10. Cấu trúc luận văn
1.4. Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn toán cho giáo viên THCS
1.4.1. Quản lý.
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010): “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng tối đa các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”. [8]
Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý đến tập thể người bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Trong giáo dục nhà trường đó là tác động của người quản lý đến tập thể GV, HS và các lực lượng khác nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu giáo dục.
Quản lý có bốn chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Các chức năng chính của hoạt động quản lý luôn được thực hiện liên tiếp, đan xen vào nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành chu trình quản lý.
Tác giả Nguyễn Quốc Chí đã nhấn mạnh vai trò của thông tin trong quản lý:
“không có thông tin không có quản lý”.
Mối liên hệ các chức năng quản lý được thực hiện qua sơ đồ sau:
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho GV là một nội dung trong quản lý giáo dục, quản lý nhà nước, là một quá trình tác động tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy Toán cho GV bằng việc vận dụng các chức năng quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt mục tiêu bồi dưỡng giáo viên đề ra.
1.4.2. Vận dụng lý thuyết quản lý nguồn nhân lực vào quản lý bồi dưỡng.
1.4.2.1. Lý thuyết quản lý nguồn nhân lực.
Theo các tác giả Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh: “Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ xã hội, phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng lên về mặt số lượng (quy mô) nguồn nhân lực và nâng cao về mặt chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý” [27].
Từ góc độ quản trị học, nguồn nhân lực được hiểu là nguồn tài nguyên nhân sự và các vấn đề nhân sự trong tổ chức cụ thể. Nguồn nhân lực chính là vấn đề nguồn lực con người, nhân tố con người trong một tổ chức, điều này có nghĩa là:
“Nguồn nhân lực phải được thừa nhận là nguồn vốn và là tài sản quan trọng nhất của mọi loại hình quy mô tổ chức” [27]. Và quản lý nguồn nhân lực là một chức năng quản lý của nhà quản lý, thể hiện trong việc lựa chọn, đào tạo, xây dựng và phát triển các thành viên phục vụ tổ chức.
Hoạt động này bao gồm việc dự báo và kế hoạch hóa nguồn nhân lực, tuyển chọn, đào tao và phát triển, thẩm định kết quả hoạt động, đề bạt, thuyên chuyển hoặc sa thải; trong đó cốt lõi là đào tạo, phát triển và sử dụng đạt hiệu quả cao nhất.
Trong đó, quản lý phát triển nguồn nhân lực được hiểu đầy đủ gồm 3 mặt phải quản lý: (1) Phát triển nguồn nhân lực; (2) Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực; (3) Nuôi dưỡng môi trường cho nguồn nhân lực phát triển.
Trên bình diện quản lý vi mô, phát triển nguồn nhân lực (tài nguyên nhân sự) chính là “việc thực hiện tốt các chức năng và công cụ quản lý nhằm có được một đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của tổ chức phù hợp về mặt số lượng và có chất lượng cao” [27].
Quan điểm phát triển nguồn nhân lực cần được hiểu đầy đủ hơn trong ý tưởng quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle (Mỹ) vào năm 1980, thể hiện qua sơ đồ sau. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã khái quát những mô hình quản lý nguồn nhân lực làm cơ sở để vận dụng trong quản lý nhân lực giáo dục.
Cách tiếp cận phát triển CBQL cấp khoa trong đó tập trung vào để làm thế nào nuôi dưỡng và khai thác tốt nhất năng lực của chủ thể quản lý phục vụ sự phát triển của Nhà trường, được tác giả luận án dựa trên tiếp cận phát triển nguồn nhân lực của mô hình của Leonard Nadler:
Sơ đồ 1.2: Mô hình lý thuyết phát triển nguồn nhân lực theo Leonard Nadle Khái niệm phát triển nguồn nhân lực quản lý giáo dục là khái niệm được thu hẹp từ khái niệm phát triển nguồn nhân lực, có nội dung hẹp hơn so với nội dung khái niệm phát triển nguồn nhân lực. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực quản lý giáo dục là việc tạo ra sự tăng trưởng bền vững về hiệu năng của mỗi CBQL giáo dục và hiệu quả chung của đội ngũ CBQL, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về số lượng của đội ngũ cũng như chất lượng của từng CBQL.
Bối cảnh hội nhập quốc tế, nền kinh tế tri thức đem lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho các quốc gia, tổ chức. Yếu tố nhân lực được coi là tài sản vô cùng quý giá cho sự phát triển thành công của mỗi quốc gia, tổ chức. Với một đội ngũ CBQL giàu kinh nghiệm, trình độ cao, năng động, linh hoạt và nhạy bén sẽ đưa ra nhiều ý tưởng chiến lược sáng tạo phù hợp với từng quy mô, cũng như sự thay đổi và yêu cầu từ xã hội. Nhận thức về vai trò của nguồn nhân lực đó đòi hỏi phải thay đổi chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong nhiều lĩnh vực. Đối với giáo dục đổi mới và phát triển đội ngũ nhà giáo và đội ngũ CBQL giáo dục là một yếu tố cần thiết cho việc đảm bảo chất lượng giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Như vậy, bồi dưỡng là một nội dung quan trọng của hoạt động quản lý nguồn nhân lực.
1.4.2.2. Chủ thể quản lý bồi dưỡng năng lực dạy Toán cho giáo viên THCS.
Phòng GD&ĐT: Phòng GD&ĐT huyện thực hiện chức năng QL hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV gồm: Xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV cho CBQL, GV của các trường học và cơ sở GD trực thuộc hằng năm; Phê duyệt kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV hằng năm của các trường học và cơ sở GD trực thuộc; Chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV của các đơn vị theo kế hoạch hằng năm; Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV theo quy định; Cấp giấy chứng nhận hoàn thành hoạt động bồi dưỡng năng
lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV cho CBQL, GV khi hoàn thành chương trình hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV hằng năm; Thực hiện báo cáo về hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV hằng năm với Sở GD&ĐT và Ủy ban nhân dân huyện theo quy định; Ra quyết định khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc xử lý đối với các đơn vị, cá nhân có vi phạm trong việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV.
Hiệu trưởng ở các trường THCS: Hiệu trưởng là chủ thể QL trực tiếp hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV ở các trường, gồm:
Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV cá nhân và phê duyệt kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV của các tổ chuyên môn, GV hằng năm; Xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV cho GV của trường trên cơ sở kế hoạch GD của đơn vị hằng năm; Trình Phòng GD&ĐT phê duyệt hằng năm; Tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV hằng năm đã được duyệt theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao; Hướng dẫn, tổ chức cho GV thực hiện các loại tài liệu học tập, báo cáo, bài thu hoạch theo yêu cầu, quy định của hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV; Chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV GV theo kế hoạch đơn vị; Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV ở đơn vị theo quy định; Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với GV tham gia hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV ở đơn vị; Tổng hợp danh sách đánh giá xếp loại GV và báo cáo kết quả về hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV hằng năm với Phòng GD&ĐT theo quy định; Đề nghị Phòng GD&ĐT hoặc trường ra quyết định khen thưởng đối với các tổ chuyên môn, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc xử lý đối với các tổ chuyên môn, cá nhân có vi phạm trong việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV ở đơn vị.
Tổ chuyên môn và giáo viên ở các trường THCS:
TCM có các nhiệm vụ chính sau đây: Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ; Hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên thuộc tổ quản lý; Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học và các quy định khác hiện hành;
Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên; Tổ chuyên môn sinh hoạt hai lần/tháng và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi hiệu trưởng yêu cầu.
GV là đối tượng trực tiếp thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV ở các trường, gồm: Xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV của cá nhân GV trình hiệu trưởng đơn vị phê duyệt; Thực hiện và hoàn thành kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV của cá nhân GV đã được phê duyệt;
nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV cho GV về tại liệu học tập, nghiên cứu, báo cáo, bài thu hoạch theo yêu cầu của hiệu trưởng; Báo cáo tổ chuyên môn, hiệu trưởng đơn vị kết quả thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm đã học tập hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV vào quá trình thực hiện nhiệm vụ; GV tham gia hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV được cấp giấy chứng nhận hoàn thành kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho GV, được khen thưởng nếu có thành tích theo quy định.
1.4.2.3. Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực dạy Toán cho giáo viên THCS.
a, Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học.
Đây là khâu đầu tiên nhưng có vai trò rất quan trọng trong kế hoạch hóa.
Hoạt động bồi dưỡng năng lực GV dạy Toán theo yêu cầu hiện nay cần dựa vào các năng lực toán và năng lực dạy học. Các vấn đề cần bồi dưỡng hiện nay cần chú ý
tập trung theo định hướng sau:
Về chuyên môn:
Năng lực chung của môn Toán:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực tự quản lý.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tính toán.
Năng lực chuyên biệt của môn Toán:
- Năng lực tư duy Toán học.
- Năng lực nêu và giải quyết các vấn đề Toán học.
- Năng lực mô hình hoá Toán học.
- Năng lực lập luận Toán học.
- Năng lực biểu diễn Toán học.
- Năng lực xử lý các kí hiệu và công thức Toán học.
- Năng lực giao tiếp Toán học.
- Năng lực sử dụng các phương tiện và công cụ hỗ trợ.
Về nghiệp vụ sư phạm:
- Năng lực chuẩn bị lập kế hoạch dạy học môn học.
- Năng lực lập kế hoạch dạy học môn học.
- Năng lực lập kế hoạch bài học.
- Năng lực tổ chức dạy học trên lớp.
- Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
- Năng lực quản lý hồ sơ dạy học.
c, Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy Toán.
Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên là
quá trình tập hợp, liên kết các thành viên trong tổ chức, theo dõi các hoạt động, hướng dẫn chỉ đạo, khuyến khích giáo viên tích cực học tập nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Thành lập tổ báo cáo viên là các GV cốt cán của ngành, trường.
Tổ chức hoạt động bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của Sở, Phòng GD&ĐT.
Hướng dẫn cụ thể về mục tiêu, nội dung và cách thức tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV Toán.
Tổ chức, hướng dẫn cho GV thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng.
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng thường xuyên tại các trường.
Tổ chức tọa đàm, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn.
Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học Toán cho GV.
Phối hợp với các lực lượng trong tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV nói chung và GV Toán nói riêng.
Huy động mọi nguồn lực phục vụ bồi dưỡng năng lực cho GV dạy Toán.
Tổ chức lấy ý kiến GV về nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy Toán nói riêng.
d, Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo viên.
Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ bộ môn triển khai các hoạt động bồi dưỡng GV về mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng, thời điểm bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng, địa điểm bồi dưỡng, phân công trách nhiệm cho từng tổ và nêu rõ yêu cầu cần đạt sau bồi dưỡng,... lãnh đạo nhà trường phối hợp với tổ chuyên môn triển khai công tác bồi dưỡng GV theo đúng lộ trình đã đề ra.
Ban hành các văn bản đầy đủ, kịp thời
Xây dựng, thành lập ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV Toán
Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung của các hoạt động bồi dưỡng GV của trường cho tổ chức chuyên môn
Hướng dẫn, chỉ đạo tạo điều kiện cho GV thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng
e, Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy Toán.
Quy định hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng.
Quy định tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng.
Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau hoạt động bồi dưỡng.
Xử lý GV không đạt yêu cầu sau bồi dưỡng.
g, Quản lý các điều kiện thực hiện hoạt động bồi dưỡng.
Quản lý các lực lượng tham gia bồi dưỡng:
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo viên là công việc thường xuyên của người làm công tác quản lý. Muốn công tác này được liên tục và đạt hiệu quả thì người quản lý ngoài việc tổ chức, điều hành công tác quản lý thì cần phải có kinh nghiệm huy động các nguồn lực cùng tham gia. Đó là các báo cáo viên có sự uy tín, có sự tin cậy của đồng nghiệp, phụ huynh, HS. Đó là Ban giám hiệu, các Tổ trưởng chuyên môn, các GV có nhiều kinh nghiệm giảng dạy.
- Dưới sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, các giáo viên cốt cán bộ môn cùng với Ban giám hiệu nhà trường tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về chuyên môn.
Quản lý cơ sở vật chất, kĩ thuật: Giáo viên có thể tham gia hoạt động bồi dưỡng một cách thuận lợi, nhà quản lý tổ chức bồi dưỡng đội ngũ GV theo định hướng rõ ràng và nội dung cụ thể hơn. Giúp GV tự bồi dưỡng một cách chủ động bởi đây là yếu tố quyết định trong quá trình bồi dưỡng. Muốn vậy cần chuẩn bị các phòng chức năng, máy tính có kết nối Internet, máy chiếu Projector.
Về tài chính: Đảm bảo khen thưởng kịp thời, công bằng đến từng GV sẽ thúc đẩy sự cố gắng và tạo nên sức mạnh thi đua của cả tập thể đội ngũ GV trong nhà trường.
Công tác xã hội hóa sự quan tâm ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, của các nhà đầu tư cho giáo dục, của cha mẹ HS, ... cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác bồi dưỡng.