CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP28 NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH HÀ NAM
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH HÀ NAM
2.3.1. Kết quả quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Nam
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là một sản phẩm nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Chỉ số PCI bao gồm 10 chỉ tiêu thành phần và dưới đây là các chỉ tiêu thành phần qua các năm của tỉnh Hà Nam:
Bảng 2.3. Các tiêu chí thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2013 2014 2015 2016 2017 Gia nhập thị trường 7.27 8.59 8.33 7.96 7.77 Tiếp cận đất đai 7.55 5.79 5.67 5.81 6.33
Tính minh bạch 5.08 5.81 5.88 6.44 6.35
Chi phí thời gian 6.75 7.10 6.81 6.35 7.03 Chi phí không chính thức 7.01 5.50 6.17 5.81 5.36 Cạnh tranh bình đằng 4.88 4.04 3.72 3.85 3.45 Tính năng động của chính quyền tỉnh 5.92 5.06 5.22 5.43 6.11 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 4.99 4.66 5.55 4.94 6.21 Đào tạo lao động 5.65 6.02 5.85 6.10 6.63 Thiết chế pháp lý & An ninh trật tự 6.37 5.59 5.79 5.43 5.77
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2018 Nhìn chung, các chỉ số thành phần của PCI tỉnh Hà Nam cải thiện theo hướng tốt dần lên qua từng năm. Các cơ quan quản lý FDI và ban lãnh đạo tỉnh đã nỗ lực cố gắng tạo ra một Hà Nam hấp dẫn nhà đầu tư. Đáng chú ý, một điểm tiến bộ trong công tác quản lý FDI của tỉnh Hà Nam là tình trạng doanh nghiệp phải chi chi phí không
chính thức giảm, và nằm trong số những tỉnh có chỉ số này thấp nhất trong khu vực ĐBSH. Bên cạnh đó, chỉ số về dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh cũng được cải thiện và tăng cường đáng kể. Tỉnh cũng tạo điều kiện thuận lợi để các chủ đầu tư nước ngoài dễ dàng và đơn giản tiếp cận với các gói thầu, tiết kiệm thời gian, minh bạch.
Bảng 2.4. Chỉ số PCI tỉnh Hà Nam giai đoạn 2013 – 2017
Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành
2013 57.81 32 4
2014 56.57 45 4
2015 58.49 31 3
2016 58.16 35 4
2017 61.97 35 4
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2018 Theo công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 22/03/2018, xếp hạng PCI của các tỉnh thuộc Khu vực đồng bằng sông Hồng khá tốt, đứng đầu là tỉnh Quảng Ninh với những cố gắng vượt bậc của mình. Trong khu vực ĐBSH cũng như toàn cả nước, Hà Nam đứng thứ 35/63 tỉnh thành và được xếp vào diện trung bình.
Trong giai đoạn 2013 – 2017, cán bộ quản lý trong tỉnh đã có nhiều cố gắng để cải thiện môi trường đầu tư, thủ tục hành chính. Các chỉ số thành phần nhìn chung đều diễn biến theo chiều hướng tốt lên qua các năm.Trong khu vực ĐBSH, Hà Nam được xếp ở vị trí thứ 5/11, sau một số tỉnh nổi bật về thu hút FDI cũng như quản lý kinh tế như Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng.
b. Trong công tác xây dựng và ban hành các quy định, văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức quản lý theo Luật và các nghị định do các cơ quan Trung ương ban hành
Trong công tác xây dựng và ban hành quy định về cấp GCN đầu tư
Luật ban hành và luật sửa đổi về dầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tiến bộ hơn và đa dạng hơn trong các lĩnh vực cũng như các hình thức đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể chọn các hình thức như BT, BTO, BOT, PPP… có nhiều mô hình tổ chức doanh nghiệp để lựa chọn như đầu tư dưới hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài
hoặc công ty liên doanh…
Quy định cũng như trình tự đăng ký GCN đầu tư được công khai trên trang thương mại điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, các doanh nghiệp lần đầu thực hiện thủ tục đăng ký cũng không gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu.
Thủ tục hành chính được cải thiện đáng kể, cán bộ công nhân viên chức giải quyết công việc hiệu quả. Đặc biệt, qua khảo sát, tình trạng doanh nghiệp phải chi chi phí không chính thức để trúng thầu hoặc để đẩy nhanh thủ tục hành chính đã giảm.
Trong công tác xây dựng và ban hành quy định về đất đai
Pháp luật về đất đai cũng mở rộng nhiều quyền cho các nhà đầu tư nước ngoài cụ thể như được lựa chọn hình thức thuê đất và hình thức thanh toán một lần cho cả thời kỳ thuê; có thể thuê đất từ nhiều chủ thể khác nhau; các dự án có 100% vốn đầu tư nước ngoài đều được áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất.
Trong công tác xây dựng và ban hành quy định về thuế
Pháp luật về thuế cũng có những sửa đổi, bổ sung nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam đã giảm khá đáng kể từ mức 32% năm 1997 nay chỉ còn 20%. Các văn bản quy định về thuế cũng nêu rõ mức thuế áp dụng cũng như mức thuế ưu đãi thuế, miễn thuế cho cụ thể từng mặt hàng, ngành nghề kinh doanh.
Trong công tác xây dựng và ban hành quy định về lao động
Quy định pháp luật lao động là một loại quy định pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong thu hút FDI. Bộ luật Lao động được ban hành ở nước ta lần đầu tiên vào năm 1994 và được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, mỗi lần sửa đổi, bổ sung Luật đều thể hiện ưu điểm, mặt tiến bộ của luật Lao động. Bộ luật Lao động hiện hành ở nước ta được ban hành năm 2012 có khá nhiều điểm mới, tiến bộ góp phần tạo nên môi trường đầu tư thuận lợi và thúc đẩy thu hút vốn FDI, ví dụ như các quy định sau đây:
Thứ nhất, Thêm một mục có nội dung hoàn toàn mới trong Bộ luật Lao động đó là người sử dụng lao động có quyền cho thuê lại lao động.
Thứ hai, Nâng mức lương thử việc của người lao động trong thời gian thử việc, ít nhất bằng 85% mức lương cấp bậc của công việc đó so với mức 75% được quy định tại Bộ luật Lao động trước đây.
Thứ ba, Bổ sung quy định mới về hình thức làm việc không chọn thời gian.
Thứ tư, Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định thống nhất một mốc chung để áp dụng trong cả nước: Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.
Ngoài ra còn nhiều ưu điểm trong các quy định của pháp luật lao động ví dụ về chế độ thai sản đối với lao động nam, cách tính, thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ…
c. Trong công tác tổ chức bộ máy quản lý đối với hoạt động FDI
Cải cách hành chính làm cho bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy quản lý FDI nói riêng thời gian qua ngày càng được hoàn thiện về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, trong công tác tổ chức bộ máy quản lý FDI tại tỉnh Hà Nam đã có một số ưu điểm sau đây:
Đã tiến hành tổng rà soát và ban hành các quy định mới về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của UBND cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.
Đã kiện toàn các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng thu gọn đầu mối, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
Phân cấp trung ương - địa phương trong quản lý FDI tiếp tục được đẩy mạnh.
Quá trình này đã cho thấy nhiều kết quả tích cực, thúc đẩy tính độc lập, chịu trách nhiệm trong ra quyết định và tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương, giúp cải thiện môi trường kinh doanh chung và môi trường thu hút FDI.
d. Trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư: xây dựng được quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài cụ thể, ngày càng được chuẩn hóa, các thủ tục hành chính trong quy trình được cải cách thuận lợi, dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tại Hà Nam, các doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính tại UBND tỉnh và Sở Kế Hoạch và Đầu Tư vì 2 đơn vị này dã được quy hoạch về cạnh nhau.
Trong công tác thực hiện pháp luật về thuế: thủ tục được cải cách theo hướng tích cực. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3.249 doanh nghiệp trong tổng số 3.481 doanh
nghiệp đang hoạt động đăng ký nộp thuế điện tử. Trong năm 2017, các doanh nghiệp đã nộp 1.363 chứng từ, nộp ngân sách Nhà nước qua hình thức điện tử được 193,8 tỷ đồng. Như vậy, kết quả nộp thuế điện tử trên ba tiêu chí là: Số doanh nghiệp đăng ký thực hiện nộp thuế điện tử, số chứng từ nộp thuế điện tử và số tiền nộp ngân sách Nhà nước qua hình thức điện tử lần lượt đạt tỷ lệ: 93%, 60% và 75%.