Phân tích tình hình huy động vốn – phân theo kỳ hạn tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng phát triển nhà đbscl chi nhánh cần thơ (Trang 31 - 34)

6. BỐ CỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.2.1.Phân tích tình hình huy động vốn – phân theo kỳ hạn tín dụng

Vốn huy động theo kỳ hạn tín dụng gồm có 2 loại là có kỳ hạn và không có kỳ hạn. Một xu hướng chung trong là nguồn vốn không kỳ hạn thì giảm hoặc tăng rất ít, vốn có kỳ hạn tăng mạnh trong tổng nguồn vốn. Bảng dưới đây thể hiện rõ nét xu thế này tại MHB chi nhánh Cần Thơ:

Bảng 2.4. Vốn huy động – phân theo kỳ hạn tín dụng của MHB chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2009 – 2011)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ

tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

So sánh

2010/2009 2011/2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

(1) Khôn g kỳ hạn 82.620 15,50 91.747 13,69 95.784 11,71 9.127 11,05 4.037 4,41 (2) Có kỳ hạn 450.427 84,50 578.524 86,31 722.241 88,29 128.097 28,44 143.717 24,84 <= 12 tháng 423.300 93,98 568.882 98,33 721.812 99,94 145.582 34,39 152.930 26,88 > 12 tháng 27.127 6,02 9.642 1,67 429 0,06 -17.485 - 13,65 -9.213 -95,55 Tổng cộng 533.047 100 670.271 100 818.025 100 137.224 25,74 147.754 22,04

(Nguồn: Phòng Nguồn vốn MHB chi nhánh Cần Thơ)

Tiền gửi không kỳ hạn

Từ bảng số liệu có thể thấy hiện nay hình thức gửi tiền không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân chính là do hình thức tiền gửi này không mang lại lãi suất cao, chủ yếu là của các tổ chức kinh tế dùng để thanh toán trong kinh doanh và các tài khoản cá nhân có nhu cầu sử dụng thường xuyên. Chính vì thế, loại hình vốn huy động này chỉ dao động nhẹ qua các năm. Năm 2009 tổng vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn chiếm 15,5%, năm 2010 chỉ tăng nhẹ là 16,69% và năm 2011 giảm xuống còn 11,71 %. Sự giảm tỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn ở năm 2011 chứng tỏ rằng khách hàng ngày càng không chuộng hình thức gửi tiền này. Điều này thể hiện rõ nhất khi so sánh tỉ lệ chênh lệch giữa năm 2010/2009 và 2011/2010 đã giảm từ 11,05 % xuống còn 4,41% . Bên cạnh đó, thói quen tích lũy của người Việt Nam thì việc gửi tiền không kỳ hạn để thanh toán qua Ngân hàng là chưa cao, bởi họ xem tiền mặt là công cụ thanh toán chính cho mọi giao dịch. Chính vì thế mà khoản tiền gửi tiết kiệm này ngày càng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên để nâng cao tỷ lệ loại tiền gửi này, TPCT đã liên kết thành công giữa các Ngân hàng về việc thanh toán tiền hàng qua các POS, vì thế trong tương lai các đối tượng này có thể gia tăng họ nghĩ đây là phương thức gửi tiền an toàn nhất, vì vậy MHB chi nhánh Cần Thơ cần có những chính sách nhằm thỏa mãn nhu cầu thanh toán của khách hàng để thu hút lượng tiền gửi không kỳ hạn trong tương lai.

Cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn trong 3 năm qua đều chiếm hơn 80 % tổng nguồn vốn huy động. Đây là khoản tiền gửi đã được xác định thời gian trả lãi cho khách hàng vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng, tạo nguồn vốn ổn định giúp Ngân hàng có thể chủ động trong đầu tư. Nhờ các chính sách lãi suất hợp lý của MHB Cần Thơ nên tỷ trọng loại tiền gửi này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, năm 2009 là tổng tiền gửi có kỳ hạn là 450.427 triệu đồng, 2010 là 578.524 triệu đồng (tăng tương đương 28,44% so với năm 2009) và đến năm 2011 thì tăng lên là 722.241 triệu đồng (tăng tương đương 24,84% so với năm 2010). Tuy nhiên do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế năm 2011 làm cho mức chênh lệch tiền gửi có kỳ hạn của năm 2011/2010 thấp hơn mức chênh lệch năm 2010/2009.

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng

Đối với loại tiền gửi này nó chiếm khá cao trong tổng tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng. Trong giai đoạn từ năm 2009 – 2011 tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2009 là 93,98%, năm 2010 là 98,33% và năm 2011 là 99,94%. Năm 2010 tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 568.882 triệu đồng tăng 145.582 triệu đồng tương ứng tăng 34,39 % so với năm 2009. Sang năm 2011 loại tiền gửi này đạt 722.241 triệu đồng tăng 143.717 triệu đồng, tương ứng tăng 26,88% so với năm 2010. Có nhiều nguyên nhân tác động làm cho tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng tăng lên và chiếm tỷ lệ rất lớn trong tiền gửi có kỳ hạn. Trong đó, lý do quan trọng nhất là do lãi suất của các loại tiền gửi khác được điều chỉnh thấp hơn lãi suất của tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng. Vì thế mà đa số khách hàng đã chọn và chuyển sang hình thức gửi tiền này.

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng

Trong 3 năm qua ta thấy hình thức gửi tiền này tại MHB chi nhánh Cần Thơ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng và đang giảm rất mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2009 tiền gửi theo hình thức này đạt 27.127 triệu đồng chỉ chiếm 6.02% trong tổng tiền gửi có kì hạn và giảm chỉ còn 0,06% vào năm 2011. Khi so sánh tỉ lệ chênh lệch thì vào năm 2010 tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng giảm 17.485 triệu đồng (tương đương giảm đi 13,65%) so với năm 2009, năm 2011 giảm đi 9.213 triệu đồng tương đương 95,99% so với năm 2010. Nguyên nhân tiền gửi này giảm mạnh do trong năm 2010 kinh tế khó khăn nên lượng tiền nhàn rỗi của khách hàng cho các kênh đầu tư gửi tiền vào Ngân hàng trong kỳ hạn dài là rất ít, hơn nữa mức lãi suất của loại hình này thấp hơn kỳ hạn dưới 12 tháng chính vì thế loại tiền gửi kỳ hạn dài trên 12 tháng giảm mạnh.

Tóm lại, vốn huy động theo kỳ hạn có tăng lên qua các năm, chiếm lượng lớn trong nguồn vốn huy động của ngân hàng. Kết quả ấy đạt kết quả tốt là nhờ sự chỉ đạo trong công tác huy động vốn, Ngân hàng đã thực hiện một số giải pháp khắc phục tình

trạng chênh lệch lãi suất giữa các Ngân hàng Thương mại cổ phần, đồng thời tích cực cải thiện lãi chệnh lệch lãi suất cho vay- huy động, cải thiện quản trị thanh khoản dựa trên hệ thống thông số an toàn và phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới. Bên cạnh đó nhờ vào mạng lưới hoạt động rộng nên Ngân hàng dễ dàng thực hiện được công tác tuyên truyền, quảng cáo đến khách hàng chính vì vậy mà công tác huy động tiền gửi có kỳ hạn được cải thiện và tăng trưởng cao hơn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng phát triển nhà đbscl chi nhánh cần thơ (Trang 31 - 34)