phương Nam đến núi Thạch Bi (núi Đá Bia) nhưng chỉ lấy mốc dia giới từ núi Cù Mông trở ra nhập vào Quảng Nam. Vùng đất từ núi Cù Mông vào đến núi Thạch Bi giao cho người bản xứ tự cai quản. Do diéu kiện thiên nhiên ở vùng
đất mới khai hoang này quá khắc nghiệt, không phù hợp với người dân bản xứ nên họ không trụ nổi ở đây mà kéo nhau lên núi làm rẫy và chân nuôi.
Đến nim Mậu Din (1578), chúa Nguyễn Hoàng cử Lương Văn Chánh
chiêu mộ lưu dan vào khẩn hoang, lập nghiệp ở đất Phú Yên (từ chân đèo Cù
Mông đến lưu vực sông Đà Rằng). Lương Văn Chánh đã chiêu mộ lưu dân ở
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhi _ Trang 20
Khoá luận tốt nghiệp GVHD; TS. Lê Văn Det
miến ngoài (chủ yếu là vùng Thuận Quảng) và bình lính cũ của chúa Trinh bi chúa Nguyễn Hoàng bất làm tù binh đến đây sinh sống. Bằng sức lao động cắn cù của con người, từ một làng quê trống trải, hoang vu, Tuy Hòa đã trở thành những xóm ấp đông đúc dân cư ở bờ trái sông Đà Rằng. từ chân núi Nhan đến bở biển Đông. Đó là các làng Ngọc Lãng, Bình An, An Tinh, Binh Mỹ, Ninh Tinh, Phú Câu. thuộc tổng Hòa Binh, phủ Tuy Hòa. Nam 1611, vùng đất do Lương Văn Chánh khẩn hoang chính thức mang tên là Phú Yên.
Lưu đân ở đây là những người nghèo không có sản nghiệp. Họ sống thưa thớt
trong những tap léu tranh với nghề chính là làm ruộng và đánh bắt cá biển.
Nghề làm ruộng được tiến hành mỗi năm một vụ nhờ nước trời. Cuộc sống ở
đây rất cơ cực vì cư dân phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt và thú
dữ. Cư dân còn thường xuyên bị người Cham quấy pha, lấn chiếm vùng này.
Tuy vậy công cuộc khai hoang lập ấp vẫn phát triển nhanh chóng. Sau khi
Lương Vân Chánh mất, chúa Nguyễn Hoàng phái chủ sự Văn Phong lập hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa.
Chiều dài hình thành và phát triển của thành phố Tuy Hòa trong lịch sử đã để lại những sắc thái độc đáo. Con người Tuy Hòa cần cù. thông minh và sáng tạo. Điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi song cũng đặt ra bao thách thức đối với con người đã tạo lập và tốn tại trên mảnh đất này. Trong tâm trí
của người đân thành phố Tuy Hòa. mảnh đất này là xứ sở thân thương, hiển dịu song cũng đẩy sóng gió, rèn đúc nên bản lĩnh con người. Mỗi xóm làng, nhà cửa, rudng vườn có được phải đổi bằng biết bao mổ hôi, xương máu và công sức của cư dân nơi đây. Vì vay con người và mảnh đất Tuy Hòa không thể tách rời nhau. Con người tạo lập nên quê hương xứ sở và quê hương xứ sở
lại gấn chat với con người
Người dân thành phố làm nhiều nghề khác nhau tùy theo từng khu vực sống. Cư dân ở phường |, 2, 3, 4, 5 thường làm nghề kinh doanh buôn bán vì
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhi Trang 21
Khoá luận tối nghiệp _ GVHD: TS. Lê Văn Đạt
ho sống ở trung tâm thành phố. Cư dân phường 6 và phường 7 làm nghề đánh bắt cá. Họ sống tập trung ở vùng ven biển Tuy Hòa. Mặc dù đã được sáp
nhập vào khu vực thành phố nhưng đa số cư dân phường 8, phường 9 và
phường Phú Lâm làm nghề nông, chỉ còn lại một số ít làm nghề buôn bán vì khu vực này được phù sa sông Ba bồi đấp tạo nên một vùng đồng bằng phì
nhiều, màu mỡ. Còn cư dân vùng nông thôn thì làm nghề nông với việc chản nuôi trâu bò và trồng lúa nước, trống các cây công nghiệp ngắn ngày. Như
vậy, dân số thành phố phan lớn làm nghề nông với cánh đồng lúa Tuy Hòa có năng suất cao.
Trước khí cha ông ta khẩn hoang vùng đất Phú Yên thì đây là địa bàn
sinh sống của người Chăm. Nhưng cho đến nay, thành phố Tuy Hòa không có người Chăm sinh sống. Hiện nay ở thành phố có một số người mang bốn họ Chăm là Ung, Ma, Trà, Chế nhưng họ đã hoàn toàn Việt hoá về mọi phương
diện, ở chung với người Việt, không còn mang những nét văn hoá riêng của
người Chăm nên họ được coi là người Việt, Cư dân ở thành phố Tuy Hòa hấu
hết là người Kinh. Ngoài ra còn có một số ít người Hoa sống tập trung ở
phường | (thành phố Tuy Hòa) nhưng hoạt động của họ cũng không có gì nổi
bật như người Hoa ở những nơi khác.
Người dân thành phố Tuy Hòa có tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị
than linh cai quản gia đình như than bếp, thắn giếng, thờ thể công. tiên sư,
môn gia hộ úy, nhân sư, y thắn.. và các phong tục thờ cúng theo vòng đời người và vòng cây trồng. Đặc biệt, tục cúng đất xưa kia rất phổ biến, được tổ chức theo từng gia đình, theo xóm hoặc làng. Tục cúng đình làng được tổ chức
hàng nam theo lệ Xuân Thu nhị ki.
Dinh làng ở thành phố Tuy Hòa không những có ở nông thôn mà còn
có ngay trong thành thi như đình làng ở phường I, phường 3. phường 5.
phường 6. Trong các ngày cúng tế, dân làng tổ chức rước thắn, rước sắc phong
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhi Trang 22
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Van Đạt
từ đến về đình. Sau khi tế xong, than và sắc được rước trở lai đến. Điểm nổi
bất của đình làng ở Tuy Hòa là mặt đều quay về hướng Đông Nam, thể hiện nguồn gốc và sự sống. Hiện nay đình làng vẫn giữ được vai trò của nó trong đời sống tỉnh thắn của người dân, không chỉ là nơi sinh hoạt cộng đồng. bàn
việc làng, việc nước mà còn là nơi lưu giữ những hiện vật lịch sử có giá tn.
Trong đình làng, nhân dân thờ thành hoàng, tiền hiển, hậu hiển cùng chư vi liệt than, bà Thiên Y A Na.
Đối với cư dân làm nghề biển, hàng năm họ tổ chức lễ hội cấu ngư
(cúng Ong cá Voi). Day là dip để dân chúng mở hội vui chơi. Tất cd các công
việc ngoài biến déu tạm ngưng, già trẻ, trai gái tập trung vào việc tế lễ cá Voi. Ngoài trò hát bội, người ta còn tổ chức đua ghe, đua thúng trên mặt nước.
Các nhà giầu có, các vị chức sắc trong làng đặt các giải thưởng để trai trắng
đua tài với nhau. Những cuộc đua ghe rất hào hứng, trên bờ trống giuc, dưới
nước những tay chèo vẫy mạnh, tiếng reo hò cổ vũ của dân chúng vang động cả một góc trời. Sự đóng góp của dân chúng trong những cuộc tế lễ này không
có giới hạn, tùy khả nãng của mỗi gia đình mà tự nguyện, không hể có sư so
bì ít nhiề u.
Sở di người ta thờ kính cá Voi đến mức thần thánh hóa như vậy vì tôi
nghe những cư dân làng chài kể lại rằng trong những lúc ra khơi gặp gió bảo bị chìm ghe, dân chài thường được cá Voi nổi lên đìu ghe cứu người đưa tận
vào bờ. Khi người đã thoát nạn, cá Voi phun lên trời một vòi nước cao qua
nóc nhà rồi từ từ ra khơi, trước sư thành kính biết ơn của những người vừa
thoát nạn. Cá Voi chỉ có cứu người chứ không làm hai người nên người dân
xem cá Voi là vị thân linh cứu độ chúng sinh, đáng thờ phụng để cau sự giúp
đỡ. Người dân tin rằng ai được làm tang chủ trong một đám chỗn cá Voi sẻ
gap nhiều may mắn, làm ăn thịnh vượng, phát đạt vô cùng.
Khoá luận tốt nghiệp ` GVHD: TS. Lê Văn Đạt
Các lẻ hội tôn giáo như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài
ở Tuy Hòa cũng rất phát triển. Hàng năm có lễ Phật Dan, lễ Vu lan, lễ Giáng sinh... thu hút hàng vạn quần chúng và tín đổ tham gia. Trước năm 1975, thành phố Tuy Hòa có lễ Thánh Dan kỷ niệm đức Khổng Tử được tổ chức ở Văn
Miếu và Khải Miếu.
Người Hoa ở thành phố Tuy Hòa có lễ hội chùa Ông được tổ chức vào
ngày 13 tháng giêng (âm lịch). Trong ngày này, những người Hoa đến chùa
Ong để cầu xin điều tốt lành, may mắn, làm ăn phát đạt trong cả năm.
Vào rằm tháng giêng, trên đỉnh núi Nhạn, hội nhà van Phú Yên tổ chức
hội thơ nguyên tiêu với những bài thơ ca ngợi Dang, ca ngơi mùa xuân được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Cùng với sông Ba, tháp Nhan được xem là
biểu tượng của người dân thành phố. Đây là một ngôi tháp của người Chăm được xây vào thế kỉ XI. Tháp có cấu trúc bình đổ vuông, mỗi cạnh 10 m, chiếu cao 23,5 m, gồm ba phần chính: đế, thân và mái. Ba mặt tường của thân tháp (Bắc, Đông, Nam) được trang trí giống như cửa giả, vòm của các cửa giả hình cung nhọn có đầu hình thủy quái Kala trên đỉnh. Cửa tháp quay về hướng
đông để đón ánh mặt trời. Mái tháp hình chóp nón, trên đỉnh có tượng Linga
bằng đá. Tháp được xây bằng những viên gạch có kích thước trung bình 40 cm
— 20 cm - 8 cm, gạch được xếp chồng khít lên nhau, kết dính vững chắc. ki thuật chạm khắc trên gạch vô cùng tính xảo.
Ngày 16/11/1988, Bộ Văn hóa thông tin quyết định công nhận tháp Nhan là di tích kiến trúc, nghệ thuật cấp quốc gia. Hội thơ nguyên tiêu được
tổ chức trên tháp Nhan vi đây là nơi phong cảnh hữu tinh, có thể nhìn thấy
toàn cảnh thành phố. tạo được không khí nên thơ của ngày hội.
Các lễ hội ở thành phố Tuy Hòa nói riêng và ở tỉnh Phú Yên nói chung
thường được tổ chức vào tháng giêng, đúng như ông bà ta thường đúc kết:
“Thang giêng là tháng ăn chơi”
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhi Trang 24
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Văn Đạt
Bảng 1: Các lễ hội, thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội:
'Tên lễ hội - Thời gian (âm lịch Địa điểm
- Hội đua thuyén sông Đà Rằng | Ming 7 thing giéng | Phường6 |
Hội chùa Ông (người Hoa) Ô Ngày 13 thang giéng Phường | |
Rim tháng giéng
Tháng giêng - tháng 6 Hội thơ nguyễn tiêu
Lễ hội cầu ngư
Nền văn hóa mới cũng ngày càng chiếm vị trí quan trọng, trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Tuy Hòa. Hơn bất cứ
một nơi nào trong tỉnh, thành phố Tuy Hòa là nơi tập trung các đoàn nghệ
thuật, các dịch vụ văn hóa. công trình văn hóa, là nơi có đời sống văn hóa và
hưởng thụ văn hóa cao.