CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.4. KINH NGHIỆM VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.4.3. Bài học rút ra đối với NHTMCP Công thương- Chi nhánh Đống Đa
Đa dạng hóa các hình thức, sản phẩm huy động vốn: Hiện nay, nguồn vốn
nhàn rỗi trong dân cư vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Để thu hút được lượng vốn đó, các NHTM cần đưa ra các chiến lược riêng, các sản phẩm thích hợp với khách hàng mục tiêu của mình. Sản phẩm càng đa dạng, càng đáp ứng tốt mọi nhu cầu phát sinh của khách hàng thì càng mở rộng được đối tượng và phạm vi hoạt động.
Nâng cao chất lượng công nghệ: công nghệ là yếu tố theo chốt giúp hoạt động ngân hàng trở nên chính xác, nhanh chóng và hiệu quả. Có thể thấy, ở các ngân hàng nổi tiếng trên thế giới, đặc biệt là hai ngân hàng JPMorgan Chase & Co và ICBC vừa phân tích ở trên, các công nghệ tiên tiến đã giúp cho việc thanh toán, giao dịch được nhanh chóng, an toàn và chính xác từ đó tạo được sự tin tưởng từ phía khách hàng. Công nghệ không phát triển sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của ngân hàng nói chung và hiệu quả huy động vốn nói riêng.
Mở rộng mạng lưới huy động: các ngân hàng thường tập trung mở rộng mạng lưới ở các thành phố lớn mà thiếu sự quan tâm ở các vùng sâu vùng xa. Với các NHTM, mục tiêu mở rộng mạng lưới là để gia tăng kênh bán hàng, nâng cao hiệu quả huy động vốn và từ đó tăng thêm lợi nhuận.
Có các chính sách lãi suất hợp lý: chính sách lãi suất được xây dựng cần đáp ứng các yêu cầu sau: huy động đủ vốn cho các mục đích sử dụng, đảm bảo tính cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập, phải dựa trên cơ sở tỷ lệ lạm phát, tuân thủ các quy định về khung lãi suất của NHNN từng thời kỳ.
Chính sách của NHNN và Chính Phủ: Tại mỗi nước, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại chịu sự tác động các chế tài của luật pháp, và sự điều hành giám sát và quản lý từ phía Ngân hàng Nhà Nước, để phục vụ những mục đích mà Chính phủ ban hành hay Ngân hàng Nhà Nước đề ra. Do vậy, các chính sách của NHNN sẽ có tác động đến các chính sách của mỗi NHTM. Trong giai đoạn hiện nay, NHNN cần có các chính sách nới lỏng nhằm tạo tính thanh khoản cho thị trường vốn phát triển.
Nâng cao chất lượng cán bộ, nhân viên ngân hàng: cán bộ, nhân viên ngân hàng được coi là bộ mặt của ngân hàng, đại diện cho hình ảnh của ngân hàng. Do vậy, để tạo được sự tin tưởng trong lòng khách hàng việc nâng cao chất lượng cán bộ, nhân viên là điều cần thiết bằng cách xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức
danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng tương đương với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực. Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kinh doanh cơ bản, các kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ, nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp và chịu áp lực cạnh tranh ngày càng cao của môi trường kinh doanh.
Như vậy, với kinh nghiệm quý báu từ các ngân hàng nổi tiếng trên thế giới là bài học quý báu cho các NHTM trong nước nói chung và NHTMCP Công thương- CN Đống Đa nói riêng học tập và đưa ra được những định hướng riêng để nâng cao hiệu quả huy động vốn một cách phù hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tóm lại, Chương 1 đã hệ thống hóa một số vấn đề hiệu quả huy động vốn của NHTM với các nội dụng chính: tổng quan về NHTM, các nghiệp vụ huy động vốn, các yếu tố tác động đến hiệu quả huy động vốn và bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng trong và ngoài nước. Những nội dung liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng đã chỉ cơ sở lý luận rõ ràng làm tiền đề cho việc phân tích thực trạng công tác huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của NHTMCP Công thương- Chi nhánh Đống Đa trong giai đoạn hiện nay, từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn.
CHƯƠNG 2