Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tăng cường quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Nam (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH HÀ NAM

3.3. KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH HÀ NAM

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

3.3.1.1.Nghiên cứu sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp và các quy định khác liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp là luật gốc về đầu tư, nhưng hiện nay đang bị chia cắt bởi các pháp luật chuyên ngành, không đồng bộ giữa luật Đầu tư với các

luật khác làm khó thực hiện. Với luật Doanh nghiệp và luật Đầu tư cùng song song tồn tại hiện nay còn thấy rõ sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện các quy định của cả Luật Đầu Tư và Luật Doanh Nghiệp, còn cấc nhà đầu tư trong nước trên thực tế chỉ thực hiện một thủ tục đăng ký doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư.

Luật Đầu tư sửa đổi, bổ sung năm 2015, có hiệu lực từ 01/7 năm 2016 không có quy định để thống nhất quy trình đầu tư giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài mà còn quy định thêm thủ tục đăng ký doanh nghiệp gây rắc rối, phiền hà cho các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó tác giả kiến nghị lần sửa đổi Luật Đầu tư tiếp theo Quốc Hội nên xem xét về vấn đề này.

Quy định chưa đồng bộ về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài (về đăng ký doanh nghiệp, về việc doanh nghiệp nước ngoài mua lại cổ phần, vốn góp của doanh nghiệp trong nước, về việc doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp nước ngoài;

về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư lĩnh vực phân phối …).

Chưa có các quy định về việc xử lý các trường hợp vắng chủ (tự ý ngưng hoạt động, chủ đầu tư bỏ về nước) phát sinh rất nhiều công nợ đối với nhà nước (Cục Thuế, Cục Hải quan, Bảo hiểm xã hội...), với người lao động và với các bên thứ ba (ví dụ bên cho thuê nhà xưởng, với công ty Điện lực), nghiên cứu sinh kiến nghị Chính phủ sớm có nghị định về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan xử lý các trường hợp vắng chủ (thường là nhà đầu tư nước ngoài bỏ trốn) để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.

3.3.1.2.Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư.

Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư cần tiếp tục được hoàn thiện theo các hướng sau: (i)Đầy đủ và đồng bộ hơn,sớm ban hành các luật kinh doanh bất động sản, khai thác khoáng sản, các quy chế về khu công nghệ cao, khu thương mại tự do, đầu tư ra nước ngoài, các quy chế về thế chấp, cầm cố, thực hiện nguyên tắc không hồi tố...

(ii)Cụ thể và hấp dẫn hơn trong các chính sách về thuế, tiền thuê đất; chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đền bù, giải toả mặt bằng xây dựng, chính sách khuyến khích xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn, chính sách khuyến khích đầu tư trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày, đầu tư vào các vùng

miền núi... (iii)Phù hợp hơn với kinh tế thị trường và thông lệ tập quán quốc tế: Xu hướng phát triển tất yếu của quá trình đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư là quá trình đi đến thống nhất Luật đầu tư nước ngoài và Luật đầu tư trong nước; hình thức tổ chức của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được mở rộng hơn, bao gồm cả các xí nghiệp có bán cổ phần cho người nước ngoài. Tất cả các tiêu chuẩn, cơ chế của kinh tế thị trường thế giới và thông lệ, tập quán quốc tế cần được nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện hệ thống luật đầu tư của Việt Nam; (iv)Có hiệu lực thống nhất trong phạm vi cả nước: Công tác pháp chế cần được tăng cường trên cơ sở đảm bảo tính chính xác, phù hợp với quy luật; tuyên truyền, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, cưỡng chế thi hành pháp luật.

3.3.1.3.Mở rộng quan hệ quốc tế.

Không ngừng củng cố và mở rộng quan hệ chính trị đối ngoại, kinh tế đối ngoại, tạo thế chính trị vững vàng của Việt Nam trên trường quốc tế và sự hội nhập của Việt Nam trong kinh tế thế giới và khu vực.

Chủ động thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các FTA. Xử lý thoả đáng mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế có khả năng tự chủ cao, ứng phó được với những biến động kinh tế quốc tế. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh kinh tế.

Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ thì dự án phải được được Hội đồng thẩm định do Thứ trưởng Bộ Công Thương làm Chủ tịch hội đồng, thành viên gồm đại diện một số Bộ ngành liên quan.

Quyết định số 55/2010/QĐ-TTg ngày 10/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục chứng nhận tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng công nghệ cao, chứng nhận tổ chức cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ cao và công nhận doanh nghiệp công nghệ cao, thì Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao và cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao.

Kiến nghị Chính phủ xem xét đơn giản hơn về thủ tục công nhận ưu đãi đầu tư theo hướng: Các Bộ ngành ban hành tiêu chí, điều kiện cụ thể, phân cấp cho UBND

các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tiêu chí, điều kiện quy định để xét giải quyết. Lĩnh vực nào xét thấy quan trọng, khả năng các địa phương không đủ năng lực thực hiện do thẩm quyền quyết định của cơ quan Trung ương thì cần có quy định rõ ràng về nội dung và thời gian giải quyết, làm căn cứ cho địa phương hướng dẫn nhà đầu tư lập hồ sơ đề nghị.

3.3.1.5.Cải thiện cơ chế trao đổi thông tin liên lạc giữa các cơ quan quản lý cấp địa phương và cơ quản quản lý cấp dưới để tránh chồng chéo trong công tác quản lý FDI.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tăng cường quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)