãi là những nhân tố có mối quan hệ thuận chiều với quyết định sử dụng thẻ của KH.
Kết quả nghiên cứu của Bùi Văn Thụy, Nguyễn Quốc Trọng, & Phan Thị Diễm Nhật (2021) chỉ ra rằng quyết định sử dụng TTD của KH nhận được tác động tích cực bởi các nhân tố chính sách NH, thái độ người tiêu dùng, sự hữu ích, sự tiện lợi, chi phí sử dụng và xu hướng tiêu dùng không dùng tiền mặt.
Phạm Nguyễn Thị Hoàng Hoa (2021) chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTD bao gồm các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp: Cảm nhận hữu ích, cảm
nhận dễ sử dụng, chính sách Marketing, yếu tố pháp luật, cảm nhận rủi ro, ảnh hưởng xã hội, kiểm soát hành vi, chất lượng dịch vụ và ý định sử dụng dịch vụ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định sử dụng TTD của KH. Trong khi nhân tố cảm nhận rủi ro có tác động ngược chiều lên ý định và quyết định sử dụng TTD, các nhân tố còn lại đều có tác động cùng chiều với ý định và quyết định sử dụng TTD của KH và cảm nhận hữu ích có ảnh hưởng tích cực nhất đến ý định sử dụng TTD.
Nguyễn Thị Ngọc Hiền và cộng sự (2022) cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTD tại PVcomBank Ninh Kiều gồm: Thái độ với hành vi sử dụng thẻ, chuẩn chủ quan, nhận thức về kiểm soát hành vi sử dụng thẻ, khả năng đáp ứng hệ thống của NH, chính sách Marketing. Qua phân tích hồi quy cho thấy sáu nhân tố đều ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTD tại NH TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) Ninh Kiều.
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn, Phùng Thị Ngát (2022) đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 7 yếu tố, đó là: (l) Nhận thức hữu ích; (2) Chuẩn chủ quan; (3) Chính sách ngân hàng; (4) Sự tiện lợi; (5) Chi phí sử dụng; (6) Nhận thức an toàn, bảo mật và (7) Chăm sóc KH có tác động đến quyết định sử dụng TTD của KH. Kết quả cho thấy yếu tố Chi phí sử dụng có tác động tiêu cực đến quyết định sử dụng TTD, trong khi sáu yếu tố còn lại có tác động thuận chiều đến quyết định sử dụng TTD của KH và Nhận thức an toàn được ghi nhận là nhân tố có ảnh hưởng tích cực nhất.
Phan Thành Tâm và cộng sự (2023) đề xuất mô hình với năm yếu tố: lợi ích, tính thuận tiện, tính an toàn, tính dễ sử dụng và chi phí có tác động đến quyết định sử dụng TTD. Kết quả xác nhận ảnh hưởng của các yếu tố lợi ích, tính thuận tiện, tính an toàn, tính dễ sử dụng có tác động tích cực đến quyết định sử dụng TTD, trong đó tính an toàn có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định sử dụng TTD của KH. Ngược lại, yếu tố chi phí có tác động ngược chiều đến quyết định này của KH.
Nghiên cứu của Lưu Phước Vẹn và Lê Thị Kim Chi (2023) đề xuất mô hình nghiên cứu với sáu yếu tố: thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, khả năng sẵn sàng đáp ứng của hệ thống NH, chi phí sử dụng thẻ và tiện ích sử dụng thẻ
đều có sự tác động đến quyết định sử dụng TTD của KHCN tại các NHTM trên địa bàn tỉnh An Giang. Trong đó, nhân tố chi phí sử dụng thẻ có tác động ngược chiều đến quyết định sử dụng thẻ, còn lại năm nhân tố khác đều có tác động thuận chiều với quyết định sử dụng thẻ của KH.
Dựa vào các nghiên cứu về yếu tố tác động đến quyết định sử dụng TTD của các học giả đi trước, từ đó có bảng thống kê các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng TTD và ý nghĩa của các nhân tố này như sau:
Bảng 1.1. Tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ ngân hàng của khách hàng
Tác giả
ST T
Các nhân tố
1. Maya Sari & Rofi Rofaida (2011) 2. Wendy Ming -Yen Teoh và cộng sự
(2013) 3. Ali và cộng sự (2015) 4. Trần Ngọc Thảo Vi (2016) 5. Bùi Văn Thụy và cộng sự (2021) 6. Phạm Nguyễn Thị Hoàng Hoa (2021) 7. Nguyễn Thị Ngọc Hiền và cộng sự (2022) 8. Nguyễn Minh Tuấn, Phùng Thị Ngát(2022) 9. Phan Thành Tâm và cộng sự (2023) 10. Lưu Phước Vẹn và Lê Thị Kim Chi
(2023)
1 Thái độ + + + + +
2 Chuẩn chủ quan
+ + + + + +
3 Nhận thức kiểm soát
hành vi
+ + + + +
4 Chính sách của ngân hàng
+ + +
5 Cảm nhận dễ sử dụng thẻ
+ +
6 Tiện ích sử dụng
thẻ
+ + + + +
7 Chi phí sử dụng thẻ
- - + + + + -
8 Khả năng sẵn sàng đáp ứng của hệ thống NH
+ +
9 Chính
sách Marketing
+
10 Nhận thức an toàn, bảo mật
+ +
11 Nghề
nghiệp
-
12 Chất lượng
TTD
+
13 Quản lý thu nhập và chi tiêu
-
14 Thu nhập +
15 Trình độ học vấn
+
16 Chất
lượng dịch vụ
+ +
17 Thời gian thực hiện giao dịch
-
18 Khoảng cách
-
19 Ưu đãi +
20 Cảm nhận hữu ích
+ + +
21 Tiện lợi + + +
22 Xu hướng tiêu dùng
không dùng tiền
mặt
+
23 Pháp luật +
24 Cảm nhận rủi ro
-
25 Ý định sử dụng
+
26 Chăm sóc khách
hàng
+
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Dựa trên cơ sở các nghiên cứu đi trước, tác giả nhận thấy các nghiên cứu đã nhấn mạnh đến sự quan trọng của các yếu tố như thái độ, chuẩn chủ quan, và nhận thức kiểm soát hành vi, cho thấy rằng những yếu tố này đều có tác động mạnh mẽ đến ý định và hành vi sử dụng TTD. Ngoài ra, các yếu tố như cảm nhận hữu ích và tiện ích sử dụng thẻ cũng được nhấn mạnh là có tác động tích cực đến quyết định sử dụng thẻ.
Bên cạnh đó, không chỉ có những yếu tố tích cực, mà còn có những yếu tố tiêu cực được đề cập trong các nghiên cứu như chi phí sử dụng, cảm nhận rủi ro. AChi phí sử dụng thẻ đã được chứng minh có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của KH qua nghiên cứu của các tác giả Lưu Phước Vẹn, Lê Thị Kim Chi (2023), Phan Thành Tâm và cộng sự (2023), Nguyễn Minh Tuấn và Phùng Thị Ngát (2022), Bùi Văn Thụy và cộng sự (2021). Mặt khác, kết quả nghiên cứu của Phạm Nguyễn Thị
Hoàng Hoa (2021) cho thấy yếu tố cảm nhận rủi ro có tác động đến việc đưa ra quyết định sử dụng thẻ NH. Điều này cho thấy rằng KH không chỉ xem xét những lợi ích mà họ nhận được từ việc sử dụng thẻ mà còn quan tâm đến các yếu tố chi phí và rủi ro liên quan.
Dựa vào các lý thuyết nền và tổng quan kết quả nghiên cứu của các tác giả ở bên trên, tác giả đưa ra các nhân tố chủ yếu dựa trên mô hình TPB (Ajzen, 1991) và mô hình TAM (Davis, 1989) để nghiên cứu tác động đến quyết định sử dụng TTD của KHCN bao gồm: yếu tố Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi (từ mô hình TPB), Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng (từ mô hình TAM). Ngoài ra, tác giả nhận thấy yếu tố Chi phí sử dụng thẻ và Cảm nhận rủi ro cũng là những nhân tố có ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định sử dụng TTD của KH. Vì vậy, hai nhân tố này cũng được tác giả lựa chọn đưa vào mô hình và giả thuyết nghiên cứu.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, nội dung được trình bày bao gồm làm rõ những vấn đề cơ bản về NHTM và TTD như: khái niệm, chức năng và các sản phẩm của NHTM; Khái niệm, phân loại TTD và nêu ra những rủi ro, lợi ích khi sử dụng TTD. Bên cạnh đó, tác giả nêu ra khái niệm và làm rõ các cơ sở lý luận liên quan hành vi người tiêu dùng.
Cuối cùng, để có cơ sở đưa ra lựa chọn các biến cho mô hình nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp, thống kê các yếu tố tác động tới biến phụ thuộc của các nghiên cứu trước.