Phân tích tình hình huy động vốn – phân theo nội tệ, ngoại tệ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng phát triển nhà đbscl chi nhánh cần thơ (Trang 36 - 37)

6. BỐ CỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.2.3.Phân tích tình hình huy động vốn – phân theo nội tệ, ngoại tệ

Bảng 2.6. Vốn huy động - phân theo nội tệ, ngoại tệ của MHB chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2009 – 2011)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ

tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

So sánh

2010/2009 2011/2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nội tệ 528.068 99,0 7 663.32 5 98,9 6 810.34 3 99,0 6 135.25 7 25,61 147.01 8 21,16 Ngoại tệ 4.979 0,93 6.945 1,04 7.682 0,94 1.967 39,50 737 10,61 Tổng cộng 533.047 100 670.27 1 100 818.02 5 100 137.22 4 25,74 157.75 4 22,04

(Nguồn: Phòng Nguồn vốn MHB chi nhánh Cần Thơ)

Thông qua bảng số liệu ta thấy vốn huy động bằng nội tệ của chi nhánh tương đối ổn định qua các năm từ 2009 – 2011 và luôn luôn đạt mức trên 98% trong nguồn vốn huy động. Năm 2009 vốn huy động bằng nội tệ chiếm 99,07%, năm 2010 chiếm 98,96% và năm 2011 chiếm 99,06%. Vốn huy động bằng nội tệ có tăng mạnh và ổn định qua các năm. Cụ thể là năm 2010 nội tệ là 663.325 triệu đồng, so với năm 2009 thì cao hơn 134.257 triệu đồng, sang năm 2011 là 810.343 triệu đồng tăng 147.018 triệu đồng so với năm 2010. Điều này cho thấy công tác huy động vốn bằng nội tệ rất

được chú trọng đầu tư phát triển và khách hàng của chi nhánh chủ yếu là khách hàng trong nước, hơn nữa với sự lên xuống bất ổn của tỷ giá đô thì nội tệ trở thành phương án lựa chọn an toàn đối vối khách hàng kết quả là nguồn vốn huy động bằng nội tệ gia tăng mạnh cho chi nhánh.

Như vậy chi nhánh hoạt động bằng nội tệ là chủ yếu còn huy động bằng ngoại tệ thì chỉ mới được phát triển trong vài năm gần đây nên doanh số vốn bằng ngoại tệ còn chưa cao. Tuy vậy tốc độ huy động vốn bằng ngoại tệ cũng có xu hướng tăng qua các năm như năm 2010 tăng hơn năm 2009 là 1.967 triệu đồng, và năm 2011 tăng hơn năm 2010 là 737 triệu đồng. Tuy nhiên rõ ràng có thể thấy năm 2011 vốn huy động từ ngoại tệ tăng ít hơn giai đoạn năm 2009 đến năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm trong vốn ngoại tệ là do thị trường ngoại tệ có nhiều diễn biến phức tạp. Năm 2010 NHNN đã phải 2 lần điều chỉnh tỷ giá. Từ tháng 10/2010 thị trường ngoại tệ và tỷ giá diễn biến phức tạp, tỷ giá mua bán thực tế của doanh nghiệp biến động theo tỷ giá thị trường tự do kéo theo căng thẳng cung cầu ngoại tệ, làm giá VNĐ. Đến năm 2011 thị trường ngoại tệ tiếp tục diễn biến căng thẳng làm cho việc huy động vốn ngoại tệ thêm khó khăn. Tuy nhiên nhờ sự nổ lực của NHNN trong việc áp dụng lãi suất trần huy động USD 2%/năm đối với khách hàng cá nhân thì thị trường ngoại tệ bắt đầu có xu hướng ổn định. Gần về những tháng cuối năm 2011, diễn biến thị trường ngoại tệ đang có dấu hiệu trở lại quy luật cũ: Tỷ giá và cung - cầu ngoại tệ đều tăng. Hiện tượng “USD hai giá” dù chưa phổ biến nhưng có dấu hiệu tái diễn. Vì thế trong thời gian tới NH sẽ tiếp tục có sự điều chỉnh phù hợp theo nhu cầu cung – cầu vốn trên thị trường tiền tệ. MHB chi nhánh Cần Thơ cũng cần chú ý đến tiềm năng tiền ngoại tệ nhàn rỗi trong dân cư và lợi dụng thời cơ phát triển, hội nhập của đất nước để thu hút thêm ngoại tệ cho nguồn vốn huy động.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng phát triển nhà đbscl chi nhánh cần thơ (Trang 36 - 37)