CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP28 NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH HÀ NAM
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH HÀ NAM
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Nam
2.3.2.1.Tồn tại
Chưa có danh mục Các tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư, Danh mục các dự án khuyến khích thu hút đầu tư, hoặc không khuyến khích đầu tư theo các ngành, lĩnh vực, địa bàn cụ thể tại các huyện để các nhà đầu tư, cơ quan Nhà nước lựa chọn áp dụng.
Pháp luật thuế hiện hành cho phép cơ quan thuế ấn định mức thuế phải nộp trong những trường hợp nhất định. Quy định như vậy gây nên sự tuỳ tiện khi xác định mức thu của cơ quan thuế, tạo điều kiện này sinh tiêu cực trong những trường hợp này.
Cơ cấu bộ máy hành chính còn nhiều bất cập, còn khá nhiều cơ quan nhà nước tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài gây khó dễ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ như hoạt động thanh tra kiểm tra đột xuất, không nằm trong kế hoạch của tỉnh, nhiều trường hợp doanh nghiệp vừa tiếp Thanh tra sở xong đã lại phải tiếp Thanh tra tỉnh.
Các dự án công nghệ cao vẫn chưa nhiều, chủ yếu là các dự án có giá trị gia tăng tương đối thấp, tỷ lệ việc làm mới chưa nhiều. Việc cấp phép đầu tư vẫn chưa quan tâm tới hiệu quả sử dụng tải nguyên đất đai và khoáng sản.
Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa thực hiện đúng như kỳ vọng của nhà nước về nghĩa vụ thuế của mình. Rất nhiều doanh nghiệp vẫn báo lỗ trong năm qua và lũy kế từ những năm gần đây.
Các dây chuyền công nghệ được chuyển gia mặc dù bằng hoặc cao hơn so với hiện có trong nước nhưng chỉ ở mức trung bình so với các nước trong khu vực. Việc tiếp nhận và học hỏi công nghệ trong nước vẫn bộc lộ nhiều yếu kém trong năng lực cũng như thái độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Công tác hỗ trợ đào tạo về lao động, hỗ trợ các điều kiện về cơ sở hạ tầng cho
các khu công nghiệp trong tỉnh chưa được thực hiện theo đúng mục tiêu đặt ra.
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài phần nào đã phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài vẫn cho rằng thủ tục giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp trong nước với nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn phức tạp và rắc rối, tốn kém nhiều chi phí, gây trở ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Về viễn thông, công nghệ thông tin: Việc đầu tư phát triển hạ tầng của các nhà mạng ít được thực hiện theo kế hoạch dài hạn, các hạng mục đầu tư chủ yếu đáp ứng nhu cầu trước mắt dẫn đến sự bất cập về phát triển hạ tầng, mỹ quan chưa được quan tâm đúng mức; chất lượng dịch vụ cung cấp đã được cải thiện nhưng đôi khi vẫn xảy ra các hiện tượng như nghẽn mạng, bị ngắt giữa chừng, âm thanh không ổn định, băng thông cho các dịch vụ dữ liệu bị hạn chế không theo đúng hợp đồng hoặc cam kết cung cấp dịch vụ.
Về bảo vệ an ninh trật tự: Tại cổng, trục đường chính KCN Đồng Văn vẫn còn tình trạng đậu, đỗ xe không đúng quy định; còn hiện tượng ùn tắc giao thông cục bộ vào đầu giờ làm việc và giờ tan ca; việc phân làn cho các phương tiện chưa triệt để, công nhân đi lại còn lộn xộn, chưa đúng làn đường.
Đối với dịch vụ Logistics: Năng lực cung ứng dịch vụ logistics tại tỉnh chưa đáp ứng kịp nhu cầu, chưa có nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ logistics; chưa đưa vào hoạt động được các cảng thông quan nội địa Đồng Văn III (Inland Container Depot); năng lực tiếp nhận tàu của các cảng sông còn hạn chế, giới hạn tải trọng là 36 TEU (hàng container) và 1.200 tấn (hàng rời).
2.3.2.2.Nguyên nhân
a.Nguyên nhân khách quan
Do nền kinh tế của tỉnh vẫn đang trong quá trình phát triển, chưa tự chủ động trong việc huy động nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, chính sách chiến lược liên quan đến công tác quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phần lớn ngân sách là do nhà nước cấp nên cũng khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc phân bổ và sử dụng hợp lý
Bộ máy các cơ quan hữu quan quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Nam với cơ quan quản lý cấp trung ương thiếu kết dính, dẫn đến giảm hiệu
quả quản lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Năm 2017, số doanh nghiệp được đề xuất thanh tra, kiểm tra là 1.294 doanh nghiệp, trong đó có 116 doanh nghiệp trùng lắp. Năm 2018, số doanh nghiệp được đề xuất thanh tra, kiểm tra là 1.952 doanh nghiệp, trong đó có 297 doanh nghiệp trùng lắp (bao gồm cả các doanh nghiệp trùng lắp giữa kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh và trùng lắp giữa kế hoạch thanh tra của tỉnh Hà Nam với kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Kiểm toán Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương).
Phân nửa số doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Hà Nam có thái độ không tốt trong việc hợp tác với các cơ quan quản lý. Do việc quá chú tâm đến việc gia tăng số lượng các dự án FDI mà tỉnh đã đưa ra nhiều ưu đãi được đánh giá là tạo cơ hội để các nhà đầu tư lợi dụng để thực hiện những hành vi trục lợi, không tuân theo cam kết.
b. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, một số hạn chế, bất cập xuất phát từ “tư duy sợ trách nhiệm” của cơ quan chức năng và người có thẩm quyền, ví dụ khi xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực FDI vi phạm của các nhà đầu tư nước ngoài thường chỉ được xử lý ở những mức nhẹ nhất bởi nhiều lý do, trong đó có lý do sợ trách nhiệm và điều này ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững về FDI; hay khi phát sinh tranh chấp giữa cơ quan chức năng và các nhà ĐTNN phần lớn sẽ được hòa giả hoặc giải quyết nội bộ, hầu như không có trường hợp nào được đưa ra tòa án nước ngoài giải quyết.
Thứ hai, các cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài tại tỉnh nhà mới chỉ quan tâm tính tuân thủ luật pháp giai đoạn trước cấp phép của các doanh nghiệp FDI mà chưa quan tâm thấu đáo, sát sao tới quá trình sau cấp phép, tình hình thực hiện dự án, tình hình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp về thuế, đất đai, bảo vệ môi trường, lao động, …
Thứ ba, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước suy cho cùng phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện những hoạt động quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, đội ngũ này của tỉnh Hà Nam đang thiếu về số lượng và có những hạn chế nhất định về trình độ, năng lực. Động lực cho thực thi công vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta nói chung và ở tỉnh Hà Nam nói riêng không lớn, xuất phát từ qui định pháp luật của trung ương về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức.
Thứ tư, còn nhiều bất cập trong việc quản lý tại các KCN trong tỉnh, đặc biệt là công tác xử lý nước thải, rác thải, cung cấp nước sạch sử dụng cho công nhân và cán bộ các doanh nghiệp. Chất lượng cơ sở hạ tầng như đường xá, nhà ở, y tế cho công nhân chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như của người lao động.
Thứ năm, chưa có nhiều ưu đãi cụ thể để khuyến khích đầu tư các lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ như giáo dục, xây dựng, ...
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trên cơ sở khoa học về FDI, quản lý nhà nước về FDI được phân tích tại chương 1, tác giả khóa luận đã tiến hành phân tích một cách toàn diện thực trạng hoạt động FDI, thực trạng quản lý FDI tại tỉnh Hà Nam.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực FDI tại Hà Nam trong những năm qua đã đạt được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận. Các chỉ tiêu thành phần của chỉ số PCI được cải thiện theo hướng tích cực, ngày một tiến bộ, đặc biệt là một số vấn đề nhức nhối đã được giảm thiểu như chi phí không chính thức để có thể trúng thầu, thủ tục hành chính được cải thiện, tiếp cận đất đai một cách dễ dàng với nhiều ưu đãi cũng như dịch vụ, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, hỗ trợ từ ban lãnh đạo tỉnh.
Đã xây dựng và ban hành được những văn bản quy phạm làm cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý. Các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chức năng quản lý của mình trong công tác quản lý cấp và thu hồi GCN đầu tư, quản lý pháp luật về thuế, pháp luật môi trường, pháp luật lao động, chuyển giao công nghệ.
Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập lớn làm hạn chế hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và một cơ chế riêng phù hợp với những đặc thù của vùng, phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh: (i)Vẫn còn sự chồng chéo trong việc thực hiện thủ tục hành chính giữa các cơ quan quản lý trong tỉnh; (ii)Các dự án đầu tư trong tỉnh chưa tập trung nhiều vào các lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao; (iii)Thực trạng tuân thủ luật bảo vệ môi trường, luật thuế của các doanh nghiệp nước ngoài ở mức đáng báo động;
(iv)Thủ tục giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm của các doanh nghiệp FDI vẫn còn rườm rà, gây nhiều rắc rối cho các doanh nghiệp; (v) Năng lực cung ứng dịch vụ logistics tại tỉnh chưa đáp ứng kịp nhu cầu, chưa có nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ
logistics; chưa đưa vào hoạt động được các cảng thông quan nội địa Đồng Văn III (Inland Container Depot).
Do đó hiệu lực và hiệu quả quản lý chưa cao. Những bất cập này do nhiều nguyên nhân từ nhận thức tới hành động của các chủ thể: (i)Thiếu trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý từ Trung ương đến các tỉnh, huyện, xã, … (ii)Thái độ không hợp tác của các doanh nghiệp FDI; (iii)Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm và đạo đức của cán bộ phụ trách quản lý;(iv)Các KCN trọng điểm trong tỉnh chưa hoàn thiện về công tác quản lý.
CHƯƠNG 3