Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 33 - 38)

2.1.1. Tổng quan về Đồng Nai

Đồng Nai là một tỉnh nằm ở khu vực Miền Đông Nam Bộ của Việt Nam, với tổng diện tích đạt 5.903,94 km², tương đương khoảng 1,76% diện tích tự nhiên của cả nước và chiếm 25,5% diện tích của vùng Đông Nam Bộ. Theo thống kê đến đầu năm 2010, dân số tỉnh này là 2.559.673 người, với mật độ dân số là 386,5 người/km². Tỉnh Đồng Nai được chia thành 11 đơn vị hành chính, bao gồm Thành phố Biên Hòa, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh, Thành phố Long Khánh cùng với 9 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán và Tân Phú.

2.1.2. Tình hình tổ chức

TAND cấp huyện tại tỉnh Đồng Nai trực thuộc TAND tỉnh, với cơ cấu tổ chức gồm một Chánh án, một Phó Chánh án, các Thẩm phán sơ cấp, Thư ký Tòa án, công chức và nhân viên khác.

Theo Luật Tổ chức TAND, các Tòa án cấp huyện có thể tổ chức các Tòa chuyên trách như Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa hành chính. Tuy nhiên, cho đến nay, các Tòa án cấp huyện tại Đồng Nai chưa triển khai các Tòa chuyên trách này, do đó, trong cơ cấu tổ chức không có các Chánh tòa chuyên trách. Tỉnh Đồng Nai đã đề xuất thành lập các Tòa án chuyên trách tại các TAND cấp huyện đủ điều kiện theo quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014, mỗi Tòa sẽ có Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán và Thư ký Tòa án.

25

Bảng 2.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đơn vị có số lượng vụ việc phải giải quyết cao nhất là TAND thành phố Biên Hòa và cũng là đơn vị có số lượng nhân sự đông nhất với 43 biên chế; huyện có số lượng án phải giải quyết thấp nhất là huyện Tân Phú có số lượng nhân sự thấp nhất với 14 biên chế. Tùy theo số lượng vụ việc giải quyết và tình hình địa phương mà các Tòa án cấp huyện tại tỉnh Đồng Nai có số lượng công chức khác nhau, cụ thể:

BAN LÃNH ĐẠO

ỦY BAN THẨM PHÁN

TÒA CHUYÊN TRÁCH

BỘ PHẬN GIÚP VIỆC

TÒA DÂN

SỰ

TÒA HÌNH SỰ

TÒA KINH TẾ

TÒA HÀNH CHÍNH

VĂN PHÒNG

PHÒNG KTNV &

THA

PHÒNG TCCB,

TT &

TĐKT

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN, THÀNH PHỐ

TP.

BIÊN HÒA

TP.

LONG KHÁNH

H.

NHƠN TRẠCH

H.

TRẢNG BOM

H.

THỐNG NHẤT

H.

VĨNH CỬU

H.

TÂN PHÚ

H.

LONG THÀNH

H.

XUÂN LỘC

H.

ĐỊNH QUÁN H.

CẨM MỸ

26

TT Đơn vị

Số lượng nhân sự

Tổng số Thẩm

phán trung cấp

Thẩm phán sơ

cấp

Thư ký Tòa án

Thẩm tra viên

Công chức kế

toán

Người lao động

1 TAND thành phố Biên Hòa 3 14 25 0 1 5 48

2 TAND thành phố Long Khánh 1 9 19 0 1 4 34

3 TAND huyện Nhơn Trạch 1 8 18 0 1 3 31

4 TAND huyện Trảng Bom 1 6 16 0 1 3 27

5 TAND huyện Thống Nhất 1 6 15 0 1 3 26

6 TAND huyện Cẩm Mỹ 1 7 17 0 1 3 29

7 TAND huyện Vĩnh Cửu 1 7 16 0 1 3 28

8 TAND huyện Tân Phú 1 5 6 1 1 4 18

9 TAND huyện Long Thành 1 9 20 0 2 5 37

10 TAND huyện Xuân Lộc 1 8 9 0 1 3 22

11 TAND huyện Định Quán 1 5 8 1 1 3 20

Bảng 2.2. Bảng thống kê.số lượng nhân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện

Số lượng nhân sự tại từng Tòa án cấp huyện có sự thay đổi qua các năm, nhưng chủ yếu là sự điều động nhân sự giữa các Tòa án cấp huyện và giữa TAND tỉnh với các TAND cấp huyện, nhằm phù hợp với khối lượng công việc và yêu cầu xử lý vụ việc của từng đơn vị. Từ năm 2018 đến 2022, sự thay đổi nhân sự chủ yếu diễn ra theo hình thức biệt phái từ TAND tỉnh về các TAND cấp huyện hoặc điều chuyển nhân sự giữa các TAND huyện trong tỉnh.

Về HTND, căn cứ vào yêu cầu về số lượng và cơ cấu thành phần của Hội thẩm tại TAND cấp huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện có trách nhiệm lựa chọn và giới thiệu những người đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật. Sau đó, Hội đồng nhân dân cấp huyện sẽ tiến hành bầu chọn Hội thẩm. Khi được phân công tham gia xét xử vụ án, Hội thẩm cũng được xem là một trong những người tiến hành tố tụng tại Tòa án. Hiện nay, tại TAND cấp huyện tỉnh Đồng Nai, các Hội thẩm nhân dân chủ yếu là công chức, viên chức đang công tác hoặc đã nghỉ hưu, được Mặt trận Tổ quốc lựa chọn và giới thiệu.

Số lượng HTND tại TAND cấp huyện tùy thuộc vào số lượng án của từng TAND cấp huyện. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, TAND thành phố Biên

27

Hòa có số lượng HTND nhiều nhất với 35 Hội thẩm, TAND huyện Tân Phú có số lượng HTND ít nhất với 05 Hội thẩm.

2.1.3. Tình hình hoạt động

Các TAND cấp huyện hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, trong đó tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách, với Chánh án là người điều hành trực tiếp. Chánh án và Phó Chánh án chịu trách nhiệm cá nhân về các lĩnh vực công tác được phân công. Cụ thể, Chánh án là người đứng đầu cơ quan, có trách nhiệm quản lý và điều hành chung hoạt động của Tòa án cấp huyện, căn cứ theo các quy định tại Luật Tổ chức TAND và Quyết định số 1138/QĐ-TCCB, ngày 22/8/2008 của Chánh án TAND tối cao về phân cấp quản lý cán bộ TAND địa phương. Phó Chánh án hỗ trợ Chánh án, điều hành một số lĩnh vực công tác theo sự phân công và chịu trách nhiệm trước Chánh án về các hoạt động thuộc phạm vi mình phụ trách. Các nhiệm vụ. quyền hạn của Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, công chức và người lao động được quy định cụ thể trong Luật Tổ chức TAND và các Bộ luật Tố tụng, các văn bản pháp luật liên quan do TAND tối cao ban hành cũng như quy chế của từng đơn vị.

Nhìn chung, bên cạnh các văn bản pháp lý quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của lãnh đạo, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, công chức và người lao động, Quy chế làm việc tại các TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng quy định chi tiết như sau:

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án: Chịu trách nhiệm quản lý công tác tổ chức, cán bộ và điều hành ngân sách nhà nước. Chánh án cũng phải báo cáo công tác của Tòa án trước HĐND cấp huyện và Tòa án cấp trên.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chánh án: Phó Chánh án hỗ trợ Chánh án và thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Khi Chánh án vắng mặt, Phó Chánh án sẽ được ủy quyền thay mặt lãnh đạo giải quyết công việc và chịu trách nhiệm về các công việc được giao. Nếu có vấn đề phức tạp hoặc vướng

28

mắc trong quá trình giải quyết công việc, Phó Chánh án sẽ báo cáo Chánh án để cùng trao đổi và giải quyết.

- Trách nhiệm của lãnh đạo (Chánh án và Phó Chánh án): Lãnh đạo cần đề xuất các kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ, công chức trong cơ quan cả trước mắt và lâu dài. Cùng với việc xây dựng kế hoạch công tác của đơn vị, lãnh đạo phân công cán bộ thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong hệ thống Tòa án. Đồng thời, họ phải tuân thủ sự phân công của Tòa án cấp trên và các cơ quan liên quan, duy trì mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp khác để phục vụ công việc của mình. Họ cũng có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác và kết quả thực hiện nhiệm vụ lên cấp trên và các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

- Trách nhiệm của Thẩm phán: Mỗi Thẩm phán phải chủ động xây dựng kế hoạch công tác và giải quyết các vụ án được giao. Họ chịu trách nhiệm cá nhân về việc giải quyết án đúng hạn theo quy định pháp luật. Thẩm phán chủ tọa các phiên tòa phải nghiên cứu kỹ nội dung và tình tiết của vụ án, đảm bảo xét xử đúng pháp luật, đồng thời điều hành phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp. Thẩm phán cũng có trách nhiệm giao công việc cho Thư ký Tòa án và quản lý việc thực hiện công việc của họ.

- Trách nhiệm của Thư ký Tòa án: Thư ký Tòa án làm việc theo sự phân công của Thẩm phán. Họ hỗ trợ Thẩm phán trong việc thực hiện các thủ tục tố tụng liên quan đến vụ án, từ khi nhận đơn khởi kiện đến khi kết thúc vụ án. Thư ký Tòa án phải đảm bảo tính khách quan, trung thực và chính xác trong công việc của mình, chịu trách nhiệm về các công việc được giao, đặc biệt là các công việc trước, trong và sau phiên tòa xét xử.

- Trách nhiệm của Văn phòng:

+ Văn thư: Mọi công văn đến phải được ghi vào sổ và trình lãnh đạo để xử lý kịp thời. Việc phát công văn, giấy báo phải thực hiện nhanh chóng trong

29

ngày. Nếu xảy ra mất mát hoặc thất lạc công văn, người có trách nhiệm phải giải trình. Các văn bản lưu trữ cần được bảo quản một cách ngăn nắp, khoa học và tuân thủ quy trình bảo mật.

+ Lưu trữ hồ sơ: Các hồ sơ liên quan đến vụ án, sau khi có hiệu lực pháp luật, cần được hoàn chỉnh và chuyển sang bộ phận lưu trữ theo quy định mỗi năm. Công chức phụ trách lưu trữ phải lập sổ sách và phiếu theo dõi để đảm bảo việc quản lý đúng quy trình, đồng thời bảo mật thông tin. Việc mượn hồ sơ lưu trữ phải được sự phê duyệt của Chánh án.

+ Kế toán: Kế toán viên cần thực hiện công việc một cách có trách nhiệm, đảm bảo việc quản lý kinh phí được thực hiện chính xác, đầy đủ và kịp thời.

Mọi khoản thu, chi phải có chứng từ hợp lệ và tuân thủ đúng các quy định pháp luật. Hệ thống sổ sách kế toán và theo dõi tài sản cố định phải chính xác, đầy đủ để phục vụ cho công tác quyết toán hàng năm. Các báo cáo tài chính phải được công khai cho cán bộ, công chức trong cơ quan hàng quý.

+ Thủ quỹ: Thủ quỹ cần lập sổ theo dõi và quản lý tiền mặt, đảm bảo việc rút tiền, chi tiêu và tạm ứng được thực hiện đúng nguyên tắc tài chính.

Tiền quỹ không được mang ra ngoài cơ quan hoặc cất giữ ở nơi riêng tư. Nếu xảy ra thiếu hụt, mất mát mà không có lý do chính đáng, thủ quỹ sẽ phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại.

TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình thực hiện chức năng của mình trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Tuy nhiên, TAND cấp huyện ở một số địa phương, như tỉnh Quảng Ngãi, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại và khó khăn cần được khắc phục để đảm bảo hoạt động hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN, phục vụ lợi ích của Nhân dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)