Phân tích tình hình huy động vốn – phân theo đối tượng kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng phát triển nhà đbscl chi nhánh cần thơ (Trang 34 - 36)

6. BỐ CỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.2.2. Phân tích tình hình huy động vốn – phân theo đối tượng kinh tế

Vấn đề hàng ngày của Ngân hàng là huy động nguồn lực vốn để cung cấp và đầu tư vốn cho doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thực hiện vai trò là trung gian tài chính, Ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì thế, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân Ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Thông qua hoạt động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế của Ngân hàng đồng thời đáp ứng yêu cầu cho người dân gửi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an toàn.

Những năm gần đây, chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các đối tượng kinh tế trên địa bàn tỉnh nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Trong thời gian qua công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Vốn huy động – phân theo thành phần kinh tế của MHB chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2009 – 2011)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009So sánh2011/2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi TCKT 239.517 44,93 219.050 32,68 230.777 28,2 1 20.467 8,55 11.727 5,35 Tiền gửi dân cư 292.765 54,92 448.863 66,97 585.847 71,6 2 156.098 53,32 136.984 30,52 Tiền gửi TCTD khác 765 0,15 2.358 0,35 1.401 0,17 1.593 208,24 -957 - 40,59 Tổng cộng 533.047 100 670.271 100 818.025 100 137.224 25,74 147.754 22,04

(Nguồn: Phòng Nguồn vốn MHB chi nhánh Cần Thơ)

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Đối với loại tiền gửi này, khách hàng gửi tiền là các Công ty, Doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần trong Thành phố. Khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng nhằm đảm bảo cho các dịch vụ thanh toán từ Ngân hàng hoặc khi có lượng tiền nhàn rỗi, khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích sinh lời. Đây cũng là khoản mục

chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động và tăng đều qua các năm.

Năm 2009 loại tiền gửi tại TCKT đạt 239.517 triệu đồng, chiếm 44,93% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2010 loại tiền gửi này chỉ đạt 219.050 triệu đồng, chiếm 32.68% trong tổng vốn huy động, so với năm 2009 giảm 20.467 triệu đồng, tương ứng giảm 8,55%. Sang năm 2011 tiền gửi TCKT đạt 230.777 giảm 11.727 triệu đồng so năm 2011, tương ứng giảm 5,35 %. Tuy chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn huy động nhưng đây là đối tượng được Ngân hàng chú trọng và định hướng phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai. Việc chú trọng vào các đối tượng này sẽ giúp nguồn vốn huy động từ các TCKT sẽ ngày càng tăng cao, góp phần gia tăng nguồn vốn cho Ngân hàng trong những năm tiếp theo.

Tiền gửi dân cư (hay tiền gửi tiết kiệm)

Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau loại tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Loại tiền gửi tiết kiệm này được khách hàng ưa chuộng bởi lãi suất cao và khá ổn định. Khách hàng gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi và nhận được những tiện ích mà ngân hàng cung cấp. Năm 2009 loại tiền gửi này đạt 292.765 triệu đồng, chiếm 54,92% nguồn vốn huy động. Năm 2010 tiền gửi dân cư đạt 448.863 triệu đồng, tăng 156.098 triệu đồng so năm 2009 tương ứng tăng 53,32 % và chiếm đến 66,97% nguồn vốn huy động. Tiền gửi dân cư gian tăng một phần là do người dân trên địa bàn làm ăn ngày càng có hiệu quả, mức sống của người dân Cần Thơ ngày càng cao nên thu hút được nhiều tiền nhàn rỗi của người dân. Nguyên nhân thứ hai, MHB chi nhánh Cần Thơ không ngừng triển khai các hoạt động khuyến mãi cho lĩnh vực huy động vốn của mình. Với những chương trình hấp dẫn như thế sẽ là động lực để gia tăng vốn huy động cho Ngân hàng.

Sang năm 2011 loại tiền gửi này đạt 585.847 triệu đồng, tăng 136.984 triệu đồng so năm 2010, tương ứng tăng 30,52%, và chiếm 71,62% nguồn vốn huy động. Có thể do sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được liên kết thành công trên địa bàn TPCT và đa dạng đã làm cho loại tiền gửi này tăng. Mặc khác, là do năm 2011 mức lãi suất huy động cao và có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, do đó thu hút càng nhiều vốn nhàn rỗi của người dân. Với điều kiện TPCT đang trên đà phát triển, thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng lên, người dân có nhu cầu tích lũy nhiều hơn và đây cũng là một hình thức đầu tư đơn giản nhất khi họ chưa đủ điều kiện mở cơ sở sản xuất, kinh doanh. Người dân trên địa bàn TPCT cho rằng đầu tư vào các kênh như bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại tệ,…thường không an toàn, các thị trường thường xuyên bất ổn thế nên người dân quyết định gửi vào Ngân hàng để tránh rủi ro. Nhờ đó mà tiền gửi dân cư gia tăng đều qua các năm.

Tuy tiền gửi của các TCTD khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Tuy nhiên, để thực hiện được các giao dịch thanh toán qua lại giữa các Ngân hàng với nhau trên địa bàn thì chi nhánh Cần Thơ cũng đã có những nỗ lực lớn trong việc tạo ra nhiều mối qua hệ hợp tác với các TCTD khác nhằm gia tăng khoản huy động này. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011 tiền gửi của các TCTD khác có sự dao động tăng giảm qua mỗi năm. Cụ thể, năm 2009 tiền gửi của TCTD đạt 765 triệu đồng, đến năm 2010 số tiền này đạt 2.358 triệu đồng, tăng 1.593 triệu đồng so năm 2009. Sang năm 2011 tiền gửi của các TCTD khác này chỉ đạt 1.401 triệu đồng giảm 957 triệu đồng so năm 2010, tương ứng giảm 40,59%. Nguyên nhân của khoản tiền gửi của các TCTD năm 2010 tăng vọt tới 208,24 % so năm 2009 là do một số khách hàng của các TCTD khác này có tiền gửi tại Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ, nên họ phải mở tài khoản gửi tiền vào Ngân hàng để thanh toán cho khách hàng. Vì thế làm cho tiền gửi của các TCTD tăng mạnh vào năm 2010. Còn lý do dẫn đến tiền gửi các TCTD giảm năm 2011, có thể do trên địa bàn tỉnh có nhiều Ngân hàng được xây dựng lên như Sacombank, Seabank, BIDV, VIB,…nên một số TCTD đã có nhiều sự lựa chọn Ngân hàng khác nhau để gửi tiền. Xét về mặt tỷ trọng thì loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh: 0,15 % năm 2009, 0,35 % năm 2010, 0,17 % năm 2011.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng phát triển nhà đbscl chi nhánh cần thơ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w