Cơ cấu vốn tiền gửi

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI

2.2.2. Cơ cấu vốn tiền gửi

 Cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế

Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế của Vietinbank CN Đống Đa từ năm 2015 - 2017

Đơn vị: Tỷ đồng Năm

Tiêu chí

2015 2016 2017

Số tiền Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền gửi dân cư 18.724 70,57 26.068 72,74 25.340 72,20 Tổ chức kinh tế 7.808 29,43 9.769 27,26 9.760 27,80

Tổng VHĐ 26.532 100 35.837 100 35.098 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh – CN Đống Đa năm 2015- 2017) Nhìn vào bảng trên ta thấy, tiền gửi của các TCKT có sự biến động mạnh trong khoảng từ 2015 đến 2016 và đến 2017 có sự suy giảm nhưng không đáng kể.

Năm 2015, tiền gửi TCKT đạt 7.808 tỷ đồng, chiếm 29,43% trên tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2016, tiền gửi TCKT đạt 9.769 tỷ đồng, chiếm 27,26% trên tổng nguồn vốn, tăng thêm 25,12% ( tương đương 1961 tỷ đồng) so với năm 2015.

Năm 2017, tiền gửi của TCKT chiếm 27,8% tổng vốn huy động, giảm 0.09% so với năm 2016.

Trong cơ cấu tiền gửi của các TCKT bao gồm tiền gửi từ các doanh nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài,…Khi có lượng tiền tệ nhàn rỗi, chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh, các TCKT thường gửi vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn để sử dụng với mục đích thanh toán và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng hoặc tiền gửi có kỳ hạn để hưởng lãi.

Đối với tiền gửi từ bộ phận dân cư, đây được xem là nguồn vốn ổn định, có sự tăng trưởng bền vững và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động.

Năm 2015, tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 18.274 tỷ đồng. Sang 2016, tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng 39,22% ( tương đương tăng 7.344 tỷ đồng) so với năm 2015.

Tuy nhiên năm 2017, lượng tiền gửi tiết kiệm giảm nhẹ 2,7% ( tương đương 728 tỷ đồng) do có sự tác động từ việc lãi suất huy động giảm 0,4% từ tháng 9/2017.

Đối với ngân hàng, tiền gửi từ dân cư luôn là nguồn vốn ổn định, chiếm tỷ trọng cao, cho phép ngân hàng chủ động sử dụng nguồn vốn này để đầu tư sinh lời.

Do đó, trong những năm gần đây, Vietinbank đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như sự cạnh tranh với các ngân hàng như:

tiết kiệm rút gốc linh hoạt cho phép khách hàng sử dụng vốn linh hoạt, tiền gửi tiết kiệm có lãi tự điều chỉnh linh hoạt, triển khai hình thức gửi tiền một nơi rút nhiều nơi, gửi tiền online, gửi tiền trúng quà độc đắc…

 Cơ cấu vốn theo loại tiền huy động

Bảng 2.3 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của Vietinbank CN Đống Đa từ năm 2015 – 2017

Đơn vị: Tỷ đồng Năm

Tiêu chí

2015 2016 2017

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Số

tiền Tỷ trọng (%)

VNĐ 22.075 83,2 30.533 85.2 29.781 84.85

Ngoại tệ quy

đổi VNĐ 4.457 16,8 5.304 14.8 5.317 15,15

Tổng VHĐ 26.532 100 35.837 100 35.098 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank- CN Đống Đa năm 2015- 2017)

Về cơ cấu loại tiền huy động, bảng 2.2 cho thấy tỷ trọng vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động của Vietinbank CN Đống Đa và được duy trì qua các năm, nguồn vốn nội tệ chủ yếu chiếm tỷ trọng rất cao ( > 80%) trên tổng vốn huy động từng thời kỳ.

Nguyên nhân chính là do sự chênh lệch lãi suất quá lớn giữa ngoại tệ và nội tệ đã khiến cho người gửi tiền đổi từ ngoại tệ sang nội tệ đế hưởng kiếm sự chênh lệch cao dù cho sự biến động về tỷ giá là rất lớn cũng không đủ bù đắp nổi sự chênh lệch này. Vì vậy, sự gia tăng của nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ là không nhiều mà chủ yếu vẫn là sự gia tăng nguồn vốn từ nội tệ để hưởng lợi từ lãi suất huy động cao.

Tính đến 31/12/2015, vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 4.457 tỷ đồng và nội tệ đạt 22.075 tỷ đồng. Năm 2016, vốn huy động bằng nội tệ chiếm 85,2% tổng VHĐ, tăng 38,31% so với năm 2015 và vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 14,8% tổng VHĐ, tăng 19% so với năm 2015. Tiếp tục ổn định trong tỷ trọng, năm 2017, vốn huy động bằng nội tệ chiếm 84.85%, ngoại tệ quy đổi chiếm 15,15% trên tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, năm 2017, vốn huy động bằng nội tệ có sự giảm nhẹ, giảm 2,46% so với năm 2016 trong khi vốn huy động bằng ngoại tệ có dấu hiệu tăng, tăng 0,25% so với năm 2016.

 Cơ cấu vốn theo kỳ hạn

Bảng 2.4 Cơ cấu vốn theo kỳ hạn của Vietinbank CN Đống Đa từ năm 2015 - 2017 Đơn vị: Tỷ đồng Năm

Tiêu chí

2015 2016 2017

Số tiền Tỷ trọng (%)

Số

tiền Tỷ trọng (%)

Số

tiền Tỷ trọng (%) Tiền gửi không

kỳ hạn 3.936 14,83 4.662 13,00 4.282 12,20 Tiền gửi dưới 12

tháng 15.070 56,80 22.283 62,20 22.322 63,60 Tiền gửi từ 12

tháng trở lên 7.526 28,37 8.892 24,80 8.494 24,20

Tổng VHĐ 26.532 100 35.837 100 35.098 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết quả kinh doanh của Vietinbank- CN Đống Đa)

Nhìn chung, vốn huy động của Vietinbank CN Đống Đa có sự tăng trưởng đặc biệt là tiền gửi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn. Với chính sách sản phẩm được vận dụng khá linh hoạt, nhiều sản phẩm huy động tiền gửi có kỳ hạn lần lượt được áp dụng đã thu hút được lượng vốn có kỳ hạn ngắn. Năm 2015, VHĐ ngắn hạn đạt 15.070 tỷ đồng, chiếm 56,8% tổng VHĐ. Tại thời điểm 31/12/2017, VHĐ ngắn hạn đạt 21.971 tỷ đồng, tăng 48,12% so với năm 2015 và tăng 0,18% so với năm 2016.

Đối với nguồn tiền gửi không kỳ hạn, do lãi suất huy động của nó rất thấp nên thường chiếm tỷ trọng thấp nhất so với hai loại tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2016, vốn huy động đạt 4.662 tỷ đồng, tăng 18,45% so với năm 2015. Sang 2017, do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn kinh doanh nên lương tiền gửi vào ngân hàng giảm so với năm trước, giảm 8,15% so với năm 2016.

Nguồn vốn huy động trung dài hạn của Vietinbank CN Đống Đa cũng có biến động trong giai đoạn 2015- 2017. Năm 2016, nguồn vốn này đạt 8.892 tỷ đồng, tăng 18,15% so với năm 2015. Đến 2017, VHĐ có sự giảm nhẹ, từ 8.892 tỷ đồng xuống còn 8.494 tỷ đồng, tức giảm 4,48%. Mặc dù, Vietinbank CN Đống Đa cũng đã đưa ra những hoạt động nhằm tăng cường vốn trung dài hạn, song các hình thức đó chưa nhiều. Bên cạnh đó, sự biến động thường xuyên về tình hình kinh tế khiến cho người dân chưa thực sự tin tưởng gửi tiền với kỳ hạn dài. Nhìn chung, sự tăng trưởng nguồn vốn có kỳ hạn của Vietinbank CN Đống Đa trong những năm qua đã cho thấy chi nhánh có một nguồn vốn huy động tương đối ổn định.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)