Phong trào “Báo chí thống nhất” góp phần tạo nên sự đoàn kết

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Tìm hiểu phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí chống thực dân Pháp chia cắt Nam Bộ giai đoạn 1946-1950 (Trang 78 - 83)

NGOÀI HAI MƯƠI TUOI

3.1. Phong trào “Báo chí thống góp” phần tạo nên thắng lợi trong

3.1.1. Phong trào “Báo chí thống nhất” góp phần tạo nên sự đoàn kết

sự tự do báo chí

Trong quá trình hoạt động. ký giả Nguyễn Văn Sinh - đại diện báo Tin Điền

- thường xuyên tụ tập các ký gia từ những tờ báo khác đến dé nhằm trao đôi tin

tức, hợp tác thêm chặt chẽ với nhau. Vào mỗi ngày chủ nhật, phong trào “Bao chí thống nhất" sẽ luân phiên chọn một tờ báo duy nhất để sản xuất in an. Việc này giúp cho doanh số bán báo của tờ báo được chọn tăng mạnh, dầu vậy những tờ

báo khác đều không có một hành động nào cản trở hoặc phá rào.

Ngày chủ nhật được xem là ngày hội vui của “Báo chí thông nhất”, vì tiền lời từ việc bán báo độc quyền đều được chia đều cho anh em. Khi trừ hết tiền giấy, tiên công cũng như tiền mướn nhà in ra thì số tiền còn lại sẽ được phân đều xuống

cho mọi người, từ bộ biên tập đến nhân viên quản lý, công nhân nhà in hay chủ tờ báo đều được hưởng một phần như nhau. Nhờ những cách làm này, phong trào đã

góp phần giúp anh em trong hàng ngũ báo chí Nam Bộ đoàn kết lại, giúp cho hành động của những tờ báo phối hợp chặt chẽ trong cả tư tưởng lẫn hành động, tạo nên

hiệu quả ngày một mạnh mẽ trên mặt trận ngòi bút.

Đồng thời phong trào “Bo chí thông nhất” luôn hành động dựa trên nguyện

vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Như trong bức thu “thu gửi đồng bào Nam Bộ"

được đăng trên báo Cứư quốc ngày 1-6-1946, Người nhắc nhở rằng:

Năm ngón tay cũng có ngón van ngón dài. Nhưng van dài đêu hop lại nơi

ban tay. Trong may triệu người cũng có người thể này thể khác, nhưng thé này hay thé khác đêu dòng dõi của tô tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hông đại độ. Ta phải nhận ra rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đông bài lâm đường, ta phải lay tình thân ái mà cảm hóa ho, Có như thể mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thi trong lai chắc sẽ vẻ vang" (Hồ Chí Minh, tập 4, 2011, tr.280-281).

89

Theo đó, báo 7ân Việt vốn nằm đưới sự điều hành của Châu Vĩnh Thạch-

một kẻ thân Pháp - trước kia chi đăng các bài tuyên truyền cho thuyết phân ly của thực dân Pháp. Nhưng những bài báo ấy bán ra hầu như không ai mua, báo é khiến cho lỗ ngày một nặng thêm. Nhận thấy tình hình ấy, anh em trong phong trào *Báo chí thong nhất" liền qua khuyên Châu Vĩnh Thạch thay vì đăng những thông tin theo thuyết phân ly hãy đôi sang thông tin ủng hộ quan điểm lập trường của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Số báo dần dần được bán ra, việc làm ăn của báo Tan Việt ngày một khám khá. Cuối cùng Châu Vĩnh Thạch đã quyết định gửi thư xin vô Hội Báo chí thong nhất. báo Tân Việt trở thành một bộ phận của phong trào “Báo chí thông nhất”, tham gia vào công cuộc dau tranh trên mặt trận báo chí Nam Bộ. Chính nhờ chủ trương thêm bạn, bớt thù ấy mà vẻ sau lực lượng tham gia hỗ trợ phong trào ngày càng đông đảo, tao điều kiện giúp phong trào phát triển

mạnh mẽ.

Sau này, đối mặt với chủ trương độc tài, phản dân chủ của thực dân Pháp hong bung bit du luận, giành độc quyền thông tin báo chi cũng như triệt tiêu hoàn toàn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí thì các ký giả tiền bộ, yêu nước ở Sài

Gòn đã lập tức tô chức cuộc họp. Trong cuộc họp bao gôm tất cả những người làm

báo, những trí thức lên án chính sách độc tài của quân Pháp và thành lập nên Hội

Liên hiệp ký giả do Lê Xuân Thọ làm chủ tịch. Trụ sở của Hội được đặt tại SỐ 5, đường Farinole. Đồng thời Hội còn cho phô biến Tuyên Ngôn của Hội, trong đó thê hiện rõ quan điểm, lập trường của các ký giả tham gia. Ngày 16-4-1947, toàn thê báo chí Sài Gòn đã đồng loạt đăng Tuyên Ngôn của Hội Liên hiệp ký giả Dân

chủ với nguyên văn như sau:

Trong cuộc tranh đấu cho nén độc lập, nhiệm vụ của những nhà văn, nhà báo là dùng cây viết làm lợi khí tuyên truyền tinh than của bình đẳng,

nguyên lý của tự do, sức mạnh của lòng yêu nước và cô võ tình thương yêu

chân chánh giữa hai dân tộc Việt - Pháp.

Cái sứ mạng lịch sử tà quốc gia ấy, chúng toi đã tự lãnh từ lâu va van tiếp

tục chiến dau không ngừng. Cuộc dau tranh có khi lẻ loi, khi đoàn kết, khi

90

trai qua những ngày nguy nan, tối tăm nhitt, nhưng chúng tôi vẫn luôn luôn

hăng hải nêu cao ngọn cờ tự do trong luông gió cách mạng.

Tuy nhiên trong báo giới cũng như các giới khác trong tâng lớp xã hội, chúng tôi nhận rõ sự đoàn kết vẫn là điều kiện song con của cuộc giải phóng

và nên độc lập Việt Nam. Nên sau một thời gian bị tấn công liên tiếp, hàng ngũ rã rai và sau khi chuẩn bị lại hàng ngũ, hôm nay những cây bát chân chánh lại gặp nhau trên một chương trình duy nhứt dé cùng nắm tay nhau, cùng sát cánh với dong bào, tiếp tục con đường giải phóng trong ĐOẢN

KÉT.

Liên hiệp Ký giá Dân chủ Việt Nam hạn chế tắt cả sự hoạt động vào phạm vi một chương trình đã vạch dưới đây, chỉ nhập một chương trình cấp bách giữa những trường hợp chính trị cua Việt Nam hiện thời và sẽ tity sự biển chuyên thời cuộc mà thay đổi hình thức và phương pháp hoạt động. Những

đại cương hoạt động là:

1 -Ung hộ Chánh phú do Quốc hội Việt Nam 3 miền, hiện thời là chánh phú Hồ Chí Minh.

2-Giải thích và xây dap tình huynh đệ giữa 2 dân tộc Pháp - Việt

3-Ung hộ tinh than tranh dau Việt Nam và cổ võ cho nên dân chủ chân

chính.

4-Tranh dau cho hòa bình, phản đối chánh sách bội ước phân ly, độc tài hay quân chủ bất luận ở đâu tới.

5-Bai trừ và tô cáo tat cả những yếu to văn hóa phản động nhất là trong

hàng ngũ văn chương và bao chi.

Những phân tử “Liên hiệp ” sẽ không bao giờ cộng tác với những tờ báo công khai chủ trương trái ngược với tôn chỉ của đoàn. Không chịu dé cho một thể lực nào chỉ phối tur tưởng và tinh thân chiến đấu và to cáo trước dự luận hay tay chay những nhà văn, nhà bảo và những cơ quan ngôn luận đi

hàng hai đề lừa gạt quân chúng.

91

Anh em trong Liên hiệp Ký gia Việt Nam mong các bạn làng văn, làng bao

chân chánh gia nhập hàng ngũ và mong được đồng bào ting hộ một cách thiết thực.

Ngày 16 tháng 4 năm 1947

LIÊN HIỆP KÝ GIÁ DÂN CHỦ VIỆT NAM

(Union des journalistes Démocrates du VietNam)

Tru sở tạm thời: 5 rue Farinole (Tòa soạn Justice} (Quéc Phượng, 2019).

Báo chí Sai Gòn từ đây đã đánh dau bước trưởng thành của mình, tự nhận thức được tinh hình và nhanh chóng chuyên đối hình thức đấu tranh sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Các ký giả tham gia Hội liên hiệp sau đó đã theo như Tuyên ngôn mà ra sức đấu tranh dé bảo vệ quyền lợi báo chí, đòi quyền tự do báo chí và tự đo ngôn luận. Cuối cùng Cao ủy Pháp ở Đông Dương là Bollaert đã phải chính thức công bồ lệnh bãi bỏ kiểm duyệt báo chí ở Sài Gòn từ ngày 1-5-1947.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, tự do báo chí được nới lòng hay siết chặt tùy

thuộc vào tình hình chính trị, quan sự từng lúc. Tại thời điểm Pháp âm mưu xâm chiếm Nam Bộ, báo chí ở Sài Gòn có tự do nhưng vẫn năm trong một khoảng giới

hạn. Thời điểm ấy, báo chí được tự do là bởi vì khi Pháp mới chiếm Sài Gòn cho đến ngày Chính phủ tự trị Nam Kỳ được ra mắt là một khoảng thời gian trắng vô chính phủ. báo chí lúc ấy hau như không cần qua kiêm duyệt. Và tự do báo chí chi kéo đài cho đến đầu tháng 7-1946 phía Pháp liền ra lệnh kiểm duyệt báo chí gat

gao.

Ngày 1-5-1947. dưới sự nỗ lực đấu tranh của giới báo chí Nam Bộ. Cao ủy Pháp ra lệnh bãi bỏ kiểm duyệt báo chí tại Nam Bộ. Thực chất nhà đương cục vẫn ngam ngắm phá hoại phong trào “Bao chí thông nhất” dang trong bóng tôi như cũ nhưng việc bãi bỏ kiểm duyệt này vẫn là một đánh đấu quan trọng trong công cuộc dau tranh giành lại Nam Bộ của kháng chiến Việt Nam. Bởi vì, việc bãi bỏ kiểm duyệt báo chí này không phải là hành động xuất phát từ thiện chí gì của thực dân

Pháp. Giới báo chí Nam Bộ đã phải đũng cảm dau tranh dé đòi lại tiếng nói tự do

cho nhân din Nam Bộ, đòi thực dan Pháp phải công nhận sự tự do của báo chí

Nam Bộ lúc bấy giờ.

Tự do báo chí có thé xem như sự độc lập tự do tiếng nói của một dân tộc.

không dé dang gì dé đành được nó từ tay quân Pháp cũng. Đông thời, khi đã có lại được tiếng nói tự do cũng chính là lúc công cuộc đấu tranh giành lại độc lập và thống nhất của nhân dân Nam Bộ nhanh chóng được đây mạnh. Sự tiễn công ngày càng mạnh mẽ không có rào cản từ phía báo chí chính là sự tiếp sức mạnh mẽ nhất đối với kháng chiến Việt Nam.

Một năm sau, Hội Liên hiệp Ký giá tiếp tục mở rộng ra với tính thần đoàn kết, thong nhất ký giả của cả ba miền Bắc - Trung - Nam lại với nhau và đôi tên thành Hội Liên hiệp Ký giả Việt Nam. Hội đã lên tiếng kêu gọi đại đoàn kết giữa những người làm báo chí từ Nam ra Bắc vì một mục tiêu chung đó là đánh đuôi dé quốc Pháp, giành lại thông nhất cho Việt Nam.

Tat cả những người làm báo trên toàn cõi Việt Nam, Bắc Bộ và Trung Bộ

hãy càng nhau liên hiệp lại tạo nên sứ mạnh. Đại đoàn kết giữa ký giả, giữa những người làm báo, nhằm hai mục đích trước mắt:

Bênh vực quyền lợi bảo chi dé đòi tự do báo chí thật sự.

Tương trợ dé nâng cao mức song người làm báo.

Trụ sở liên lạc Hội liên hiệp K¥ gia Việt Nam tạm thời đặt tại số 28, đường Sabourain (lau 1), Sài Gòn.

Danh sách Ban Thường trực Hội Liên liệp Ký gia Việt Nam, được bồ SUNG?

- Chủ tịch: Ông Lê Tho Xuân

- Phó Chú tịch: Ông Võ Thành Cứ

- Tổng Thư ký: Ông Nam Quốc Cang - Thư ký: Ông Huỳnh Hoài Lạc

- Thủ quÿ: Ong Đăng Văn Lý

- Hai cô vẫn: Ông Thiếu Sơn, Ông Triệu Công Minh (Trần Văn Giàu và

Tran Bạch Đằng, 2018, tr.593).

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Tìm hiểu phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí chống thực dân Pháp chia cắt Nam Bộ giai đoạn 1946-1950 (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)