Chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam trước làn sóng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRƯỚC LÀN SÓNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ NƯỚC NGOÀI

2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam

2.2.3. Tác động của của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

2.3.1.5. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Doanh nghiệp nước ngoài nhìn chung đầu tư khá tốt đối với cơ sở vật chất, từ thiết kế đến trang thiết bị bên trong lẫn bên ngoài siêu thị.

Tại Hà Nội, chỉ 2 trung tâm thương mại Big C và Metro tổng diện tích mặt bằng đã lên tới hơn 100.000 m2 sàn kinh doanh. Trung tâm bán sỉ Metro Cash & Carry có vốn đầu tư 15 triệu USD, đặt tại quận Hoàng, Hà Nội, diện tích 46.000 m2, gồm 6.800 m2 diện tích bán hàng và một bãi đậu xe lớn. Với lợi thế mặt bằng rộng các trung tâm thương mại không chỉ tạo ra các bãi đậu xe lớn mà còn có thể xây dựng các khu vui chơi ăn uống ngay bên trong siêu thị.

Trong khi đó diện tích các của hàng của các DN Việt Nam thường hẹp. Tổng công ty dịch vụ thương mại Hà Nội Hapro là một ví dụ điển hình. Là một trong những

tập đoàn bán lẻ Việt Nam lớn hiện có 16 điểm bán lẻ ở Hà Nội, nhưng tổng diện tích chỉ đạt 9.370 m2 với diện tích siêu thị lớn nhất 2.000m2 (Hapromart 2 Ngô Xuân Quảng, Hà Nội)

b/ Hàng hóa

Với lượng vốn các DN nước ngoài có thể đa dạng hoá các sản phẩm, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Tại Big C và Metro có tới hơn 50000 chủng loại hàng hoá các loại từ quần áo, mỹ phẩm, điện từ đến các loại thực phẩm hàng ngày như rau, củ, quả, thịt, cá. Ngược lại tại các DN bán lẻ Việt Nam các mặt hàng còn ít và đơn điệu.

Người viết có một cuộc khảo sát thực tế tại hai siêu thị Hapro và Big C để so sánh độ đa dạng về chủng loại một số mặt hàng (Cuộc khảo sát được diễn ra vào ngày 13/5/2018 tại siêu thị Big C và vào ngày 13/5/2018 tại siêu thị Hapro). Kết quả cho thấy đối với các mặt hàng cá đông lạnh: tại siêu thị Big C có khoảng hơn 80 sản phẩm các loại trong khi tại siêu thị Hapro chỉ có khoảng 12 sản phẩm.

Trưng bày hàng hóa đẹp mắt, tạo thuận tiện cho người mua cũng là yếu tố giúp nâng cao sức cạnh tranh cho các siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Khi đó khách hàng không phải mất thời gian lâu để tìm những thứ mà mình cần mua và khách hàng cũng dễ lựa chọn hơn.

Sau 3,5 tháng điều tra hiện trường và trực tuyến, mới đây ngày 30/01/2018, hội HN hàng Việt Nam chất lượng cao công bố kết quả khảo sát, đó là một trong những vấn đề nổi cộm gần đây là “niềm tin của NTD vào thương hiệu Việt” có phần bị lung lay. . Nhiều DN Việt làm ăn không minh bạch và thiếu chân chính, đã gây ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt trong lòng NTD, như trường hợp một chiếc khăn hai nhãn mác của thương hiệu Khaisilk. Hay những thương hiệu Việt càng có uy tín trên thị trường lại phải đối diện với mức độ rủi ro nhiều hơn, bởi nạn hàng gian, hàng giả. Tuy Sản phẩm trong nước dù còn chiếm ưu thế trên thị trường với tỷ lệ số đông NTD yêu thích và thường mua dùng (51% và 60%) nhưng tỷ lệ này đã giảm đáng kể (lần lượt giảm 27%

và 32%) [13] so với kết quả khảo sát năm 2017. Trong khi đó, NTD lại đang có xu thế tin và chọn mua các sản phẩm ngoại có xuất xứ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Do vậy, DN ngoại đang lợi thế rất lớn từ những sản phẩm có xuất xứ từ các quốc gia thâu tóm.

c/ Hậu cần

Kinh doanh siêu thị hiện đại đòi hỏi một hệ thống hậu cần chuyên nghiệp. Tập đoàn bán lẻ Cash & Carry (Metro) đã chi gần 20-25 triệu Euro trang bị hệ thống cung ứng hàng (kho lạnh, xe chuyên dụng, thiết bị kiểm tra, bảo quản hàng hóa...) theo chuẩn của Metro toàn cầu và chi gần 800.000 Euro cho công tác huấn luyện. Trong khi đó, các siêu thị của Việt Nam, việc điều phối xe giao hàng đúng loại, đúng nơi, đúng thời điểm vẫn còn được điều hành, quản lý khá đơn giản. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn gia tăng chi phí lao động cũng như quản lý.

d/ Tính chuyên nghiệp

Kinh doanh bán lẻ hiện đại đòi hỏi nhà quản lý có những công cụ hỗ trợ để đưa ra các quyết định. Đối với một hệ thống siêu thị, bộ phận mua hàng đóng vai trò khá quan trọng. Chuyên viên mua hàng chuyên nghiệp có thể thực hiện với nhà cung cấp trên tất cả mọi phương diện từ giá cả, số lượng, thời gian giao nhận hàng, các chương trình tiếp thị, khuyến mãi, quy cách bao bì, đóng gói... Thậm chí họ có thể tư vấn lại cho nhà cung cấp nên sản xuất hàng như thế nào, tiếp thị, quảng bá ra sao... Tuy nhiên, ở khâu này, dường như các chuyên viên mua hàng của các DN bán lẻ Việt Nam còn tỏ ra yếu kém.

e/ Dịch vụ hậu mãi

Tại Big C còn có các khu vui chơi dành cho trẻ em, nơi nghỉ ngơi cho khách hàng. Big C hay Metro cũng dịch vụ chuyển hàng tận nơi trong bán kính 15km, dịch vụ sửa quần áo tại siêu thị nếu khách hàng mặc có nhu cầu.... Điều này chưa thấy xuất hiện tại các siêu thị trong nước. Hơn nữa nhân viên tại nhiều siêu thị Việt Nam chưa hài lòng được khách hàng. Tác giả có cuộc khảo sát với 10 khách hàng tại siêu thị 26 Đức Giang, Long Biên vào ngày 13.05.2018 về điều gì làm họ không thấy hài lòng đối với chất lượng dịch vụ các siêu thị Việt Nam nói chung. Có tới hơn một nửa cho rằng đó là thái độ của nhân viên phục vụ. Một số nhân viên còn nói chuyện với nhau trong siêu thị và thiếu sự nhiệt tình trong việc trả lời các câu hỏi của khách hàng.

Tuy nhiên, không phải DN Việt Nam nào cũng có dịch chất lượng dịch vụ không bằng DN nước ngoài. Có thể kể khiến như chuỗi siêu thị điện máy Thế giới di động và Vinamart có chất lượng hậu mãi tốt có tính chuyên nghiệp cao. Khi xét chung trên bình

diện số đông của nhà bán lẻ Việt Nam thì chất lượng dịch vụ không bằng DN nước ngoài.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam trước làn sóng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)