CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP28 NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH HÀ NAM
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH HÀ NAM
2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Nam
a. Chính phủ
Theo điều 55 của Luật Đầu tư [92], Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về ĐTNN. Thủ tướng Chính phủ có đủ thẩm quyền xét duyệt, quyết định các dự án đầu tư nhóm A (theo điều 93, Nghị định 118/2015/NĐ - CP ban hành ngày 12/11/2015).
Danh mục các dự án thuộc nhóm A cũng được quy định trong điều 93 Nghị định 118/CP. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ được thực hiện theo luật Tổ chức Chính phủ năm 2015. Khoản 7, điều 8 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định Chính phủ có nhiệm vụ thống nhất quản lý hoạt động hội nhập quốc tế về kinh tế trên cơ sở phát huy nội lực của đất nước, phát triển các hình thức hợp tác kinh tế với các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất trong nước. Quyết định chính sách cụ thể khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về kinh tế; khuyến khích đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước.
Trong thời gian qua Chính phủ đã thực hiện nhiều hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật quy định trong quản lý FDI, đặc biệt là hoạt động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn hoạt động FDI, quản lý nhà nước về FDI thống nhất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
b. Các cơ quan quản lý chuyên ngành
Có rất nhiều các bộ, ngành tham gia vào quá trình quản lý FDI như Bộ Lao Động, Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, Bộ Xây Dựng, …. Tuy nhiên trong phạm vi khóa luận, tác giả khóa luận xin đề cập chủ yếu dến Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được thực hiện theo NĐ 116/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2008.
Điều 1 Nghị định 116 quy định về vị trí và chức năng của bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; quy hoạch phát triển, cơ chế,
chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các loại hình khu kinh tế khác); quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt ODA) và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; thành lập, phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Theo quy định pháp luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các nhiệm vụ:
- Ban hành thông tư hướng dẫn doanh nghiệp triển khai thực hiện giấy phép: ví dụ thời gian qua Bộ mới ban hành thông tư số 03 BKH-QLDA ngày 15/03/2016
"Hướng dẫn thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam", cụ thể hoá Luật Đầu tư và nghị định Nghị định 118/CP.
- Theo dõi tình hình thực hiện dự án đầu tư qua Vụ Quản lý dự án. Chức năng của Vụ này là quản lý các dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy phép đầu tư.
- Xem xét quyết định cấp, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung giấy phép đầu tư, giải thể doanh nghiệp thu hồi giấy phép.
MPI là cơ quan cấp giấy phép đầu tư nên có trách nhiệm, thẩm quyền xem xét, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép để đảm bảo tính trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan quản lý. Nếu trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có vốn dầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh vi phạm pháp luật Việt Nam thì các cơ quan hữu trách có thể xử lý vi phạm và kiến nghị lên MPI là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thu hồi giấy phép đầu tư (trừ các dự án do Thủ tướng Chính phủ cấp giấy phép và UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương được phân cấp).
- Tổ chức, kiểm tra định kỳ việc thực hiện giấy phép: MPI trở thành trung tâm phối hợp các Bộ để tránh chồng chéo trong kiểm tra.
- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo luật định thì Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc thứ nhất phải là người Việt Nam (Điều 24 Nghị định 118/CP). Thành viên của mỗi bên trong Hội đồng quản trị tỷ lệ với số vốn đóng góp (điều 11 Luật ĐT). Nhưng những nhà quản lý này đòi hỏi năng lực trình độ chuyên môn cũng như trình độ pháp luật cao mới có thể giải
quyết được các vấn đề phát sinh trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng, hoạt động, giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Hoà giải các tranh chấp theo yêu cầu của các bên: Quá trình đầu tư không phải bao giờ cũng suôn sẻ, mà nhiều khi có các tranh chấp xảy ra. Nhà nước luôn khuyến khích các bên đi đến thống nhất bằng thương lượng. Nhưng nếu thương lượng không đi đến kết quả thì có thể nhờ MPI hoà giải trước khi đưa tranh chấp ra xét xử bằng toà án hay trọng tài...
- Phân tích hiệu quả kinh tế- xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Kiến nghị Nhà nước ban hành pháp luật và các chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Sơ đồ 2.1: Khái quát cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ
Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
c. Cơ quan quán lý FDI theo lãnh thổ của tỉnh Hà Nam(bao gồm Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Hà Nam và các cơ quan trực thuộc Uỷ ban nhân dân)
Cơ quan QLNN về FDI của chính quyền cấp tỉnh ở nước ta bao gồm Hội đồng nhân
dân (HĐND), Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh và một số cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh (trong nội dung này, tác giả xin phép chỉ đề cập tới, Ban Quản lý các khu công nghiệp, sở Kế hoạch & Đầu tư trong số các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh)
HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng quyết định và giám sát các vấn đề quan trọng của địa phương, hoạt động chủ yếu theo chế độ tập thể bởi vậy ở địa phương UBND là cơ quan trực tiếp thực hiện quản lý đối với FDI.
UBND tỉnh Hà Nam
Quyền hạn và trách nhiệm của UBND đối với quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định chi tiết trong Luật Đầu tư và Nghị định 118/2015/NĐ – CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
- Lập và công bố danh mục dự án thu hút ĐTNN tại địa phương căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội đã được phê duyệt; tổ chức vận động và xúc tiến đầu tư.
- Tham gia thẩm định dự án đầu tư nước ngoài tại địa phương.
- Tiếp nhận, thẩm định và cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nước ngoài tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
- Giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến hình thành, triển khai, thực hiện dự đầu tư thuộc thẩm quyền.
- Quản lý Nhà nước trên địa bàn lãnh thổ đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh (theo điều 58 Luật Đầu tư).
- Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn lãnh thổ
UBND tỉnh Hà Nam đã thực hiện tốt nghiệm vụ cũng như trách nhiệm quản lý FDI của mình theo quy định của nhà nước và các cơ quan Trung Ương. Mới đây nhất, UBND tỉnh đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo triển khai thực hiện Luật Quy hoạch trên địa bàn toàn tỉnh.
Hằng năm, UBND tỉnh đều tổ chức các buổi gặp mặt đầu xuân năm mới, một mặt chúc mừng năm mới cho các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh,
một mặt tổng kết tình hình triển khai các dự án FDI, xây dựng một hình ảnh đẹp trong mắt các nhà đầu tư để thu hút vốn đàu tư trong giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, lãnh đạo và các phòng ban của UBND tỉnh tích cực đón và tiếp các đoàn đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp nước ngoài trong tỉnh, các đoàn đại biểu các nước sang thăm nhằm xây dựng lòng tin cũng như xúc tiến đầu tư.
Ban quản lý các khu công nghiệp
Quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất, Khu Công nghệ cao đối với quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định chi tiết tại Điều 55 Luật Đầu tư; Điều 27 khoản 2 và Điều 32 Nghị định 164/2013/NĐ - CP của Chính phủ về ban hành quy chế Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất, Khu Công nghệ cao, cụ thể như sau:
- Tham gia ý kiến, xây dựng và trình các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau.
- Trực tiếp thực hiện quản lý đầu tư, khai thác hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp do tỉnh quản lý được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn có tính chất ngân sách nhà nước.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi tỉnh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
Sơ đồ 2.2: Tổ chức Sở Kế Hoạch và Đầu Tƣ tỉnh Hà Nam
2.2.2.2.Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài
Hoạt động xúc tiến đầu tư tại tỉnh Hà Nam diễn ra tương đối sôi nổi, được xem là một trong những tỉnh đi đầu trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài.
Hàng năm, tỉnh thường xuyên tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, các cuộc đi thăm và tiếp đón đoàn đại biểu của các khu vực kinh tế phát triển láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Tháng 08/2016, tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghĩ xúc tiến đầu tư cùng với sự hỗ trợ và hợp tác của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Tại buổi Hội nghị có sự góp mặt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo tỉnh Hà Nam cùng đại biểu của các doanh nghiệp FDI trong tỉnh.
Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh cũng đón và làm việc cùng nhiều đoàn đại biểu khác như tập đoàn Tata (Ấn Độ), tập đoàn KMW (Hàn Quốc), Đại học Cần Ích (Đài
Giám Đốc Nguyễn Văn Oang
PGĐ Bùi Hồng Thanh
Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp
PGĐ Phan Văn Trinh
Phòng Kinh Tế Ngành
Phòng Thẩm Định và Giám
Sát Đầu Tư
Thanh Tra Sở Phòng
KH &
LĐ Văn Xã Phòng Đăng
Ký Kinh Doanh Phòng Hợp
Tác Đầu Tư Văn Phòng
Sở
Trung tâm Xúc Tiến
Đầu Tư
Loan),Seoul Semiconductor…
Đầu năm 2018, Lãnh đạo tỉnh tiếp tục đón tiếp đoàn đại biểu của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đi tham quan Khu công nghiệp Đồng Văn I. Các ngân hàng địa phương tại Nhật Bản cũng tổ chức một buổi thăm và gặp mặt với ban lãnh đạo tỉnh và ban lãnh đạo cũng đề cập đến vấn đề các Ngân hàng địa phương Nhật Bản giúp Hà Nam tạo dựng mối quan hệ với các nhà đầu tư tại đất nước mặt trời mọc.
2.2.2.3.Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Nam
a. Thực trạng tổ chức và quản lý thực hiện pháp luật về đất đai
Những năm vừa qua, Hà Nam đã rất nỗ lực trong việc xây dựng các ưu đãi về đất đai để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, các chủ đầu tư của các dự án FDI sẽ được thuê đất trong 70 năm, miễn phí thuê đất trong 20 năm đầu. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư được áp dụng chế độ miễn, giảm tiền thuê đất tùy theo lĩnh vực đầu tư. Các dự án sản xuất, chế biến nông, lâm thủy sản và các dự án đẩu tư thí nghiệm nghiên cứu khoa học được giảm 50% giá thuê đất nói trên. Các dự án đầu tư nước ngoài, các dự án đầu tư nằm trong Danh mục A Nghị định 51/1999/NĐ-CP và các dự án đầu tư có sử dụng từ 50 lao động trở lên còn được miễn tiền thuê đất trong 10 năm và được giảm 50% tiền thuê đất trong 10 năm tiếp theo. Để khuyến khích việc thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động tại Hà Nam, nếu thu hút được thêm nhà đầu tư mới về đầu tư tại tỉnh còn được giảm 50% tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện dự án.
b. Thực trạng tổ chức và quản lý thực hiện pháp luật về thuế
Chính quyền tỉnh Hà Nam còn khuyến khích các nhà đầu tư bằng chính sách hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhà đầu tư thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh mới trên địa bàn, sau khi được miễn giảm, giảm thuế theo quy định của Nhà nước còn được UBND tỉnh xem xét cấp (hoặc hỗ trợ) lại tối đa bằng 100% số thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp với thời hạn tối đa là 5 năm kể từ khi doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế (để doanh nghiệp tái đầu tư hay nâng cao tay nghề cho công nhân). Các nhà đầu tư có dự án đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu cũng được thực hiện ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như đối với các dự án thành lập cơ sở mới và chỉ áp dụng đối với phần thuế thu nhập doanh nghiệp
thực nộp tăng thêm do đầu tư mang lại.
c. Thực trạng tổ chức và quản lý thực hiện pháp luật về môi trường
Ô nhiễm môi trường hiện nay đang là vấn đề được cả xã hội là quan tâm nhất hiện nay khi mà tình trạng ô nhiễm càng ngày càng trở nên nặng nề và những tác động mà nó gây ra cho chúng ta ngày một nghiêm trọng. Mặc dù Pháp luật về bảo vệ môi trường tại Việt Nam thường xuyên được sửa đổi và bổ sung bởi các cơ quan quản lý tại Trung Ương cũng như bản thân tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra theo chiều hướng phức tạp.
Nói đến Khu Công nghiệp Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, nhiều người đều biết đây là KCN có nhiều chính sách ưu ái thu hút đầu tư vào loại bậc nhất ở khu vực tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, đối nghịch với sự phát triển của KCN lại có những góc khuất về ô nhiễm môi trường; có những ngôi làng với những con người chân chất, thật thà, giản dị giờ đang phải hứng chịu những hệ lụy mà KCN gây ra... Đặc biệt là 2 KCN Đồng Văn I và II khiến người dân xung quanh vô cùng bức xúc.
d. Thực trạng quản lý lao động
Các dự án đầu tư sử dụng từ 50 lao động trong tỉnh trở lên và ưu tiên tuyển chọn lao động tại nơi giao đất cho doanh nghiệp được tỉnh hỗ trợ kinh phí để đào tạo dạy nghề (có chứng chỉ nghề) với mức 300.000 đồng/người.
Có một nghích lý đáng nói tại địa bản tỉnh Hà Nam đó là nguồn cung ứng lao động thì dồi dào nhưng các doanh nghiệp vẫn thiếu lao động một cách trầm trọng.
Nguyên nhân là do chất lượng lao động không đáp ứng đủ yêu cầu của các doanh nghiệp. Nhưng cũng không thể không nhắc đến chế độ lương thưởng mà người lao động được hưởng. Các doanh nghiệp trong ngành dệt may tuyển hàng nghìn công nhân nhưng với mức lương chỉ khoảng 3.5 – 4tr/ tháng nhưng khi vào làm thì người lao động phải làm 12 – 14h/ ngày khiến người lao động chán nản và bỏ việc.
Thêm nữa, người lao động tại các KCN còn có những vấn đề lo lắng về nơi ăn chốn ở, nơi học tập và vui chơi giải trí của con em họ, chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ cuộc sống của họ còn yếu.
e. Thực trạng tổ chức thực hiện quy định pháp luật về chuyển giao công nghệ Tại các KCN của tỉnh Hà Nam, chủ yếu các dự án FDI thu hút đến từ Hàn