1. Bản tuyên bố Brazzaville ngày 8-12-1943
Mun đồ chiến tranh và xâm lược do Nhật Bản tiền hành nhằm đặt nền thông
trị của họ lên những vùng tự do của Viễn Đông và Thái Bình Dương, năm 1940 đã đô ập xuống Đông Dương. Thiếu viện trợ từ bên ngoài (...), Đông Dương buộc lòng phải chịu đựng các yêu sách của kẻ thù. (...) Trước hành vi xâm chiếm và
bạo lực đó, nước Pháp tự do đã không hé chịu cúi đầu. Ngày 8-12-1941, Uy ban dân tộc Pháp tuyên bố ở trong tình trạng chiến tranh với Nhật sau ngày tắn công
vào Tran Châu Cảng (Pearl Harbour). Nước Pháp trịnh trọng bác bỏ mọi hành vi
và mọi nhượng bộ đã được ký kết bất chấp các quyền lợi và lợi ích của nó. Doan kết chặt chẽ với Liên hiệp quốc cho đến ngày kẻ xâm lược thất bại và toàn bộ lãnh thô Đông Dương được giải phóng.
Dong thời với việc luôn luôn ghi nhớ thái độ cao thượng và trung thực của các vị Quốc vương đương trị của Đông Dương, nước Pháp cũng sẽ ghi tạc mãi
mãi thái độ kiên cường và thăng thắn của các dân tộc Đông Dương, cuộc kháng chiến mà họ đã tiễn hành bên cạnh chúng ta chỗng Nhat Ban và Thái Lan, cũng như tắm lòng thủy chung gắn bó của họ đối với cộng đông Pháp. Với các dân tộc
đã biết cùng một lúc biéu hiện tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm chính trị
của mình, nước Pháp thỏa thuận ban hành, trong nội bộ khối cộng đồng Pháp, một quy chế chính trị mới theo đó, trong khuôn khé của tô chức liên bang, những quyền tự do của các nước trong Liên bang sẽ được nới rộng và khăng định; tính chất tự do rộng rãi của các tổ chức sẽ được nổi bật mà không hè mat đi dau hiệu của nền
văn minh và truyền thống Đông Duong; những người Đông Dương có thé đi vào
bât cứ công việc làm nào và chức vụ nào của nhà nước.
119
Phù hợp với sự cải cách quy chế chính trị ấy, sẽ có một cuộc cai cách quy
chế kinh tế của Liên bang - cuộc cải cách nay đặt trên cơ sở chế độ hai quan và thuế khóa ty tri, đảm bảo sự phôn vinh và góp phan vào sự phén vinh của các nước láng giềng.
Quan hệ hữu nghị và láng giéng tốt với Trung Hoa và sự phát triển những quan hệ tinh thần và kinh tế của chúng ta cuối cùng sẽ hứa hẹn cho Đông Duong, trong cái vai trò sẽ trở thành của nó, một tương lai vững chắc và thịnh vượng.
Nước Pháp mong muốn theo đuôi bằng sự liên kết tự do và thân mật với
các dân tộc Đông Dương, sứ mệnh mà nó phải gánh vac trong vùng Thái Bình Dương là như vậy. (Philippe Devillers, 1993, tr.44-45).
2. Bản tuyên bố ngày 24-3-1945
(...) Liên bang Đông Dương sẽ cùng với nước Pháp và những nước khác
của cộng đồng thành một "Liên hiệp Pháp" mà lợi ích bên ngoài sẽ do nước Pháp
đại diện. Đông Dương sẽ được hưởng, trong phạm vị Liên hiệp, một quyên tự do riêng của nó. Những người thuộc quốc tịch Liên bang Đông Dương sẽ vừa là công
dan Dong Dương vừa là công dân Pháp.
Đông Dương sẽ có riêng một Chính phủ Liên bang do Toàn quyền đứng đầu và gồm nhiều Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Chính phủ, chọn một trong số những người Đông Dương hoặc trong số những người Pháp cư trú ở Đông
Duong (...).
Một Quốc hội bau theo kiều đầu phiếu nào thích hợp nhất với mỗi nước của Liên Bang và trong đó có lợi ích của nước Pháp sẽ được đại điện, sẽ biéu quyết những khoản thuế mọi loại cùng ngân sách Liên Bang, và thảo luận những dự án
luật. (...).
Quyên tự do báo chí, tự do lập hội, tự do hội họp, tự do tư tưởng và tín ngưỡng và nói chung những quyền tự do dan chủ sẽ tạo thành nên tang của luật lệ
Đông Dương.
120
Năm nước lập thành Liên Bang Đông Dương có những khác biệt nhau về
văn minh, chủng tộc và truyền thống, vẫn giữ bản chất riêng cúa mình trong Liên
Bang.
Ông Toàn quyền là người trọng tài của tất cả, trong lợi ích riêng của mỗi nước. Các Chính phủ địa phương sẽ được cải tiễn hoặc cải tô. Các trọng trách và chức vụ trong mỗi nước sẽ dành chủ yếu cho những người mang quốc tịch nước
đó. (...)
Liên Bang Đông Dương sẽ được hưởng, trong khuôn khô Liên hiệp Pháp,
một chế độ tự trị kinh tế cho phép nó dat mức phát triển cao nhất về nông nghiệp.
công nghiệp và thương mại (...) .
Quy chế Đông Dương, như vừa được xem xét, sẽ trở thành chính thức sau khi được các cơ quan của Đông Dương giải phóng góp ý kiến (...). (Philippe
Devillers, 1993, tr.84-85).
121
PHỤ LỤC 2: