Nội dung của quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tăng cường quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Nam (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

1.2. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

1.2.2. Nội dung của quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh

hành chính cấp tỉnh

1.2.2.1.Xây dựng và ban hành các quy định, văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức quản lý theo Luật và các nghị định do các cơ quan Trung ương ban hành

Đây là một nội dung cơ bản và quan trọng của hoạt động quản lý đối với bất kỳ ngành nghề lĩnh vực nào. Các cơ quan quản lý Trung ương và nhà nước không thể quản lý được tất cả mọi ngóc ngách, mọi địa phương trên cả nước mà cần phải có sự tham gia của cơ quan quản lý cấp tỉnh. Việc ban hành ra Luật, các Nghị định, văn bản pháp luật đã khó, thì việc tiến hành tổ chức càng khó hơn.

Một là, ban hành các quy định phải tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động đầu tư và những quan hệ phát sinh liên quan đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài.

Pháp luật về đầu tư đẩy đủ, thông thoáng thì mới có thể thu hút đầu tư, nhất là những vùng kinh tế trọng điểm có tiềm năng và nhiều lợi thế so sánh.

Hai là, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật quốc gia, phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi văn bản, quy định được ban hành bởi bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào đều phải đảm bảo tính thống nhất với hệ thống pháp luật chung.

Ba là, các văn bản, nghị định được ban hành phải thể hiện tính đặc thù của các vùng kinh tế. Những quy định của pháp luật phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế quốc gia nói chung và tính đặc thù của vùng kinh tế trọng điểm nói riêng. Tính đặc thù ở đây đòi hỏi các quy định của pháp luật phải phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội, phát huy tối đa lợi thế so sánh của vùng. Đồng thời đảm bảo thu hút được đầu tư nước ngoài, đáp ứng đòi hỏi về yêu cầu mở cửa thị trường nhưng giữ vững được chủ quyền quốc gia.

1.2.2.2.Tổ chức bộ máy quản lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh

Để thực hiện hoạt động quản lý nói chung và quản lý nhà nước nói riêng ở bất kì ngành nghề, lĩnh vực nào thì cũng cần có một bộ máy để thực hiện các quy định của pháp luật. Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước là tổng thể các bộ phận khác nhau được chuyên môn hóa, được giao trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp, tửng khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ vào các mục tiêu chung của nhà nước đã đề ra.

Quản lý hoạt động FDI tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh ngoài các cơ quan

trong bộ máy chính quyền cấp tỉnh, hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh còn chịu sự kiểm soát của các cơ quan thuộc chính quyền trung ương theo sự phân cấp bằng pháp luật của chính quyền trung ương.

1.2.2.3.Sử dụng các công cụ, phương tiện quản lý trong thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài

Pháp luật mới chỉ là những quy định thể hiện ý chí của nhà nước. Điều quan trọng là làm sao để pháp luật trở thành một đại lượng tồn tại hợp quy luật, bám rễ chặt trong cuộc sống, mọi chủ thể trong xã hội bao gồm công dân, tổ chức, cơ quan tuân theo. Chỉ khi đó pháp luật mới thực sự trở thành công cụ quản lý của nhà nước trên các lĩnh vực xã hội trên mọi vùng lãnh thổ.

Trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, pháp luật Việt Nam chỉ có hiệu lực khi các bên tham gia hoạt động đầu tư có sự hiểu biết và tuân thủ nghiêm ngặt. Một là, tổ chức việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn quản lý trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài để đề xuất việc xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý có tính đặc thù của vùng, địa phương cấp tỉnh.

Hai là, tổ chức phổ biến, giải thích, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên địa bàn cấp tỉnh.

Ba là, đảm bảo sự thực thi nghiêm túc trên thực tế những quy định về đầu tư nước ngoài của trung ương và địa phương cấp tỉnh.

Bốn là, thường xuyên thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI. Thông qua thanh tra, giám sát, nhà nước có thể tự kiểm tra lại các chính sách, pháp luật của mình để kịp thời phát hiện và điều chỉnh sao cho phù hợp. Trong bất kì hoạt động nào cũng không thể tránh khỏi việc phát sinh các tranh chấp. Đây là điều hết sức hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và mục đích của nhà đầu tư và nước chủ nhà là khác nhau. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm là phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên theo đúng quy định của pháp luật. Không để các vấn đề chính trị, giai cấp, quốc tịch, dân tộc chi phối.

Năm là, hoàn thiện bộ máy quản lý, thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ, công

chức, nhân viên thực hiện công tác quản lý trong lĩnh vực FDI trên địa bàn tỉnh. Đây chính là một trong những nội dung nhằm đảm bảo cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật đạt hiệu quả cao. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động của các cơ quan, tổ chức để tránh chồng chéo trong thực hiện pháp luật. Cải tiến các phương pháp chỉ đạo, thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước, đồng thời tạo điều kiện vật chất cần thiết đảm bảo cho hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tăng cường quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Nam (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)