Tình hình kinh tế - xã hội từ năm 1975 đến năm 1986

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Chuyển biến về kinh tế - xã hội thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) giai đoạn 1986 - 2005 (Trang 32 - 44)

1.3. TINH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHO TUY HÒA TRƯỚC

1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội từ năm 1975 đến năm 1986

Ngày 1/4/1975, thành phố Tuy Hòa được hoàn toàn giải phóng. Đây là kết quả của 30 năm đấu tranh đấy gian khổ, hy sinh và vỗ cùng anh dũng của quán dân Phú Yên và thành phố Tuy Hòa. Chiến thắng này góp phần thúc đẩy nhanh sự tan rã của ngụy quân, ngụy quyền ở các tỉnh Nam Trung Bộ và

toàn miền Nam.

Ngày 30/4/1975, tin miền Nam hoàn toàn giải phóng làm nức lòng nhân dân thành phố Tuy Hòa. Từ đây, Nam - Bắc sum hop một nhà. Cuộc trường chỉnh 30 năm của dân tộc, trong đó có quân và dân thành phố Tuy Hòa đã kết thúc thắng lợi vẻ vang. Niềm vui chiến thắng và đoàn tụ cùng với những thành tựu bước đầu sau ngày giải phóng đã tiếp thêm sức mạnh cho

nhân dân thành phổ vươn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Ngày 3/11/1975, Bộ Chính trị, Nhà nước và Chính phủ quyết định sáp

nhập hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh. Trung tắm tỉnh

ly Phú Khánh là thị xã Nha Trang. Tuy Hòa được xác đỉnh là trung tâm kinh

tế - xã hội Bắc Phú Khánh. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Tuy Hòa giai đoạn 1975 — 1986 có nhiều chuyển biến tích cực hơn song cũng tốn tại

nhiều khó khăn. khuyết điểm chung mà cả nước cùng vấp phải.

1.3.2.1. Về kinh tế

Hội nghị Ban chấp hành Thị ủy Tuy Hòa khóa IV (7/1975) xác định;

"Tập trung đẩy mạnh cdi tạo, tổ chức sắp xếp lại cơ cấu kinh tế phù hợp với đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng, cải thiện đời sống nhân dân và xuất khấu.

từng bước đưa kinh tế thị xã tiến lên hòa nhập với các thành phố, thị vã trong cá

nước ” [ L5: 228].

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng kinh tế - xã hội sau ngày giải

phóng, phân tích cụ thể những ưu thế, tiểm năng phát triển và những mặt khó

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhi Trang 2

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Văn Đạt

khan, hạn chế của địa phương, Đảng bộ thành phố xác định: “Cu cấu kinh tế

của thị xd phát triển theo hướng công - nông - thương nghiệp và dich vu" (15;

229|. Đường lối phát triển được cụ thể hóa qua các kì Đại hội Đảng bộ với mục tiêu xây dựng Tuy Hòa thành trung tâm kính tế - văn hóa các huyện. thị

phía Bắc tỉnh Phú Khánh.

Bước sang năm 1979, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có nhiều khó

khăn. Cuộc chiến đấu chống quân xâm lược ở hai đầu biên giới Tây Nam và phía Bắc Tổ quốc liên tiếp xảy ra đã ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân. Nền kinh tế đất nước đứng trước những thử thách to lớn: sản xuất bị đình trệ do thiếu nguồn nguyên nhiên liệu (nhất là nguồn điện): hàng hóa sản xuất ra khó lưu thông phân phối do chất lượng kém, không đáp ứng được thị hiếu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước; cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp bắt đầu hộc lộ nhiều hạn chế, cản trở sự nghiệp xây dựng đất nước.

Hội nghị Trung ương Dang lan thứ 6 (khóa IV) họp tháng 8/1979 đã bàn về những vấn để kinh tế - xã hội, sản xuất hàng tiêu dùng. Hội nghị đã

để ra chủ trương đổi mới với tư tưởng làm cho sản xuất bung ra, khấc phục những khuyết điểm trong quản lý kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất.

Về nông nghiệp, việc chia lai ruộng đất cho nông dân trên địa bàn các

xã được Dang bộ và chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm triển khai. Đây là

việc làm có ý nghĩa vô cùng to lớn, thể hiện tính ưu việt của chính quyền cách mang. Khẩu hiệu “người cày có ruộng” do Dang ta để ra từ những nằm 1930

được thực hiện, ước mơ ngàn đời của người nông dân là được làm chủ ngay trên mảnh đất canh tác của mình đã trở thành hiện thực.

Trong cơ cấu kinh tế của thành phố, sản xuất nông nghiệp được đặc biệt quan tâm và là một trong ba chương trình phát triển do Đảng bộ vạch ra.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhi Trang 29

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Văn Đạt

Thanh phố Tuy Hòa nằm trong vùng trong điểm sản xuất lương thực của tỉnh,

có trên 80% dan xố làm nghé nông với các điều kiện tự nhiên khá ưu đãi về đất đai, rừng biển, sông ngòi, đặc biệt là hệ thống thủy nông Đồng Cam có

thể tưới tiêu cho 20.000 ha ruông lúa hai vụ [15; 231].

Cùng với nhiệm vụ chỉ đạo khai hoang. phục hóa. di dân xây dựng vùng kinh tế mới, Đảng bộ tập trung phát động phong trào làm thủy lợi phục

vụ cho sản xuất nông nghiệp. Một loạt đập được đấu tư xây dựng và đưa vào

sử dụng như đập ngăn mặn Phú Câu (phường 6), đập Màng Màng (xã Bình

Kiến)...

Hệ thống kênh mương được củng cố, nao vét, xây dựng công trình thủy lợi cho Nam Tuy An, hổ chứa Đá Bàn (xã Hòa Kiến). Để đối phó với tình

trạng han hán, phong trào “vất đất ra nước thay trời làm mua” được phát động sâu rộng trong nhân dân. Nhân dân đã tự đào giếng. tận dung lượng nước ở ao hé để tát bơm vào ruộng lúa. Với quyết tâm cao và tính sáng tạo, không ngại khó khan, gian khổ, nông dân Tuy Hòa đã chiến thắng được thiên nhiên khắc

nghiệt. Sản lượng lương thực được giữ vững, tỷ lệ nuôi gia súc, gia cắm đạt 93% kế hoạch [15; 233].

Từ năm 1979 — 1981, toàn thành phố đã thành lập được 31 đơn vị hợp

tác xã sản xuất nông nghiệp và 3 tập đoàn sản xuất theo phương thức làm ăn

mới xã hội chủ nghĩa [| I5; 333].

Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, trong thực tiễn đã hộc 16 những

khiếm khuyết trong quá trình quản lý lãnh đạo, điểu hành công việc, phân phối sản phẩm... Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tiến bộ với lực lượng sản

xuất còn nhó bé va lạc hau ngày càng bộc lộ gay gat; lợi ích chính đáng của người lao động chưa được chú ý đúng mức. Hậu quả là sản xuất bị đình trê.

năng suất lao động và sản lượng lương thực bị giảm sút, tư liệu sản xuất ngày

càng lac hậu, thất thoát.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhi Trang 30

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Văn Dat

Trước tình hình đó, quán triệt Nghị quyết của Ban chấp hành Trung

ương, tai Đại hội lắn V (3/1982), căn cứ vào tinh thắn chỉ đạo của chỉ thị 100/BBT (13/1/1983) về "khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động”,

Đảng bộ Tuy Hòa đã tập trung coi trọng công tác quản lý và đổi mới cơ chế

quản lý trong hệ thống hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chủ trương của Trung ương và Tỉnh ủy, Đại hội Đảng bộ thành phố khóa VII (12/1982) đã chủ trương khoán tư liệu sản xuất. trong đó có toàn bộ quỹ đất sản xuất nông nghiệp cho xã viên quản lý, canh tác ngắn hạn, đồng thời phân bố giao khoán cho xã viên tự đảm nhận một số khâu trong quá trình sản xuất.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khóa VII đã đi vào cuộc sống, tao ra động lực kích thích sản xuất ngày càng phát triển. Đến cuối năm 1983, năng suất,

sản lượng lúa và hoa mau tang xấp xi 28% so với trước khi chỉ thị 100/BBT

được ban bố. Tổng sản lượng quy thóc từ 37.000 tấn năm 1980 tảng lên

46.000 tấn năm 1983 [28; 16]. Đời sống nhân dân được cải thiện, tao không khí hồ hởi thi dua lao động sản xuất.

Đại hội Đảng bộ Tuy Hòa Hin thứ VIH (1984 - 1986) đã để ra mục tiêu

phấn đấu của mặt trận nông nghiệp trên địa bàn thành phố là: “Phát huy kết

quả đã đạt được. tiếp tục củng cố, hoàn thiện hệ thống hợp tác xã, tập đoàn sản

xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật trong thâm canh, tăng năng suất cây trông, vật nuôi. Phấn đấu từng bước đưa chan nuôi lên ngang tâm với trồng trọt. Uu tiên và đầu tư thích đáng vào khu vực sản xuất hàng nông sản, thực phẩm và được liệu xuất khẩu” (28; 16).

Quán triệt sâu sắc mục tiêu nhiệm vụ của Đảng bộ, được sự chỉ đạo chat chẽ của Uỷ ban nhân dân, các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố đã dấy lên phong trào thi dua lao đông sản xuất toàn diện và mạnh mẻ trên cơ sở biết kết hợp hài hòa ba lợi ích: Nhà nước,

tập thể và hô gia đình. Do đó năng suất cây trồng không ngừng được tăng lên,

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhi _ Trang 31

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Văn Đạt

hàng nông sản thực phẩm ngày càng có chất lượng khá, thu hút được người

sản xuất. Nhờ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn đã hình thành một số vùng chuyên canh cây ớt, tỏi, hành tây ở Bình Ngoc, Bình Kiến IV; trống dâu nuôi

tầm ở Hòa An, Hòa Kiến, Hòa Thắng: trồng cây bông vải ở Bình Kiến II. I,

Hòa Quang; thuốc lá, sả, sa nhân, bạc hà ở Hòa Hội... Đời sống nhân dân dẫn

dẫn được cải thiện và ổn định. Bình quân lương thực đầu người tăng nhanh từ

280 - 350 kg (1981 - 1985) [28; 16].

Về lâm nghiệp, từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, dù rằng

Nhà nước, Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có nhiều biện pháp kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ rừng một cách chặt chế và nghiêm ngặt nhưng hiệu quả

vẫn còn thấp. Nguồn tài nguyên rừng bi can kiệt làm ảnh hưởng đến môi

trường sinh thái. Để khấc phục hậu quả trên. Thành uỷ tổ chức trồng cây gây

rừng. Tính đến cuối năm 1985, nhân dân Tuy Hòa đã trồng cấy tập trung được 5,6 ha; trồng cây phân tán được 400.000 cây, xây đựng 17 vườn ươm cây giống [34]. Đồng thời Thành uỷ còn phạt nặng những người phá rừng làm

nương rẫy.

Về ngư nghiệp, trong thời gian này, tổng sản lượng đánh bất hàng năm chưa vượt quá 1.000 tấn [28: 30]. Lực lượng tàu thuyền của thành phố ít, công suất nhỏ. lại quá thô sơ và lạc hậu nên ngư dan không tổ chức đánh bắt xa bờ, chưa khai thác hết thế mạnh về nguồn lợi hải sản của vùng biển Tuy Hòa.

Phong trào chế biến hải sản chưa được chú ý, nhiều hộ có truyền thống chế

biến lớn trước đây. nay chưa cĩ điều kiện phục hồi hộc cĩ phục hồi cũng chỉ trong pham vi nhỏ hẹp. sản lượng chế biến hải sản hang năm còn quá nhỏ:

mỗi năm chế biến khoảng 400 tấn cá khô, Š tấn mực khô, 200 lít nước mắm

|28: 31].

Lĩnh vực công thương nghiệp cũng có nhiều chuyển biến, trong đó nổi lên vấn dé cải tạo các hộ công, thương nghiệp tư bản tư doanh. Đảng bô thành

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhi Trang 32

Khoá luận tối nghiệp GVHD: TS. Lê Văn Đạt

phố Tuy Hòa đã khẩn trương thành lập “Ban chỉ đạo cải tạo và quản lý thị

trường thương nghiệp °.

Về công nghiệp, với thắng lợi bước đầu của đợt ra quân tiến hành cải

tạo công thương nghiệp tư bắn tư doanh, Đảng bộ để ra kế hoạch xây dựng

ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phương vững mạnh, tao tiền

để vật chất kỹ thuật cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Công nghiệp quốc doanh được quan tâm đầu tư, nâng cấp từng bước.

Các xí nghiệp cơ khí máy kéo công tư hợp doanh. xí nghiệp nước đá Phú Yên,

Tân Xuân, xí nghiệp chế biến thức 4n gia súc.. bước đầu đi vào ổn định và

hoạt đông có hiệu quả.

Nhìn chung tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp và tiểu công nghiệp hàng năm đều vượt chỉ tiếu. Tốc độ tăng bình quân giá trị sản lượng

toàn ngành từ 1976 - 1980 là 107.8% [15; 231].

Tháng 10/1985, cả nước tập trung học tập. quán triệt và triển khai thực hiện nội dung Nghị quyết hội nghị lần thứ VIL Ban chấp hành Trung ương khóa V vé giá, lương, tiền; xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang chế độ hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho giám đốc các công ty, xí nghiệp, nông trường quốc

doanh.

Thưc hiện Nghị định 154 của Chính phủ trong việc hạch toán theo từng

đơn vị hợp tác xã, một số hợp tác xã mua bán và tín dụng không còn vốn, phải giải thể hoặc nhập lại hình thành loại hình hợp tác xã “công — nông — thương -

tín”. Cuối năm 1985, thành phố Tuy Hòa có 7 đơn vị hợp tác xã như vậy

nhưng sau 2 năm hoạt động, một số đơn vị giải thể, chỉ còn lại hợp tác xã

nông nghiệp | 15; 237].

Về thương nghiệp, bên cạnh thương nghiệp quốc doanh, hệ thống hợp

tác xã mua bán từng bước được hình thành, vươn lên đảm nhân vai trò thu

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhi Trang 33

Khoá luận tốt nghiệp =—. GVHD: TS. Lê Văn Đạt

mua hàng, làm chủ thị trường. Ngành thương nghiệp đắn dần đóng vai trò chủ

đạo trong hệ thống thương nghiệp xã hôi chủ nghĩa, đảm bảo cung ứng đủ hàng định lượng theo chế độ, chính sách do Nhà nước quy định cho cán bộ công nhân viên và nhân din. Ngành thương nghiệp còn phối hợp với ngành

thuế và quản lý thi trường diéu chỉnh và giữ vững giá cả một số mặt hàng. ổn

định trật tự kinh doanh, góp phan tích cực để ngành tài chính vươn lên thực

hiện tốt kế hoạch thu chỉ ngân sách. Ngành ngân hàng thành phố từng bước vươn lên thực hiện chuyên môn lưu thông tiền tệ, cân đối thu chỉ, hạn chế tối da tình trạng bội chi, đảm bảo cân bằng tiền tệ; hạn chế ở mức thấp nhất tình

trạng thiếu tién mat sau những đợt đổi tiền theo sự chỉ đạo của Dang và Nha

nước.

Từ 1982 - 1985, toàn thành phố đã thành lập được 6 công ty, 16 hợp

tác xã, 29 cửa hàng và 34 địa điểm bán hang hoạt đông có hiệu quả [15; 239].

Một số công ty bước đầu đã tích lũy, bất tay vào đấu tư sản xuất hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu. Công ty ngoại thương đã đầu tư dây chuyển công nghệ sản xuất bao bì xuất khẩu may mặc. Các vùng trồng thuốc lá. hành tây, ớt tỏi ở Bình Ngoc, Bình Kiến; trồng sả. bạc hà ở Hòa Kiến; trồng điều, tiêu,

sa nhân ở Hòa Hội, Hòa Định Tây, Hòa An... được mở rộng sản xuất để xuất

khẩu.

Xí nghiệp vận tải Bắc Phú Khánh và hợp tác cơ giới nhẹ ở Hòa Bắc đã

tích cực hoạt động, vươn lên đảm nhận toàn bộ khối lượng vận chuyển hàng

hóa. nhất là khối lượng lương thực của nông dân các hợp tác xã giao nộp

nghĩa vụ cho Nhà nước hàng năm. Một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp

cũ như tổ hợp tác sản xuất ắc qui Nhan Da, tổ hợp tác sản xuất thủy tinh, cơ khí Minh Khai. công nông Sông Lam, tổ hợp tác mành trúc Mê Linh được đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và thành lập tổ hợp mới.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhỉ Trang 34

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Văn Dat

Ngành giao thông vận tải tuy còn khó khăn, nhất là thiếu phương tiên nhưng đã tìm mọi biện pháp vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sau

cải tao công thương nghiệp tư bản tư doanh, đại bộ phân các phương tiên van

tai déu tự xin gia nhập hợp tác xã để làm ăn tập thể. Khối lượng và giá wi

hàng hóa vận chuyển ngày càng tăng. đáp ứng nhu cầu của đời sống.

Trong thời gian từ tháng 11/1975 đến tháng 8/1985. ngành van tải thành phố (bao gồm lực lượng cơ giới, bán cơ giới và thô sơ) luôn đóng vai trò

tích cực, hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển.

1.3.2.2. Về xã hội

Về phương diện xã hội, trước đáy, trong thời kỳ Mỹ - Ngụy, nhân dân

Phú Yên bị đồn vào các trại tập trung, ấp chiến lược ở các thị xã, thị trấn. Vì

vậy có lúc dan số nội thành tảng vọt lên 225.000 người [15; 221]. Sau ngày

giải phóng, với chủ trương mở cuộc vận động lớn đưa dân về qué cũ làm ân

đã được nhân dân hưởng ứng. Chỉ trong thời gian khoảng một tháng sau ngày

tỉnh được giải phóng (1/4/1975), dân số thành phố còn lại 125.000 người | 15;

2211.

Công tác giáo dục đào tạo được quan tim và đầu tư thích đáng. Tinh đến cuối năm 1985, toàn thành phố có 32 nhà trẻ, 29 lớp mẫu giáo, 24 trường phổ thông cơ sở với 49.248 học sinh [15; 243]. Phong trào xóa nan mù chữ và

phổ cập cấp I được đẩy mạnh.

Vấn để đào tao một đội ngũ có tay nghề cao được chú trong để phục vu

cho chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế lâu dài. Hơn 100 cán bộ, công

nhân được cử đi học nâng cao tay nghề ở các trường tỉnh và Trung ương. Đến cuối năm 1978, thành phố Tuy Hòa đã xây dựng và tổ chức được 62 cơ sở sản

xuất tấp thể. trong đó có 15 hợp tấc xã sản xuất công nghiệp, thu hút 3.542 lao động có tay nghé khá [15; 230]. Nhằm đáp ứng yêu cầu của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, ngay từ đầu Tỉnh ủy đã chủ trương mở trường đào

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhỉ Trang 35

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Chuyển biến về kinh tế - xã hội thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) giai đoạn 1986 - 2005 (Trang 32 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)