Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn

Quy mô là chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng . Với quy mô nguồn huy động ngày càng tăng sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng hoạt động, phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của mình, quy mô cũng tạo điều kiện nâng cao tính thanh khoản, tính ổn định và tăng niềm tin của khách hàng. Các ngân hàng có quy mô lớn thì thường có ưu thế huy động hơn các ngân hàng quy mô

nhỏ. Trong tình hình cạnh tranh nhau về thị phần khách hàng , lãi suất thường không có sự khác biệt nhiều giữa các ngân hàng, do vậy khách hàng thường lựa chọn các ngân hàng có quy mô lớn để đảm bảo tính an toàn, thanh khoản cho khoản tiền gửi của mình.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động của ngân hàng qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn vốn huy động.

Điều đó ảnh hưởng tới khả năng tăng cường và mở rộng thị trường hoạt động của mình. Về mặt lượng, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thường được đánh giá thông qua:

Tốc độ tăng trưởng VHĐ = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝑽𝑯Đ 𝒌ỳ 𝒏à𝒚−𝑻ổ𝒏𝒈 𝑽𝑯Đ 𝒌ỳ 𝒕𝒓ướ𝒄

𝑻ổ𝒏𝒈 𝑽𝑯Đ 𝒌ỳ 𝒕𝒓ướ𝒄 × 𝟏𝟎𝟎%

Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các thời kỳ. Nếu tỉ lệ này lớn hơn 100% thì quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng đã được mở rộng. Việc mở rộng quy mô vốn một cách liên tục với tốc độ tăng trưởng vốn ngày càng cao chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng đang được cải thiện.

1.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chi phí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra tức lãi suất cho vay của ngân hàng. Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng được đánh giá là hợp lí nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn và có chi phí huy động thấp nhất. Có vốn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động thuận lợi, ngân hàng có thể cơ cấu lại nguồn vốn, mở rộng quy mô hoạt động , chủ động trong hoạch định chiến lược phát triển, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh. Có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động thông qua chỉ tiêu tỷ trọng nguồn vốn huy động

Tỷ trọng từng NVHĐ= 𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡ừ𝑛𝑔 𝑁𝑉𝐻Đ

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑁𝑉𝐻Đ × 100%

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lí trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau. Cơ cấu vốn cần đa dạng, cân đối trong đó cần đảm bảo một tỷ lệ hợp lí giữa vốn huy động ngắn hạn với trung hạn và

dài hạn, giữ nội tệ và ngoại tệ. Mỗi nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác. Sự biến đổi về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng vốn và theo đó là sự thay đổi về lợi nhuận, mức độ an toàn của ngân hang. Vì vậy, ngân hàng luôn quan tâm, nghiên cứu thị trường để có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời.

1.2.2.3. Chi phí sử dụng vốn

Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra trong quá trình huy động vốn. Chi phí huy động vốn bao gồm 2 phần: chi phí trả lãi (trả lãi suất huy động) và chi phí phi lãi; trong đó chi phí trả lãi chiếm phần lớn trong tổng chi phí huy động.

Việc xác định chi phí huy động vốn là việc làm rất hữu ích cho ngân hàng để từ đó xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả. Các ngân hàng thường xác định chi phí huy động vốn thông qua chỉ tiêu: chi phí trả lãi bình quân và chi phí phi lãi

Chi phí trả lãi bình quân = 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡𝑟ả 𝑙ã𝑖 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑁𝑉𝐻Đ

Chi phí phi lãi bình quân = 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑝ℎ𝑖 𝑙ã𝑖 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑁𝑉𝐻Đ

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền ngân hàng phải bỏ ra cho một đồng vốn huy động được. Chi phí trả lãi bình quân giảm qua các năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn, chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã được tổ chức một cách hiệu quả.

1.2.2.4. Hệ số sử dụng vốn

Hoạt động chính của NHTM là huy động vốn để sử dụng nhằm thu lợi nhuận. Từ đây, ngân hàng chuyển hóa nguồn vốn và nguồn tiền gửi thành các tài sản như tín dụng, ngân quỹ, chứng khoán, các tài sản khác theo phương thức thích hợp để thỏa mãn mục tiêu của ngân hang.

Hệ số sử dụng vốn = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏 𝒉𝒖𝒚 độ𝒏𝒈

Hệ số này nói lên mối quan hệ giữa nguồn vốn (đi vay) và cho vay (sử dụng

vốn) của ngân hàng. Nếu HĐV nhưng không cho vay được có nghĩa là vốn trong ngân hàng bị đóng băng. Ngược lại, hệ số này quá lớn phản ánh tình trạng thiếu vốn trầm trọng của ngân hang.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)