CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOẠI TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH 21 1.Nhân tố khách quan
1.3.2. Nhân tố chủ quan
a. Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh trong quản lý đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp tỉnh
Đội ngũ cán bộ,công chức hành chính bao gồm những người thực thi công vụ trong bộ máy hành chính công quyền. Như vậy cán bộ, công chức là một mắt xích quan trọng không thể thiếu của bất kỳ nền hành chính nào. Đội ngũ này có vai trò thực thi pháp luật để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội,bảo đảm hiệu lực của đường lối thể chế của giai cấp cầm quyền. Tuy nhiên mục đích thực thi pháp luật ở mỗi nền hành chính khác nhau là không hoàn toàn giống nhau mà tùy thuộc vào chế độ chính trị,tính dân chủ…Đội ngũ cán bộ, công chức có cả ở bộ máy trung ương và địa phương. Đội ngũ công chức cần phải thể hiện vai trò của mình thông qua làm việc một cách cụ thể, chu đáo,trung thực và giải quyết nhiệm vụ chuyên môn một cách khẩn trương, nhanh chóng. Đội ngũ cán bộ, công chức cần đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng và tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ trong thực thi công vụ. Trong lĩnh vực quản lý FDI các yêu cầu này có một mức độ cao hơn do đối tượng quản lý là các nhà đầu tư nước ngoài. Mức độ đáp ứng các yêu cầu nêu trên của đội ngũ cán bộ, công chức địa phương sẽ quyết định hiệu quả quản lý FDI tại địa phương.
b. Công tác thanh tra và kiểm tra trong quản lý đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp tỉnh
Thông qua việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật chính quyền địa phương đảm bảo tốt hơn việc thực thi pháp luật trên địa bàn tỉnh, ngoài ra còn giúp cho nhà nước kiểm tra lại các chính sách, pháp luật đã ban hành, kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập để đề xuất, kiến nghị chính quyền trung ương sửa đổi, bổ sung.
Trong quá trình các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động đầu tư không thể tránh khỏi việc phát sinh những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Đây là điều hết sức bình thường trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, trong hoàn cảnh pháp luật nước ta còn có những bất cập và phong cách ứng xử của một bộ phận cán bộ, công chức, nhân dân còn chịu tác động của những mặt trái của nền kinh tế thị trường và tác phong sản xuất nhỏ rơi rớt lại thì những vấn đề phát sinh là khó tránh khỏi. Các chủ thể tham gia khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực này luôn có yếu tố nước ngoài, có thể các bên đều là nước ngoài, nhưng cũng có thể có những bên Việt Nam tham gia khiếu nại, tố cáo, tranh chấp.
Căn cứ vào chế độ, chính sách, kế hoạch và các quy định của pháp luật, các cơ quan QLNN kiểm tra phát hiện những sai sót, lệch lạc trong quá trình đàm phán triển khai và thực hiện dự án đầu tư để có biện pháp đưa các hoạt động này vận động theo quy định thống nhất. hoạt động kiểm tra, thanh tra còn là công cụ phản hồi thông tin quan trọng để chính phủ đánh giá hiệu quả và mức độ hợp lý của những chính sách quy định đã ban hành. Ngoài ra hoạt động kiểm tra, thanh tra giám sát còn nhằm tạo điều kiện giúp đỡ các nhà đầu tư nước ngoài tháo gỡ những khó khăn trong khi triển khai và đưa dự án vào hoạt động.
Công tác thanh tra và kiểm tra trong quản lý FDI của chính quyền cấp tỉnh được thực hiện nghiêm túc, đúng kế hoạch, đúng quy trình sẽ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về FDI của chính quyền cấp tỉnh.
c. Công tác tổ chức thực hiện những văn bản pháp luật về quản lý đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp tỉnh
Bản thân pháp luật mới chỉ là những quy định thể hiện ý chí của nhà nước. Điều quan trọng là làm sao để pháp luật trở thành một đại lượng tồn tại hợp quy luật, bám rễ chặt trong cuộc sống, mọi chủ thể trong xã hội bao gồm tất cả công dân, tổ chức, cơ quan (trong đó có cả nhà nước) tuân theo.
Trong lĩnh vực FDI, pháp luật Việt Nam chỉ có hiệu lực khi các bên tham gia hoạt động đầu tư có sự hiểu biết đầy đủ và tuân thủ nghiêm ngặt, thực hiện đúng đắn những quy phạm pháp luật về đầu tư và những vấn đề khác liên quan đến đầu tư nước ngoài.
Chức năng tổ chức và điều hành của chính quyền cấp tỉnh thể hiện khá rõ trong
việc triển khai các quy định pháp luật về FDI mà chính quyền trung ương đã ban hành, như về tổ chức bộ máy quản lý FDI ở địa phương; về triển khai các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký đầu tư, thực hiện các chính sách lao động, thuế, tài nguyên, môi trường của các nhà đầu tư nước ngoài… Để thực hiện tốt chức năng này phải có sự phối hợp tốt nhất trong hệ thống các cơ quản QLNN trong việc ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động của các dự án và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm bảo vệ lợi ích, bảo hộ sản xuất trong nước và khuyến khích hoạt động FDI.
d. Xu hướng hợp tác quốc tế của địa phương
Trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi quốc gia, hợp tác quốc tế là một hiện tượng xuyên lịch sử. Nó tồn tại trong giai đoạn lịch sử bất chấp thế giới đầy những xung đột và chiến tranh. Cho đến nay, hợp tác quốc tế đã trở thành xu thế lớn trong quan hệ quốc tế và lôi cuốn mọi quốc gia và con người khắp nơi trên thế giới cùng tham gia.
Hợp tác quốc tế là một hình thức tương tác trong quan hệ quốc tế. Về mặt hành vi, đó là sự tương tác hòa bình giữa các chủ thể quan hệ quốc tế, tức là trong đó bạo lực được loại ra. Về mặt mục đích, hợp tác là cách thức phối hợp nhằm thực hiện các mục đích chung, lợi ích chung. Sự phối hợp đa dạng từ nhân lực, vật lực đến tài lực.
Về mặt kết quả, sự hợp tác thường đem lại kết quả như nhau cho các bên tham gia hợp tác tức là hoặc cùng được, hoặc cùng không thỏa mãn…
Việc hợp tác quốc tế của chính quyền địa phương không phải mới mẻ, tuy nhiên trong xã hội hiện đại với nền kinh tế hiện đại hợp tác quốc tế của chính quyền địa phương đang dần trở nên phổ biến phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Có nhiều khía cạnh để hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, giữa các địa phương, trong đó có hợp tác quốc tế để thức đẩy FDI, quản lý nhà nước về FDI.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có bản chất là việc luân chuyển vốn đầu tư từ nước này sang nước khác gắn với việc trực tiếp quản lý nguồn vốn đó. Đây là một hoạt động hợp tác quốc tế quan trọng. Cơ chế hợp tác quốc tế của địa phương có ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút FDI của địa phương và quản lý FDI của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Có cơ chế hợp tác quốc tế đa dạng, cởi mở sẽ thuận lợi cho địa
phương trong các công tác xúc tiến đầu tư, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, dễ dàng, thuận lợi giải quyết các vướng mắc, tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Đầu tư trực tiếp nước ngoài một xu thế lớn trong phát triển kinh tế ở các khu vực và toàn cầu. Các quốc gia dù phát triển, đang phát triển hay chậm phát triển đều không đứng ngoài xu thế này. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều tác động tích cực, xong cũng có những tác động tiêu cực đến các quốc gia chính vì vậy các quốc gia đều thực hiện quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một vấn đề lý luận và thực tiễn mang tính khách quan đó là để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước các chính quyền trung ương đều phân cấp cho các địa phương quản lý những lĩnh vực, phạm vi phù hợp, thêm vào đó bất kỳ một dự án FDI vào quốc gia đều đều sẽ triển khai tại địa bàn của địa phương nhất định và điều đó làm phát sinh hoạt động quản lý nhà nước về FDI của chính quyền cấp tỉnh. Chương 1 của khóa luận đã khái quát các vấn đề cơ bản về FDI, đặc biệt nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý FDI của chính quyền cấp tỉnh: về khái niệm, vai trò, chức năng, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý FDI của chính quyền cấp tỉnh.
Khái niệm quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng vào quá trình đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội cao trong những điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế khách quan nói chung và quy luật đặc thù của FDI nhằm đạt được các mục tiêu nhất định của nhà nước nói chung và của cộng đồng người dân trên địa bàn tỉnh nói riêng.
Vai trò của quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài: (i)Tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường chính trị ổn định; (ii)Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện, bộ máy quản lý nhà nước có hiệu quả, (iii)Nâng cao trình độ quản lý và năng lực của người lao động.
Chức năng của quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài: (i)Dự báo; (ii Định hướng;
(iii)Bảo hộ và hỗ trợ; (iv)Tổ chức và điều hành; (v)Kiểm tra và giám sát
Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng quản lý hoạt động FDI:
Một là, nhân tố khách quan: (i)Chiến lược phát triển nền kinh tế quốc gia và chất lượng công tác quy hoạch của địa phương; (ii)Chất lượng của văn bản pháp luật về quản lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung ương và địa phương, (iii)Sự hợp tác của doanh nghiệp với các cơ quan quản lý.
Hai là, nhân tố chủ quan: (i)Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh trong quản lý đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp tỉnh; (ii)Công tác thanh tra và kiểm tra trong quản lý đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp tỉnh; (iii)Công tác tổ chức thực hiện những văn bản pháp luật về quản lý đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp tỉnh; (iv)Xu hướng hợp tác quốc tế của địa phương.
CHƯƠNG 2