Về số lượng các cơ sở bán lẻ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam trước làn sóng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRƯỚC LÀN SÓNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ NƯỚC NGOÀI

2.1. Đánh giá chung về thị trường bán lẻ Việt Nam

2.1.3. Mạng lưới phân phối bán lẻ

2.1.3.2. Về số lượng các cơ sở bán lẻ

a/ Hệ thống chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại

Theo số liệu bảng 2.3, tính đến 31/12/2016, cả có 8.513 chợ các loại, 869 siêu thị và 170 trung tâm thương mại và khoảng hơn 1 triệu cửa hàng quy mô nhỏ của hộ gia đình, trong đó kênh bán lẻ hiện đại mới đáp ứng được 25% nhu cầu của người dân, 75% còn lại vẫn phụ thuộc vào thị trường truyền thống. Từ nay đến năm 2020 được dự báo thị phần kênh bán lẻ hiện đại sẽ tăng lên và sẽ đáp ứng được 40% nhu cầu tiêu dùng [61]. Đây là cơ hội lớn, nhưng đồng thời cũng là thách thức, bởi các nhà bán lẻ Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các DN nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế.

Đơn vị tính: Chợ; siêu thị; trung tâm thương mại

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1. Chợ các loại

Cả nước 8.495 8.528 8.550 8.547 8.546 8.568 8.660 8.513

Đồng bằng sông Hồng 1.745 1.771 1.782 1.798 1.815 1.823 1.843 1.854

Trung du và miền núi phía Bắc 1.393 1.404 1.423 1.407 1.429 1.442 1.439 1.416 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2.475 2.462 2.427 2.457 2.466 2.482 2.488 2.431

Tây Nguyên 352 356 370 368 362 369 378 374

Đông Nam Bộ 763 756 766 778 748 744 761 750

Đồng bằng sông Cửu Long 1.767 1.779 1.782 1.739 1.726 1.708 1.751 1.688

2. Siêu thị

Cả nước 451 571 638 659 724 762 812 869

Đồng bằng sông Hồng 138 148 165 171 171 201 247 270

Trung du và miền núi phía Bắc 37 60 63 66 76 89 78 87

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 98 119 144 140 167 172 190 182

Tây Nguyên 14 24 24 25 24 23 25 25

Đông Nam Bộ 123 170 186 195 223 210 212 227

Đồng bằng sông Cửu Long 41 50 56 62 63 67 60 78

3. Trung tâm thương mại

Cả nước 85 101 116 115 130 139 162 170

Đồng bằng sông Hồng 26 33 38 36 33 40 48 51

Trung du và miền núi phía Bắc 6 9 7 10 10 13 16 18

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 16 18 22 24 35 23 27 26

Tây Nguyên 1 1 1 1 1 5 3 3

Đông Nam Bộ 31 36 44 40 46 52 57 57

Đồng bằng sông Cửu Long 5 4 4 4 5 6 11 15

(Nguồn: Số liệu từ Tổng Cục Tống Kê)

Cũng từ số liệu từ bảng 2.3, trong vài năm trở lại đây, số lượng chợ các loại đang có xu hướng phát triển chững lại. Cụ thể trong 7 năm từ năm 2009 đến 2016, con số chợ tăng thêm chỉ là 18, đạt 8.513 chợ giảm 1,7% so với năm 2015 (8.660 chợ). Trong khi đó, số lượng siêu thị và trung tâm thương mai đang có xu hướng tăng. Trong năm 2016, số lượng siêu thị là 869 tăng 7,02% so với năm 2015 là 812, số lượng trung tâm thương mại cũng đạt 170 tăng 4,94% so với 2015 là 162.

b/ Hệ thống cửa hàng tiện lợi

Ngành bán lẻ Việt Nam đang có xu hướng phát triển nhanh hệ thống chuỗi các cửa hàng bán lẻ. Theo số liệu của VOV, có 70% nhà bán lẻ ngoại đang tập trung vào mở rộng các cửa hàng tiện ích, tạo nên diện mạo mới cho thị trường. Không khó để nhận ra sự xuất hiện ồ ạt của các cửa hàng tiện ích.

Có thể kể đến là chuỗi cửa hàng Circle K, kể từ ngày ra mắt cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 12/2008, trong thời gian rất ngắn đến hiện tại Circle K Việt Nam mở 259 cửa hàng tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu. Hay 7-Eleven mới gia nhập vào Việt Nam vào năm 2017 đã với quy mô 11 cửa hàng. Theo thông tin mới nhất, 7-Eleven có ý định sẽ phát triển mạnh số lượng cửa hàng tại thị trường Việt Nam lên 1.000 cửa hàng tiện ích, phủ sóng tại nhiều thành phố lớn trong 10 năm tới. Bên cạnh đó, các chuỗi cửa hàng B’s mart, Family Mart, Ministop cũng mở rộng mạng lưới với số lượng cửa hàng đã lên hàng trăm đơn vị cho mỗi thương hiệu. Ngoài ra, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài khác như Big C, Aeon, Auchan, Lotte…

cũng đang tiếp tục đẩy mạnh mở rộng hệ thống nhằm gia tăng thị phần.

Không riêng DN nước ngoài, công ty bán lẻ nội địa cũng sớm gia nhập xu hướng này. Trong đó, Vingroup đã khiến thị trường bán lẻ phải ngạc nhiên bởi tốc độ gia tăng các điểm bán hàng quá nhanh của mình. Tính đến ngày 3/1/2018, Vingroup có tới 65 siêu thị Vinmart và 1.000 cửa hàng Vinmart+ trên cả nước.

c/ Bán lẻ thông qua thương mại điện tử

Tại Việt Nam, thị trường bán lẻ trực tuyến và TMĐT được đánh giá là “miếng bánh thơm” đầy sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. Theo số liệu từ Hiệp hội Thương Mại điện tử Việt Nam, có 48% người trả lời hàng ngày truy cập Internet từ thiết bị di động để tìm kiếm thông tin về hàng hóa dịch vụ muốn mua sắm. Thêm vào đó, tại hội thảo

Creative Commerce 2017 do Isobar Việt Nam và Lazada Việt Nam đồng tổ chức diễn ra vào ngày 24 tháng 5 năm 2017, thống kê rằng có 91% người dân sở hữu điện thoại thông minh và nhận định sự nổi lên nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet. Về phía DN, khảo sát EBI cho thấy 15% DN có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động [20, tr.16], có 32% DN đang tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội [20, tr.29]. Điều này cho thấy đây thực sự là phương thức bán lẻ rất có tiềm năng trong tương lai gần. Có thể nói rằng, đã tới thời đại sự cạnh tranh giữa các cửa hàng bán lẻ diễn ra quyết liệt tại các ứng dụng điện thoại di động.

Theo đánh giá của VECOM, tốc độ tăng trưởng TMĐT của Việt Nam năm 2017 đạt trên 25% và tốc độ này có thể được duy trì trong giai đoạn 2018 - 2020. Cụ thể, với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website TMĐT cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Khảo sát gián tiếp qua một số DN chuyển phát cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ chuyển phát từ 62% đến 200% [20, tr.9].

Kinh doanh trên mạng xã hội đang là một xu hướng thu hút sự quan tâm của DN. Theo số liệu khảo sát cho thấy, trong năm 2017 có 32% DN đang tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội.

Năm 2017, xu hướng bán hàng đa kênh trở nên phổ biến hơn hẳn khi nhiều DN sở hữu cửa hàng online vẫn đầu tư cửa hàng offline và ngược lại. Theo nhận định của Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, phương thức bán lẻ đơn kênh chỉ bán tại cửa hàng hoặc trực tuyến sẽ giảm dần và bị thay thế dần bởi phương thức bán lẻ đa kênh.

Nhận xét:

- Số lượng chợ, siêu thị và trung tâm thương mại tăng nhanh nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu và phát triển mạnh ở các thành phố, thị xã, thị trấn. Ở nông thôn, miền núi mạng lưới chợ còn thưa thớt; siêu thị, trung tâm thương mại còn ít.

- Hệ thống chợ, siêu thị chủ yếu thiên về chức năng bán lẻ và đa số chợ có quy mô nhỏ; ở vùng nông thôn đa số là cơ sở vật chất và kỹ thuật còn sơ sài, lạc hậu (hiện còn khoảng 28% số chợ ở trong tình trạng lều lán, tạm bợ, thậm chí có tới 15% số chợ còn họp ngoài trời). Chợ đầu mối, chợ tổng hợp quy mô lớn có chức năng bán buôn, thu gom và phát luồng hàng hoá còn ít (cả nước chỉ có 68 chợ đầu mối, chiếm 0,79% tổng số chợ). Vì vậy, hệ thống chợ chưa tương xứng với vị trí và vai trò của chợ và chưa đáp

được đầy đủ nhu cầu của sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân [5, tr.19]

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam trước làn sóng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)