CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC
2.3. Kết quả khảo sát
2.3.1. Thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học cho giáo viên dạy Toán tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La dựa trên xây dựng cộng đồng học tập.
2.3.1.1. Thực trạng về nhận thức của CBQL, GV về vai trò của hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán cho giáo viên tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát nhận thức về tầm trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho một số giáo viên dạy Toán.
STT Mục đích hoạt động CBQL GV Toán
bồi dưỡng (n=45) Số
lượng Tỷ lệ Số
lượng Tỷ lệ
1 Nâng cao nhận thức 0/14 0% 17 34%
2 Nâng cao thức kiến 14/14 100% 30 60%
3 Nâng cao kỹ năng 14/14 100% 32 64%
4 Nâng cao thái độ đúng đắn với nghề sư
phạm 14/14 100% 42 84%
5 Nâng cao năng lực dạy học Toán theo
chương trình giáo dục phổ thông mới 14/14 100% 45 90%
Theo kết quả khảo sát cho thấy có 0% CBQL và 34% GV cho rằng mục đích bồi dưỡng theo năng lực Toán cho GV của nhà trường nhằm nâng cao nhận thức cho GV. 100% CBQL và 60% GV nhận định là để nâng cao kiến thức cho GV. Còn lại để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Những nhận xét trên cho ta thấy: cả CBQL, GV đều đều chú ý đến mục đích kiến thức và kỹ năng mà coi nhẹ việc nâng cao nhận thức, chưa xác định chính xác mục đích quản lý bồi dưỡng theo năng lực. Thực tế, phải có nhận thức đúng đắn về việc thực hiện các yêu cầu của năng lực Toán thì CBQL mới đánh giá đúng năng lực của GV, biết GV yếu ở lĩnh vực nào, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho GV ở lĩnh vực đó.
2.3.1.2. Thực trạng chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy Toán tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Theo lý thuyết, sau khi đánh giá đội ngũ giáo viên theo năng lực Toán, tức là đã xác định trạng thái hiện tại của từng GV so với trạng thái mong muốn, từ đó xác định được “Khoảng cách cần rút ngắn”, từ đó xây dựng nội dung, vấn đề cần bồi dưỡng.
Thực tế tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, kết quả đánh giá năng lực dạy học Toán của GV chỉ được nhà trường xem như một trong các tiêu chí xếp loại giáo viên cuối năm, kết quả này chưa được sử dụng trong việc bồi dưỡng năng lực cho GV. Qua khảo sát, chúng tôi thấy các nhà trường đã xác định
và tiến hành bồi dưỡng GV theo năng lực Toán, năng lực dạy học môn Toán nhưng vì chưa bám sát các năng lực chung, năng lực chuyên biệt của môn Toán, nên nội dung bồi dưỡng được xác định theo ý nghĩ chủ quan và chỉ tập trung vào một số nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm. Điều đó làm cho việc bồi dưỡng không đạt được đích đã đặt ra. Những đánh giá đó được rút ra từ những khảo sát sau:
Bảng 2.5. Khảo sát việc các nội dung bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
STT Nội dung
Nhận thức của CBQL,
GV (129 người) Mức độ thực hiện Rất
Quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
Tốt Khá Chưa tốt
1
Triển khai, phổ biến về pháp luật và chủ trương chính sách của nhà nước, những quy định của địa phương.
59 45,7%
70 54,3%
0 0%
129 100%
0 0%
0 0%
2 Triển khai Nghị quyết TW Đảng, các Thông tư, Chỉ thị.
65 50,4%
64 49,6%
0 0%
65 50,4%
65 49,6%
0 0%
3
Học nhiệm vụ năm học, triển khai các văn bản quy định của ngành.
65 50,4%
64 49,6%
0 0%
120 93%
9 7%
0 0%
4
Củng cố về Quy chế chuyên môn của ngành, của Phòng GD&ĐT, quy định của trường.
64 49,6%
56 43,4%
9 7%
64 49,6%
56 43,4%
9 7%
5
Triển khai tiêu chuẩn thi đua các đợt thi đua trong năm học.
0 0%
64 49,6%
65 50,4%
65 50,4%
64 49,6%
0 0%
6
Triển khai nội dung của năng lực Toán, năng lực dạy học Toán.
0% 64
49,6%
65 50,4%
65 50,4%
6
49,6% 0%
Theo số liệu ở bảng trên cho thấy: các nội dung bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống được đội ngũ CBQL, GV các trường đánh giá chủ yếu ở mức độ Rất quan trọng. Các nội dung 1, 2, 3, 4 được đánh giá là rất quan trọng và triển khai thực hiện tốt.
Kết quả PVS với GV trường THCS Lê Quý Đôn cho rằng: “Thực tế cho thấy việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về các nội dung Chủ trương chính sách của Nhà nước, Nghị quyết của TW Đảng, các văn bản thông tư đánh giá,... Các nội dung này thường xuyên được triển khai và mặc định phải có trong nội dung bồi dưỡng. Còn nội dung Triển khai nội dung của năng lực Toán, năng lực dạy học Toán của GV chưa được CBQL, GV đánh giá cao. Điều này chứng tỏ đội ngũ CBQL, GV chưa thực sự thấm nhuần vai trò, ý nghĩa, nội dung các tiêu chí, các lĩnh vực của năng lực Toán và năng lực dạy học Toán. Hầu hết GV còn băn khoăn và lúng túng khi được hỏi về nội dung năng lực Toán và năng lực dạy học Toán. Đánh giá về việc triển khai thực hiện nội dung này cũng ở mức thấp nhất”. Chứng tỏ nội dung này chưa được quan tâm thích đáng trong hoạt động bồi dưỡng.
Bảng 2.6. Khảo sát việc các nội dung bồi dưỡng về chuyên môn
STT Nội dung
Nhận thức của CBQL và
GV (129 người) Mức độ thực hiện Rất
Quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
Tốt Khá Chưa tốt
1
Bồi dưỡng kiến thức chung về nội dung, chương trình của môn Toán ở các khối
105 81,4%
24
18,6% 0 65
50,4%
64
49,6% 0%
lớp.
2 Củng cố kiến thức về tâm
sinh lý lứa tuổi. 0% 30
23,3%
99 76,7%
35 27,1%
94
72,9% 0%
3
Bồi dưỡng về cách ra đề kiểm tra, đánh giá HS theo năng lực.
105 81,4%
24
18,6% 0 65
50,4%
64
49,6% 0%
4
Bồi dưỡng kiến thức về CNTT và ứng dụng CNTT trong giảng dạy Toán.
64 49,6%
65
50,4% 0% 65 50,4%
64
49,6% 0%
5
Bồi dưỡng kiến thức liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
35 27,2%
47 36,4%
47 36,4%
47 36,4%
82
63,6 0%
Theo số liệu ở bảng trên cho thấy: các nội dung bồi dưỡng về kiến thức chung của chương trình và việc ra đề kiểm tra được đội ngũ CBQL, GV nhà trường đánh giá chủ yếu ở mức độ Rất quan trọng. Các nội dung 1, 3 được đánh giá là rất quan trọng và triển khai thực hiện tốt.
Theo ý kiến của GV THCS Tô Hiệu cho rằng: “Thực tế cho thấy việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ và ra đề kiểm tra, đánh giá HS,... đã được các nhà trường rất quan tâm và triển khai một cách đầy đủ của nội dung này. Các nội dung này thường xuyên được triển khai và mặc định phải có trong nội dung bồi dưỡng”.
Còn nội dung Triển khai nội dung của việc củng cố kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi và bồi dưỡng kiến thức liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương chưa được CBQL, GV đánh giá cao. Điều này chứng tỏ đội ngũ CBQL, GV chưa thực sự thấm nhuần vai trò, ý nghĩa, nội dung tâm sinh lý lứa tuổi HS và sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Hầu hết GV còn băn khoăn và lúng túng khi được hỏi về nội dung về sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đánh giá về việc triển
khai thực hiện nội dung này cũng ở mức thấp nhất. Chứng tỏ nội dung này chưa được quan tâm thích đáng trong hoạt động bồi dưỡng.
Bảng 2.7. Khảo sát việc các nội dung bồi dưỡng về Kĩ năng sư phạm
STT Nội dung
Nhận thức của CBQL,
GV (129 người) Mức độ thực hiện Rất
Quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
Tốt Khá Chưa tốt
1
Bồi dưỡng kiến thức chung về nội dung, chương trình của môn Toán ở các khối lớp.
59 45,7%
70
54,3% 0% 129
100% 0% 0%
2
Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng Kế hoạch bài giảng đảm bảo mục tiêu theo chuẩn kiến thức.
65 50,4%
64
49,6% 0% 65 50,4%
64
49,6% 0%
3
Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của HS.
65 50,4%
64
49,6% 0% 120 93%
9
7% 0%
4
Bồi dưỡng kĩ năng ứng xử tình huống sư phạm trong các hoạt động giáo dục.
59 45,7%
59 45,7%
11 8,6%
11 8,6%
65 50,4%
53 41,0%
5
Bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp; Kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa.
0%
59 45,7%
70 54,3%
65 50,4%
64
49,6% 0%
6
Bồi dưỡng kĩ năng tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả.
0% 59
45,7%
70 54,3%
65 50,4%
64
49,6% 0%
Theo số liệu ở bảng trên cho thấy: các nội dung bồi dưỡng kiến thức chung về nội dung, chương trình của các môn học ở các khối lớp được đội ngũ CBQL, GV nhà trường đánh giá chủ yếu ở mức độ Rất quan trọng. Các nội dung 1, 2, 3, 4 được đánh giá là rất quan trọng và triển khai thực hiện tốt. Thực tế cho thấy việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên các nội dung bồi dưỡng kiến thức chung liên quan đến nội dung, chương trình các môn học, kỹ năng xây dựng kế hoạch giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động trên lớp,... đã được các nhà trường quan tâm và triển khai một cách thích đáng xứng với tầm quan trọng của nội dung này. Các nội dung này thường xuyên được triển khai và mặc định phải có trong nội dung bồi dưỡng. Còn nội dung Triển khai nội dung chủ nhiệm lớp, kỹ năng tự làm đồ dùng dạy học chưa được CBQL, GV đánh giá cao. Điều này chứng tỏ đội ngũ CBQL, GV chưa thực sự thấm nhuần vai trò, ý nghĩa, của thiết bị, đồ dùng tự làm,… Đánh giá về việc triển khai thực hiện nội dung này cũng ở mức thấp nhất. Chứng tỏ nội dung này chưa được quan tâm thích đáng trong hoạt động bồi dưỡng. Vì thế nhà trường cần đưa việc triển khai nội dung thi làm đồ dùng phục vụ dạy học thành một nội dung quan trọng để xây dựng biện pháp tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo năng lực Toán và năng lực dạy học Toán nhằm giải quyết thực trạng.
2.3.1.3. Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy Toán tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Kết quả xin ý kiến về phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy Toán của GV;
Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học Toán của giáo viên theo năng lực được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.8. Thống kê ý kiến đánh giá về phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên; Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học Toán của giáo viên theo năng lực Toán.
TT Nội dung quản lý Mức độ
Tốt Tỷ lệ
(%) Khá Tỷ lệ (%)
Trung bình
Tỷ lệ
(%) Yếu Tỷ lệ (%)
1
Phương pháp bồi dưỡng phù hợp với nội dung chương trình và mục tiêu bồi dưỡng.
26 20,2 86 66,7 17 13,1 0 0
2
Kết hợp sử dụng các phương pháp: truyền thống và hiện đại trong bồi dưỡng.
33 25,6 76 58,9 20 15,5 0 0
3 Chất lượng, hiệu quả của các
phương pháp bồi dưỡng. 26 20,2 76 58,9 27 20,9 0 0
4
Tổng kết, đánh giá kết quả bồi dưỡng sau mỗi hoạt động bồi dưỡng.
20 15,5 76 58,9 33 25,6 0 0
5
Sử dụng hợp lý GV sau khi họ kết thúc các khoá bồi dưỡng.
20 15,5 76 58,9 33 25,5 0 0
Qua kết quả trên cho thấy:
Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy Toán cho giáo viên
Việc bồi dưỡng năng lực dạy học Toán cho GV ở các nhà trường vẫn diễn ra thường xuyên, phương pháp bồi dưỡng ở đây chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thống. Nên chất lượng của công tác bồi dưỡng năng lực dạy học Toán của GV hiện nay chưa thực sự đạt được hiệu quả.
Về đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học Toán
Cần thiết Rất cần thiết Ít cần thiết
Chưa tốt Rất tốt Tốt
Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học Toán của giáo viên thì chưa thực sự được Phòng GD&ĐT và các nhà trường quan tâm. Sau các buổi bồi dưỡng hầu như việc thu thập thông tin phản hồi là không có, nếu có chỉ là việc lấy thông tin để báo cáo.
2.3.1.4. Thực trạng quản lý về điều kiện cơ sở vật chất cho các hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học cho giáo viên Toán tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học giữ vai trò cơ bản và quan trong cho việc tổ chức hoạt động dạy và học, là điều kiện phục vụ cho việc đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực hiện nay.
Tôi tiến hành khảo sát, phân tích việc quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học kết quả thu được như sau:
Biểu đồ 2.1. Đánh giá mức độ cần thiết của nhóm biện pháp quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
12%
88%
Biểu đồ 2.2. Đánh giá mức độ thực hiện của nhóm biện pháp quản lý cơ sở bật chất, trang thiết bị dạy học.
19% 12%
69%
Nhận thức về mức độ cần thiết của CBQL, GV về biện pháp quản lý cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học tương đối cao và khá đồng đều; Qua đó cho thấy tính quan trọng của chủ trương xã hội hóa trong giáo dục là rất cần thiết, trong thực tế việc đầu tư lớn đa phần là được đầu tư từ ngân sách nhà nước, còn việc trang thiết bị hỗ trợ thêm trang thiết bị phục vụ việc nâng cao chất lượng dạy học, chỉnh trang cơ sở vật chất, việc tạo cảnh quan, môi trường trong nhà trường là mang những kết quả trực tiếp, từ đó nhận được nhiều sự ủng hộ của các bậc phụ huynh.
Tuy nhiên công tác xã hội hóa phụ thuộc nhiều vào điều kiện của phụ huynh; các nhà trường mỗi năm học đều có thực hiện chủ trương xã hội hóa và được thực hiện tốt và có hiệu quả cao.
2.3.2. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học cho giáo viên dạy Toán tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La dựa trên xây dựng cộng đồng học tập.
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV Toán THCS là một bộ phận quan trọng của quản lý giáo dục, có trách nhiệm bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên có đầy đủ năng lực sư phạm để có thể tham gia tích cực, hiệu quả vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Toán THCS thành phố Sơn La, tác giả tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về mức độ hiệu quả thực hiện các chức năng quản lý đó là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá của CBQL, Phòng GD&ĐT, CBQL các trường THCS.
2.3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học cho giáo viên Toán tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Qua nghiên cứu kế hoạch bồi dưỡng giáo viên THCS của Phòng GD&ĐT thành phố Sơn La, tác giả nhận định Phòng GD&ĐT khi lập kế hoạch bồi dưỡng đã thực hiện theo quy trình gồm 4 hoạt động cơ bản:
- Xác định mục tiêu và phân tích mục tiêu: Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp tỉnh; Sở GD&ĐT; điều kiện thực tế địa phương, Phòng GD&ĐT hằng năm đã lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn hè và bồi dưỡng thường xuyên từng năm học cho CBQL và đội ngũ GV tại các trường thuộc thành phố đã bám sát vào các yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Trong xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu:
+ Đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động.
+ Thiết kế các bước đi, các biện pháp qua nguồn lực đã có và sẽ có.
+ Lập kế hoạch phù hợp với cấp độ quản lý của mình.
- Triển khai thực hiện các kế hoạch:
+ Phòng GD&ĐT đã quán triệt việc thực hiện kế hoạch trong toàn thành phố.
+ Xây dựng lực lượng cốt cán và xác định rõ cơ chế hoạt động.
+ Thường xuyên triển khai, hướng dẫn, đôn đốc các trường thực hiện kế hoạch đáp ứng được mục tiêu đề ra. Giám sát hoạt động bồi dưỡng kịp thời điều chỉnh phù hợp với thực tiễn.
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch:
+ Phòng GD&ĐT đã tiến hành rút kinh nghiệm, đánh giá tổng kết việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.
+ Báo cáo kết quả trước tập thể và Sở GD&ĐT.
Tuy nhiên, Phòng GD&ĐT thành phố Sơn La trước khi xây dụng kế hoạch bồi dưỡng GV chưa tiến hành khảo sát đại trà trên GV về nhu cầu bồi dưỡng. Nên kế hoạch xây dựng chưa bám sát với nhu cầu của GV và điều kiện thực tế của các trường.
Trao đổi với CBQL THCS Chiềng Sinh, tác giả được chia sẻ thông tin là hàng năm Phòng GD&ĐT thành phố Sơn La có tổ chức hội nghị CBQL và có tổ chức thăm dò nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV Toán qua CBQL nhà trường, việc làm này là cần thiết nhưng chưa đủ mà cần phải tiến hành khảo sát nhu cầu bồi dưỡng trực tiếp từ giáo viên Toán THCS và kết hợp với ý kiến về nhu cầu bồi dưỡng của CBQL nhà trường sẽ xác thực hơn.
Từ hiện trạng chưa khảo sát nhu cầu bồi dưỡng trực tiếp từ giáo viên dẫn tới trong việc lập kế hoạch bồi dưỡng không phù hợp với một số giáo viên và không đem lại hiệu quả cao cho hoạt động bồi dưỡng, đây là điểm nhà quản lý cần lưu tâm.
- Các trường THCS:
Qua nghiên cứu kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS của các trường