Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn toán cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố sơn la, tỉnh sơn la dựa trên xây dựng cộng Đồng học tập (Trang 104 - 108)

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC DẠY

3.5. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để lấy ý kiến về tính cần thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 129 CBQL, GV Toán trong thành phố. Kết quả như sau:

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

STT Các giải pháp

Số lượng

%

Tính cần thiết Tính khả thi Rất

cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

1

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV Toán.

SL 100 29 0 89 40 0

% 77,5 22,5 0,0 69,0 31,0 0,0

2 Biện pháp 2: Chỉ đạo công tác lập kế hoạch

SL 105 24 0 104 25 0

% 81,4 18,6 0,0 80,6 19,4 0,0

bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Toán

3

Chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV Toán đáp ứng năng lực Toán và phù hợp với nhu câù bồi dưỡng của GV.

SL 105 24 0 104 25 0

% 81,4 18,6 0,0 80,6 19,4 0,0

4

Biện pháp 4: Tổ chức thực hiện đa dạng hình thức tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên

SL 104 25 0 95 34 0

% 80,6 19,4 0,0 73,6 26,4 0,0

5

Biện pháp 5: Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng thông qua việc kiểm tra, đánh giá giáo viên.

SL 95 34 0 84 45 0

% 73,6 26,4 0,0 65,1 34,9 0,0

6

Biện pháp 6: Chỉ đạo huy động cộng đồng nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học cho giáo viên Toán.

SL 95 34 0 84 45 0

% 73,6 26,4 0,0 65,1 34,9 0,0

Kết quả khảo sát cho thấy:

100% số người được hỏi ý kiến nhất trí với các biện pháp nêu trong luận văn, các biện pháp đều khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của chúng, mặc dù số ý kiến đánh giá ở các biện pháp không đều nhau và mức độ đánh giá của những đối tượng được trưng cầu ý kiến cũng khác nhau. Tổng hợp lại cả 6 biện pháp đưa ra đều đảm bảo sự cấp thiết và khả thi trong công tác quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên Toán tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở lý luận về bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên THCS và thực trạng năng lực dạy học giáo viên Toán, quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Toán tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, căn cứ các văn bản chỉ đạo và định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Bộ, Sở GD&ĐT, Tỉnh Sơn La, Thành phố Sơn La và của Phòng GD&ĐT thành phố Sơn La, luận văn đã xây dựng các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Toán tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay. Thực hiện đồng bộ 6 biện pháp được trình bày tại chương 3 thì năng lực dạy học giáo viên Toán tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La sẽ đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo mục tiêu của cấp học nói riêng và mục tiêu của giáo dục trong bối cảnh đổi mới chương trình.

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Toán.

Là chủ thể quản lý định hướng cho hoạt động quản lý và vận hành nó đạt mục tiêu, chất lượng ở tất cả các khâu trong quá trình quản lý.

Biện pháp 2: Chỉ đạo công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Toán

Biện pháp này giúp nhà trường xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng một cách hợp lý, khoa học và có hiệu quả tốt trong công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Toán đáp ứng năng lực Toán, năng lực dạy học Toán và phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên.

Biện pháp này mang tính hỗ trợ nhưng là nền tảng nâng đỡ các giải pháp khác tác động vào chủ thể quản lý.

Biện pháp 4: Tổ chức thực hiện đa dạng hình thức tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên.

Biện pháp này là nền tảng nâng đỡ các giải pháp khác tác động vào chủ thể quản lý.

Biện pháp 5: Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng thông qua việc kiểm tra, đánh giá giáo viên.

Là quan tâm, trú trọng đến kết quả bồi dưỡng, có sự tổng kết đánh giá kết quả đạt được sau mỗi hoạt động bồi dưỡng. Biện pháp này giúp nhà quản lý nắm được hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng, năng lực của các giáo viên tham gia bồi dưỡng, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để hoạt động bồi dưỡng ngày càng đạt hiệu quả.

Biện pháp 6: Chỉ đạo huy động cộng đồng nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học cho giáo viên Toán.

Biện pháp này kết hợp với các biện pháp khác góp phần đốc thúc, kích thích giáo viên nỗ lực trong bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Qua kết quả điều tra khảo nghiệm cho thấy cả 6 biện pháp đều khả thi và cần thiết đối với việc quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn toán cho giáo viên tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La dựa trên xây dựng cộng đồng học tập.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn toán cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố sơn la, tỉnh sơn la dựa trên xây dựng cộng Đồng học tập (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)