* Về xây dựng thể chế
Để thực hiện mô hình TAND cấp huyện theo tinh thần Nghị quyết số 49- NQ/TW, Kết luận số 79- KL/TW và Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị, cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của TAND cấp huyện như: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính; Các văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng; Luật tổ chức Hội đồng nhân dân trên cơ sở phù hợp tính chất hoạt động và mô hình tổ chức của các Tòa án khi được tổ chức lại theo tinh thần cải cách tư pháp.
* Về đội ngũ cán bộ, công chức
Về biên chế và đội ngũ cán bộ, công chức khi thực hiện đổi mới cần có sự kế thừa biên chế và đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức của Toà án. Đồng thời, tiếp tục xác định cơ cấu ngạch công chức đối với từng đơn vị để làm cơ sở cho việc xây dựng phương án bổ sung nguồn nhân lực, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cho các TAND cấp huyện bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Trước tiên, cần phải có giải pháp tháo gỡ khó khăn, bất cập về nguồn cán bộ để tuyển dụng và bổ nhiệm Thẩm phán cho các TAND cấp huyện, nhất là những địa phương đang khang hiếm về nguồn cán bộ, bảo đảm vừa thực hiện
46
tiêu chuẩn hóa cán bộ theo quy định của Nhà nước vừa định hướng về đổi mới cơ cấu tổ chức hệ thống Toà án nêu ra trong Đề án này.
* Về xây dựng cơ sở vật chất
Tương tự như điều kiện về tổ chức cán bộ, khi việc đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND cấp huyện được thực hiện và đi vào hoạt động, cần phải đủ điều kiện về cơ sở vật chất bao gồm: trụ sở làm việc, hội trường xét xử, các phương tiện làm việc và kinh phí hoạt động.
Trước mắt, khi thực hiện thì các cơ sở vật chất hiện tại của các đơn vị phải được kế thừa, sẽ có những đơn vị phải xây dựng trụ sở tại địa điểm mới để phù hợp với đặc điểm về địa hạt tư pháp của đơn vị đó. Do đó, cần tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng trụ sở để bảo đảm giải pháp hiệu quả, đồng thời sớm hoàn thiện và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án “Tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ cho Tòa án nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” [2], [3], nhằm đáp ứng yêu cầu trong nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đối với các huyện có địa bàn rộng, hệ thống phương tiện đi lại không thuận lợi thì trụ sở của TAND cấp huyện (cũ) ở những huyện này sẽ tận dụng làm chi nhánh của TAND sơ thẩm khu vực giúp cho người dân thuận tiện đến Toà án. Trong trường hợp này, chi nhánh của TAND sơ thẩm khu vực sẽ là nơi trực tiếp thụ lý, giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự trên địa hạt tư pháp của đơn vị đó và xét xử lưu động một số vụ án hình sự theo yêu cầu phục vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật hoặc yêu cầu chính trị tại địa phương.
* Về tăng cường chế độ, chính sách đối với Toà án
Để tháo gỡ sự khó khăn trong việc thực hiện chế độ, chính sách cho Toà án trong việc đáp ứng yêu cầu xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức Toà án đủ về số lượng, đủ tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, chuyên môn thì cần phải thực hiện cơ chế, xây dựng chính sách ưu đãi đối với cán bộ,
47 công chức Toà án theo hướng:
- Thay đổi chế độ tiền lương, phụ cấp ở mức thu nhập khá trong xã hội, phù hợp với tình hình kinh tế thị trường, nhằm chống tiêu cực, tham nhũng trong nội bộ Toà án và là điều kiện thu hút nguồn nhân tài cho ngành Toà án.
- Chế độ nhà ở (hoặc phụ cấp nhà ở), xây dựng hệ thống nhà công vụ phục vụ cho các trường hợp luân chuyển, biệt phái tạo điều kiện cho công chức yên tâm công tác tại vị trí công tác của các TAND cấp huyện khác.
- Chế độ bảo đảm an toàn về danh dự, tính mạng cho các chức danh tu pháp và gia.
* Về tính đồng bộ của các cơ quan tư pháp với tổ chức và hoạt động của Toà án
Hoạt động xét xử của Toà án có liên quan chặt chẽ đến các cơ quan tiến hành tố tụng khác, nên việc đồng bộ về tổ chức và hoạt động của các cơ quan này phải tương ứng với tổ chức của TAND cấp huyện. Đây là điều kiện cần thiết cho việc việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án sơ thẩm khu vực đặt tại đơn vị hành chính cấp huyện.
Mặt khác, với nguyên tắc Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử; các bản án, quyết định của TAND sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm và việc thực hiện chế độ Toà án cấp trên giám đốc việc xét xử của Toà án cấp dưới, theo đó các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới có thể bị kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bởi Toà án cấp trên, nên việc đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND cấp huyện phải được thực hiện đồng bộ, cùng trong một thời điểm với nhau để bảo đảm xử lý kịp thời và đúng pháp luật các vụ án theo quan hệ tố tụng giữa Toà án các cấp theo quy định của pháp luật tố tụng.
Ngoài ra, để bảo đảm hoạt động đồng bộ giữa Toà án và các cơ quan tiến hành tố tụng nhưng vẫn bảo đảm tính độc lập, thực hiện đúng quyền hạn, trách
48
nhiệm của mỗi cơ quan thì cần phải quy chế hoá hoạt động phối hợp giữa Toà án và các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xử lý, giải quyết các loại vụ án.