CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRƯỚC LÀN SÓNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ NƯỚC NGOÀI
2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam
2.2.1. Thực trạng trực tiếp nước ngoài vào thị trường bán lẻ Việt Nam
Theo số liệu thống kê của cục đầu tư nước ngoài, tính trong 01/2018 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 90 triệu USD, chiếm 7,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
2.2.1.1. Quy mô đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bán lẻ - Dự án cấp mới
Từ số liệu ở bảng 2.6, số dự án cấp mới có xu hướng tăng nhanh qua các năm gần đây. Tính đến quý I năm 2018, cả nước có 254 dự án FDI cấp mới vào lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, tăng 11,45 so với cùng kì năm 2017 là 228. Kèm theo đó, số
vốn đăng ký cấp mới cũng có xu hướng tăng đạt 278,41 triệu USD tăng 9,35% so với năm 2017.
Hi 2.6. FDI vào lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa (2014-QI/2018)
Đơn vị tính: Dự án; triệu USD
Năm
Cấp mới Tăng vốn Góp vốn, mua cổ phần
Tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn tăng thêm và Vốn góp
(triệu USD) Số
dự án cấp mới
Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD)
Số lượt dự án
tăng vốn
Vốn đăng ký
tăng thêm (triệu USD)
Số lượt góp vốn, mua cổ
phần
Vốn góp (triệu USD)
2014 1.156 1.361,42 133 323,85 - - 1.685,27
2015 1.632 2.269,81 346 1.229,99 - - 3.499,80 2016 3.013 2.575,40 568 1.679,85 1.269 1.211,45 5.466,71 2017 3.436 3.179,65 707 545,46 11.667 8.951,66 12.676,77 QI/2018 254 278,41 35 30,79 907 563,07 872,26
(Nguồn: Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Kể từ tháng 1/2009, thị trường bán lẻ Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới. Theo quy định, các DN bán lẻ 100% vốn nước ngoài sẽ được phép thành lập; đồng thời, DN 10 nước ASEAN sẽ được bãi bỏ hàng rào thuế quan khi tham gia khu vực mậu dịch chung ASEAN, 100% dòng thuế nhập khẩu ở hầu hết các mặt hàng cũng sẽ được xóa bỏ vào năm 2018. Cùng với các hiệp định song phương và đa phương trong khu vực, việc Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do TPP và EVFTA – hai Hiệp định có cam kết mạnh mẽ trong mở cửa thị trường bán lẻ cũng như xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa cũng sẽ mở ra cơ hội đón làn sóng xâm nhập mạnh mẽ, chưa từng thấy từ các đại gia bán lẻ nước ngoài. Đó chính là nguyên nhân tại sao có sự nhảy vọt con số cấp mới từ năm 2015. Cụ thể, năm 2015 số sự án cấp mới chỉ là 1.632 đến năm 2016 con số này lên đến 3.013 (tăng 84,62%) và tiếp tục duy trì đến năm 2017 là 3.436.
Giống như nhiều lĩnh vực khác, các DN bán lẻ có vốn FDI chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ nhưng lại có doanh thu và hiệu quả lớn hơn nhiều so với mặt bằng chung.
Thống kê cho biết về doanh số bán lẻ của khối FDI chỉ chiếm khoảng 4% nhưng doanh số bán ra tại 1 điểm bán lẻ của khối FDI cao gấp 3-4 lần, thậm chí gấp 7-8 lần so với doanh một số siêu thị nội [5].
- Các dự án FDI cũ tăng vốn
Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ về số dự án cấp mới, các dự án FDI cũ cũng có xu hướng đang đẩy mạnh tăng vốn đầu tư qua các năm gần đây. Trong quý I năm 2018, có 35 lượt dự án tăng vốn giảm 22,22% so với cùng kì năm 2017. Tuy nhiên xét theo năm, số lượt dự án tăng vốn đang xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ, cụ thể năm 2017, có 707 lượt dự án tăng vốn tăng 432% so với năm 2014, giá trị góp vốn tăng 7,4 lần so với năm 2016.
- Số lượt và giá trị góp vốn mua cổ phần tăng nhanh
Số lượt Số lượt góp vốn, mua cổ phần và giá trị vốn góp cũng có xu hướng tăng.
Số lượt Số lượt góp vốn, mua cổ phần của năm 2017 bằng 919,39% năm 2016.
Như vậy, theo lộ trình cam kết của WTO và tham gia các hiệp định thương mại tự do, đã tạo điều kiện cho DN nước ngoài dễ dàng thâm nhập vào Việt Nam. Số lượng và quy mô, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực bán lẻ có xu hướng tăng mạnh qua các năm gần đây.
2.2.1.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bán lẻ a/ Đối tác đầu tư
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, trong 2 tháng đầu năm 2018 có 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 851,2 triệu USD, chiếm 25,5% tổng vốn đầu tư; British Virgin Islands đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 450 triệu USD, chiếm 13,45% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 418,5 triệu USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư.
b/ Địa bàn đầu tư
Dựa vào bảng 2.7, có thể thấy các nhà phân phối nước ngoài mặc dù chưa có diện bao phủ rộng song đã có mặt ở hầu hết các trung tâm mua sắm và tiêu dùng lớn của Việt
Nam ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Các DN phân phối trong nước mặc dù có lợi thế hơn về diện bao phủ song đều gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các trung tâm phân phối của nhà đầu tư nước ngoài ở những khu vực thị trường có dung lượng lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh,...
Bảng 2.7. FDI vào Việt Nam xét theo địa bàn đầu tư tính đến tháng 3/2018 Đơn vị tính : Dự án; triệu USD