Quy mô hoạt động

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam trước làn sóng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRƯỚC LÀN SÓNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ NƯỚC NGOÀI

2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam

2.2.3. Tác động của của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

2.2.3.1. Quy mô hoạt động

Về siêu thị quy mô lớn (hạng I, II dựa quyết định 1371/2004/QĐ-BTM của Bộ Thương Mại), theo bảng 2.8, trong danh sách siêu thị ở Việt Nam có góp mặt rất nhiều các DN FDI nhưng DN bán lẻ Việt Nam chỉ có 4 đại diện là Coop Mart, VinMart, Hapro và mới gia nhập đó là Lanchi Mart. Năm 2017, DN FDI chiếm tới 41,22% và đến năm tháng 5/2018 số lượng siêu thị của FDI chỉ còn 37,96%. Tuy nhiên, nếu loại trừ đi Lanchi Mart, hệ chuỗi siêu thị đang hướng đến khu vực ngoại thành và các tỉnh thì DN FDI vẫn đang duy trì ở mức trên 40% khu vực các thành phố lớn. Có thể nói rằng, trước làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các đối thủ ngoại, DN Việt Nam đang dè chừng trước việc mở rộng quy mô hoạt động của mình.

Bảng 2.8. Số lượng siêu thị hạng I, II (01/2017- 5/2018)

Đơn vị tính: Siêu thị

Tên 2017 2018

Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 1. DN Việt Nam

Co.op Mart 85 32,44 96 29,63

VinMart 53 20,23 64 19,75

Lanchi Mart 0 0,00 25 7,72

Hapro Mart 16 6,11 16 4,94

2. DN FDI

Lotte Mart 14 5,34 13 4,01

Aeon Mall 4 1,53 4 1,23

AEON Citimart 29 11,07 29 8,95

BigC 24 9,16 35 10,80

Mega Market (Metro) 19 7,25 19 5,86

FiviMart 18 6,87 23 7,10

Tổng 262 324

(Nguồn: Q&Me Vietnam Market Research) Về cửa hàng tiện lợi, theo bảng 2.9, trong danh sách cửa hàng tiện lợi chỉ có 1 DN Việt Nam là Vinmart+. Trong năm 2017, số lượng cửa hàng tiện lợi của DN FDI chiếm 39,14% đến tháng 5/2018 con số này đã lên tới 55,74%. Có thể thấy rằng DN FDI đang có xu hướng tăng về quy mô hoạt động về cửa hàng tiện lợi. Trong khi đó, chỉ trong vòng 1 năm DN Việt Nam có NLCT lớn nhất đã phải giảm 15,26% quy mô hoạt động từ 950 năm 2017 đến 2018 xuống chỉ còn 805 cửa hàng tiện lợi. Nhận thấy rằng, DN Việt Nam đang bị yếu thế trước DN ngoại về quy mô hoạt động cửa hàng tiện lợi.

Xu hướng mở rộng các cửa hàng tiện lợi đang giảm dần do sự tham gia của các đối thủ cạnh tranh lớn.

Bảng 2.9. Số lượng cửa hàng tiện lợi (01/2017- 5/2018)

Đơn vị tính: Cửa hàng tiện lợi

Tên 2017 2018

Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 1. DN Việt Nam

Vinmart+ 950 60,86 805 44,26

2. DN FDI

Family Mart 133 8,52 160 8,80

Mini Stop 71 4,55 116 6,38

Circle K 211 13,52 261 14,35

Shop & Go 46 2,95 119 6,54

B's Mart 150 9,61 147 8,08

Zakkamart 0 0 46 2,53

7 Eleven 0 0 12 0,66

Satrafoods 0 0 148 8,14

GS25 0 0 5 0,27

Tổng 1.561 1.819

(Nguồn: Q&Me Vietnam Market Research) Về trung tâm thương mại quy mô lớn (hạng I, II), theo bảng 2.10, số lượng trung tâm thương mại của các DN FDI đang có xu hướng giảm. Có thể kể đến là sự thua lỗ liên tiếp trong nhiều năm của Parkson (nguồn vốn đầu tư của Malaysia) đã kiến DN phải đóng cửa nhiều trung tâm thương mại. Sau 8 năm hoạt động, Parkson đã đóng cửa 4 trung tâm thương mại ở Việt Nam gồm Parkson Keangnam hồi tháng 1/2015, Parkson Paragon tháng 5/2016, Parkson Viet Tower tháng 12/2016 và Parkson Flemington Lê

Đại Hành cuối tháng 8/2018 [6]. Tuy nhiên, tuy số DN của Việt Nam về lĩnh vực này ít nhưng những năm gần đây đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của Vincom Mega Mall ở Times City và Royal City trong những năm gần đây. Như vậy, về mô hình trung tâm thương mại, NLCT của các DN về số lượng rất lớn chiếm hơn 70%, còn DN ngoại đang có xu hướng giảm.

Bảng 2.10. Số lượng của trung tâm thương mại hạng I, II (01/2017- 5/2018) Đơn vị tính: Trung tâm thương mại

Tên 2017 2018

1. DN Việt Nam

Vincom 32 49

Tràng Tiền Plaza 1 1

2. DN FDI

Takashimaya 1 1

Vivo 1 1

Parkson 7 6

Crescent 1 1

Diamond 1 1

Robins 2 2

AEON 4 4

Tổng 49 65

(Nguồn: Q&Me Vietnam Market Research và tổng hợp các báo cáo của các DN) Về siêu thị quy mô nhỏ (hạng III), theo bảng 2.11, năm 2017, số lượng siêu thị quy mô nhỏ chủ yếu đến từ Việt Nam với 83,97%. Tuy nhiên đến tháng 5 năm 2018, với tăng trưởng mạnh mẽ của các DN nước ngoài đặc biệt là Nhật Bản, con số này chỉ còn 72,69%. Đáng nói hơn phần lớn các DN này mới gia nhập Việt Nam vào cuối năm 2016 nhưng chỉ đến đầu năm 2017 số lượng siêu thị là 50 và chỉ hơn một năm sau đến tháng 5/2018 con số này là 133 (tức tăng trưởng đến 166%). Có thể nhận thấy rằng, DN FDI có thể chiếm ưu thế hoàn toàn về lĩnh vực này.

Bảng 2.11. Số lượng siêu thị hạng III (01/2017- 05/2018)

Đơn vị tính: Siêu thị

Tên 2017 2018

Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%)

1. DN Việt Nam

Co.op Food 160 51,28 181 37,17

Satrafoods 102 32,69 173 35,52

2. DN FDI

Daiso 5 1,60 6 1,23

Hachi Hachi 4 1,28 5 1,03

Tokyo Mart 5 1,60 5 1,03

Miniso 12 3,85 39 8,01

llahui 2 0,64 34 6,98

Mumuso 13 4,17 27 5,54

Komonoya 9 2,88 17 3,49

Tổng 312 487

(Nguồn: Q&Me Vietnam Market Research và tổng hợp các báo cáo của các DN ) Về siêu thị điện máy, xét với các siêu thị điện máy hạng I, II có diện tích từ 500 m2 trở lên, theo bảng 2.12, DN nước ngoài về lĩnh vực này chỉ góp mặt của Nguyễn Kim, Pico. Phần lớn số lượng siêu thị điện máy thuộc DN Việt Nam chiếm 97,56%, đặc biệt là của công ty cổ phần thế giới di động gồm: Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh và mới đây nhất là việc mua lại Trần Anh vào tháng 1 năm 2018. Tính đến 5/2018, số lượng siêu thị tăng 73,65% so với năm 2017 [63] và góp phần lớn là từ công ty cổ phần thế giới di động.

Bảng 2.12. Số lượng siêu thị điện máy hạng I, II (01/2017-05/2018)

Đơn vị tính: Siêu thị

Tên Năm 2017 Năm 2018

Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%)

1. DN Việt Nam

Thế Giới Di Động ĐộngĐộng

950 46,09 1744 48,73

Điện Máy Xanh 250 12,13 685 19,14

Thiên Hòa 12 0,58 14 0,39

VinPro 11 0,53 42 1,17

Trần Anh 28 1,36 35 0,98

Chợ Lớn 41 1,99 57 1,59

Viettel store 305 14,8 342 9,56

FPT shop 370 17,95 508 14,19

HC 13 0,63 15 0,42

Mediamart 31 1,5 76 2,12

2. DN FDI

Nguyễn Kim 38 1,84 39 1,09

Pico 12 0,58 22 0,61

Tổng 2061 3579

(Nguồn: Q&Me Vietnam Market Research và tổng hợp các báo cáo của các DN) Về TMĐT, hiện tại, ở Việt Nam có rất hiều các DN nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam. Đó là: Lazada (Alibaba – Trung Quốc mua lại năm 2016), Shopee (Tencent – Trung Quốc), Tiki (JD.com – Trung Quốc) và gần đây nhất DN TMĐT lớn của thế giới là Amazon cung cấp dịch vụ tại Việt Nam từ tháng 3/2018. Chỉ có 2 TMĐT là DN Việt Nam là Sendo (FPT – Việt Nam), Thegioididong (Thế giới di động – Việt Nam).

Nhận xét về NLCT, các DN nước ngoài đang có NLCT lớn về các mô hình bán lẻ hiện đại đó là siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị nhỏ. DN Việt Nam cần phải có những biện pháp và chiến lược cụ thể nếu không muốn bị thua ngay tại sân nhà. DN Việt có sức cạnh tranh hơn hẳn DN FDI về siêu thị điện máy và các mô hình chợ truyền thống.

Về bán lẻ hiện đại:

Sự tăng nhanh đối thủ cạnh tranh là DN ngoại lớn mới gia nhập vào Việt Nam và DN ngoại đang hoạt động từ trước ngày càng mở rộng quy mô là một trong những nguyên nhân khiến các nhà bán lẻ hiện đại của Việt Nam rất dè chừng về quy mô và số lượng. Có thể thấy rằng, DN ngoại đang có NLCT cao về lĩnh vực bán lẻ hiện đại này bởi số lượng đang có xu hướng tăng nhanh qua các năm gần đây. Cụ thể :

+ DN ngoại đang chiếm ưu thế về sự cạnh tranh ở lĩnh vực cửa hàng tiện lợi với mức tăng trưởng nhanh về số lượng qua các năm gần đây, đến 05/2018 đã đạt mức trên 55,74% tổng số lượng trên toàn quốc. Tiếp đó, DN FDI về lĩnh vực TMĐT, số lượng DN nước ngoài gia nhập vào thị trường Việt Nam càng tăng.

+ DN Việt Nam có ưu thế cạnh tranh về mặt quy mô hoạt động về lĩnh vực siêu thị điện máy bởi số lượng chiếm tới 98,3%, DN ngoại chỉ chiếm 1,7%. Tiếp đó là siêu thị hạng I, II, DN Việt Nam chiếm ở mức 62,04% còn DN ngoại là 37,96% và siêu thị nhỏ hạng III DN Việt Nam đang chiếm 83,97%. Tuy nhiên, Việt Nam mặc dù DN có NLCT cao hơn về mặt số lượng nhưng mặt bằng chung về quy mô trang thiết bị, công nghệ kỹ thuật DN FDI lại có phẩn nhỉnh hơn. Do vậy, DN Việt Nam cần có những chiến lược và biện pháp để tránh sự tăng trưởng nhanh và bị DN ngoại thâu tóm.

Về bán lẻ truyền thống, DN Việt Nam đang chiếm ưu thế và có sự mạnh cạnh tranh hơn so với DN nước ngoài. Tuy nhiên, ngành phân phối bán lẻ ở Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch sang mô hình bán lẻ hiện đại.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam trước làn sóng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)