Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn toán cho giáo viên tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La dựa

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn toán cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố sơn la, tỉnh sơn la dựa trên xây dựng cộng Đồng học tập (Trang 88 - 101)

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC DẠY

3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn toán cho giáo viên tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La dựa

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của

bồi dưỡng năng lực dạy học cho CBQL, GV.

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp.

Thông qua bồi dưỡng làm cho CBQL, GV nhận thức đúng vai trò, vị trí, những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên THCS trong giai đoạn hiện nay, thấy được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực dạy học Toán, nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên bám sát năng lực Toán, năng lực dạy học môn Toán là một yêu cầu cấp thiết. Từ nhận thức đó CBQL và đội ngũ giáo viên tự giác tự quản quá trình bồi dưỡng, tích cực chủ động và có thái độ đúng đắn với công tác bồi dưỡng năng lực dạy học, đồng thời tìm ra các biện pháp thực hiện có hiệu quả để đạt được yêu cầu giảng dạy, yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp.

Đối với CBQL:

Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ giáo viên THCS, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên đáp ứng yêu cầu năng lực dạy học Toán.

Đồng thời đội ngũ CBQL cần xác định rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý việc nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên theo các tiêu chí đặt ra , phải tự học, tự bồi dưỡng, thường xuyên tu dưỡng bản thân, nâng cao trình độ, năng lực quản lý, thực sự là tấm gương sáng cho giáo viên noi theo.

CBQL các trường triển khai các văn bản chỉ đạo về hoạt động bồi dưỡng giáo viên của ngành giáo dục. Từ đó xây dựng mục tiêu bồi dưỡng giáo viên cho trường.

Đối với GV:

Giáo viên phải hiểu rõ nội dung của năng lực Toán, năng lực dạy học môn Toán, mục đích ban hành và triển khai áp dụng để đánh giá năng lực dạy học GV các phương pháp, quy trình và công cụ đánh giá, xếp loại GV.

Giáo viên tự xây dựng chương trình hành động và tích cực tuyên truyền làm cho mọi người hiểu được tầm quan trọng của năng lực dạy học của người GV sẽ quyết định trực tiếp tới chất lượng giáo dục đào tạo.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp.

Để có được nhận thức này Ban giám hiệu phải xây dựng kế hoạch:

- Xác định mục đích và đổi mới nhận thức của CBQL, GV về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học Toán cho GV trong giai đoạn mới. Đồng thời xác định rõ vai trò và trách nhiệm của CBQL trong công tác định hướng, quản lý, chỉ đạo và triển khai đến các nhà trường.

- Dự kiến các nguồn lực: con người, phương tiện, kinh phí, thời gian,…

Phòng GD&ĐT thành phố tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu các tiêu chí cuả năng lực dạy học, giúp họ nắm được các nội dung, yêu cầu trong mỗi tiêu chí mà người giáo viên cần đạt. Chẳng hạn như khâu lập kế hoạch: mức độ thế nào là đảm bảo chương trình, kiến thức môn Toán, phải sử dụng các phương tiện dạy học, PPDH như thế nào, quản lý hồ sơ, điều tra, đánh giá HS như thế nào để đảm bảo yêu cầu đặt ra.

Phòng GD&ĐT thành phố triển khai tập huấn, các trường triển khai tập huấn, tiếp đó ở các tổ nhóm chuyên môn thông qua đội ngũ GV cốt cán.

Phòng GD&ĐT thành phố tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề, các buổi thảo luận cả cấp tổ và cấp trường những vấn đề liên quan đến năng lực dạy học.

Đưa vào nghị quyết của chi bộ đảng, kế hoạch hoạt động của Ban Giám hiệu đồng thời tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quền địa phương.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện.

- CBQL phải nắm được các văn bản quy định về bồi dưỡng năng lực giáo viên, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

- CBQL phải làm cho giáo viên đoàn kết, vui vẻ được tôn trọng thỏa mãn nhu cầu cống hiến và được khẳng định.

3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Toán.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp.

- Nhằm xác định:

+ Hệ thống mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên;

+ Nội dung hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên;

+ Các biện pháp của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên.

- Phát triển năng lực cho giáo viên:

+ Năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên;

+ Năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng;

+ Năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên Toán trong nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp.

- Khảo sát và cập nhật kiến thức về yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay.

Phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học.

- Bồi dưỡng về công tác xây dựng kế hoạch: làm cho giáo viên thấy được ý nghĩa, vai trò của việc xậy dựng kế hoạch, giáo viên biết cách xây dựng kế hoạch, đảm bảo cả nội dung và hình thức. Kế hoạch phải nêu rõ các phần công việc thực hiện theo thời gian, lực lượng phối hợp và các điều kiện thực hiện kế hoạch.

- Bồi dưỡng về kiến thức môn Toán, chương trình môn Toán có thể thực hiện thông qua:

+ Tổ chức thi kiến thức môn Toán theo mỗi năm một lần cho GV + Tổ chức biên soạn đề thi HS giỏi;

+ Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học;

+ Các giờ dự, đánh giá giờ dạy của giáo viên;

+ Qua các đợt thao giảng, hội giảng giáo viên chào mừng ngày 20-11, 26-3.

- Bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm tập trung vào các nội dung sau:

+ Kỹ năng vận dụng các hình thức và phương pháp dạy;

+ Kỹ năng tạo dựng được môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;

+ Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS;

+ Kỹ năng xây dựng, lưu trữ và sử dụng hồ sơ giáo dục và giảng dạy.

- Bồi dưỡng kỹ năng sự phạm có thể thực hiện thông qua:

+ Sinh hoạt tổ chuyên môn;

+ Hoạt động thực hiện đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá của giáo viên;

+ Dự giờ theo nghiên cứu bài học;

+ Hướng dẫn HS phương pháp học tập;

+ Tổ chức kiểm tra đánh giá HS theo hướng đổi mới;

+ Qua các đợt thi đua tổ chức thao giảng, hội giảng giáo viên;

+ Nêu gương giáo viên dạy tốt, khích lệ sự đổi mới.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp.

- Lãnh đạo phòng GD&ĐT thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La thành lập Ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên Toán, trưởng Ban là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng, các giáo viên cốt cán và đại diện các tổ chức đoàn thể trong trường là các thành viên. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và triển khai bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên Toán, kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng.

- Tổ chức, triển khai cho giáo viên Toán toàn thành phố Sơn La về năng lực dạy học môn Toán.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên bao gồm: Kế hoạch bồi dưỡng dài hạn (5 - 10 năm), kế hoạch bồi dưỡng trung hạn (3 - 5 năm) và kế hoạch bồi dưỡng ngắn hạn (hàng năm), phân cấp, xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch cho các cấp quản lý giáo dục.

- Kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên cần phải được triển khai ở lãnh đạo phòng GD&ĐT thành phố, giáo viên Toán THCS toàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

- Kế hoạch này sẽ được triển khai tới từng cán bộ giáo viên sau khi thống nhất kế hoạch hành động để công tác bồi dưỡng, cũng như việc tự bồi dưỡng đạt kết quả cao, nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên Toán.

- Từ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức thực hiện, quản lý bồi dưỡng, nội dung, hình thức bồi dưỡng đến kiểm tra, đánh giá giáo viên trước, trong và sau quá trình bồi dưỡng phải được kiểm tra giám sát.

- Quá trình tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên Toán và quá trình áp dụng kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng vào việc tổ chức các hoạt động sư phạm

phải lập hồ sơ theo dõi. Để kịp thời định hướng, động viên khích lệ, thúc đẩy giáo viên nỗ lực vươn lên, tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, người quản lý phải theo dõi sát những biến động và toàn bộ quá trình công tác của giáo viên.

3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Toán đáp ứng năng lực Toán, năng lực tổ chức dạy học Toán và phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên.

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp.

Cung cấp cho giáo viên Toán PPDH, kỹ năng kiểm tra, đánh giá, phân tích và khả năng vận dụng vào thực tiễn,… nhằm hướng tới nâng cao năng lực dạy Toán cho giáo viên. Hiệu trưởng các trường THCS phải hệ thống và phân loại được những nội dung cần thiết mà mỗi giáo viên cần phải có để xác định được tính thứ bậc của những nội dung cần bồi dưỡng.

Chỉ đạo tốt nội dung bồi dưỡng năng lực cho giáo viên sẽ đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng, hạn chế lãng phí. Tạo hứng thú học tập cho giáo viên, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp và cách thức tiến hành.

Nội dung cần bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Toán cần phải được xác định đúng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục trong thời điểm trước mắt cũng như trong quá trình công tác sau này.

Có thể phân loại nội dung kiến thức, kỹ năng mà giáo viên cần bồi dưỡng thực hiện theo các cách sau:

Cách một: Do Hiệu trưởng (hoặc người được Hiệu trưởng ủy quyền) xây dựng kế hoạch chủ động khảo sát và phân loại nội dung kiến thức môn Toán.

Những nội dung tự bồi dưỡng và cần được bồi dưỡng của giáo viên.

Những nội dung cơ bản mà giáo viên cần cho quá trình giảng dạy trên lớp và những nội dung cần cho các hoạt động khác.

Cách hai: Do chính giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Toán đề xuất nội dung cần được bồi dưỡng trên thực tế công tác của họ.

Nội dung bồi dưỡng xác định như trên, kế hoạch bồi dưỡng sẽ sát thực tế và mang lại lợi ích thiết thực cho giáo viên và chính những người quản lý, nội dung bồi

dưỡng.

Các nội dung bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, kỷ cương nề nếp;

+ Kiến thức về môn Toán, năng lực dạy học Toán;

+ Mục tiêu, nội dung, cấu trúc, những điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông mới của môn Toán;

+ Đổi mới PPDH theo hướng nghiên cứu bài học;

+ Bồi dưỡng sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học;

+ Bồi dưỡng cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo quy định của Bộ GD&ĐT.

+ Bồi dưỡng dạy học theo chủ đề của Toán học đặc biệt là các chủ đề Toán thực tế.

+ Bồi dưỡng khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý HS, kỹ năng sử dụng các phương tiện, các thiết bị kỹ thuật để nâng cao hiệu quả giờ dạy;

+ Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ để giáo viên dạy Toán song ngữ;

+ Bồi dưỡng cách đánh giá giờ dạy theo hướng nghiên cứu bài học.

Như vậy, để có được nội dung bồi dưỡng cho giáo viên, phải phân tích các đòi hỏi thực trạng khách quan của giáo viên, từ yêu cầu của môn Toán cấp THCS đề xuất những nội dung phù hợp.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện.

Để xác định được nội dung cần bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Toán người hiệu trưởng THCS phải nắm vững các yêu cầu của năng lực dạy học môn Toán của giáo viên, đặc điểm giáo dục các trường THCS, thực trạng năng lực giáo viên Toán của trường so với yêu cầu đổi mới giáo dục. Hiệu trưởng phải tìm ra những nội dung cần thiết phải cập nhật, bổ sung nâng cao. Cũng cần chú ý đến điều kiện con người ở từng trường để lựa chọn, xây dựng nội dung bảo đảm tính thiết thực, kịp thời. Có như vậy mới tạo được sự quan tâm của đối tượng được bồi dưỡng, hạn chế lãng phí.

3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức thực hiện đa dạng hình thức tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên.

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp.

- Cần thiết và ý nghĩa đối với công tác quản lý trong việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên, giáo viên có nhiều hình thức học tập phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng giáo viên, cuốn hút được nhiều giáo viên tham gia.

- Giáo viên chủ động lựa chọn hình thức bồi dưỡng phù hợp với bản thân và phát huy được sở trường, năng lực của mình, giúp Ban Giám hiệu có thể nhân điển hình gương bồi dưỡng - tự bồi dưỡng thành công.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp.

- Để giáo viên tham gia đầy đủ và tích cực cần tổ chức các nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch đề ra theo nhiều hình thức phong phú phù hợp với từng đối tượng.

- Để nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường thì tổ chức hội thảo theo hình thức chuyên đề đang là biện pháp tốt nhất.

- Qua hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, quản lý nhà trường nắm được mặt mạnh, mặt yếu của mỗi giáo viên để từ đó xây dựng nội dung bồi dưỡng phù hợp.

- Tổ chức bồi dưỡng soạn thảo bài giảng điện tử bằng phần mềm Power point, ứng dụng phần mềm quản lý thông tin giáo dục trong việc quản lý HS.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn các cụm trường THCS trong toàn thành phố do giáo viên Toán cốt cán giảng dạy.

- Tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề trong nhóm chuyên môn Toán.

- Phát huy khả năng tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện.

- Triển khai hướng dẫn thực hiện các văn bản về công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên.

- Phân công và đăng kí thực hiện chuyên đề cấp tổ, cấp trường, cấp cụm. Bồi dưỡng khả năng tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu, thường xuyên kiểm tra quá trình tự bồi dưỡng của giáo viên.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện.

- Lãnh đạo các nhà trường THCS xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cụ

thể, thiết thực, có các quy định cụ thể rõ ràng về yêu cầu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên Toán theo năng lực dạy Toán.

- Đáp ứng được sự đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng nhà quản lý cần huy động mọi nguồn lực tham gia công tác bồi dưỡng; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường, đặc biệt là công tác bồi dưỡng giáo viên về ứng dụng CNTT. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ như phòng đa năng, máy tính nối mạng Internet, wifi, máy chiếu Projector.

- Dự giờ và báo cáo chuyên đề, nhà quản lý tạo điều kiện về thời gian cũng như hỗ trợ về tài chính cho giáo viên tham gia tập huấn,.

3.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng thông qua việc kiểm tra, đánh giá giáo viên.

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp.

Công tác kiểm tra đánh giá có vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhằm khẳng định chất lượng bồi dưỡng theo mục tiêu đề ra, đồng thời điều chỉnh và mở ra những định hướng mới cho công tác bồi dưỡng giáo viên trong những năm tiếp theo.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp.

- Để kịp thời điều chỉnh từng hoạt động cho phù hợp với mục tiêu, kế hoạch và tình hình thực tế, từ đó nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng thì việc kiểm tra đánh giá giáo viên phải tiến hành liên tục trong cả quá trình chứ không phải kiểm tra vào thời điểm cuối năm học.

- Cần phải có hệ tham chiếu cụ thể mang tính định lượng giúp cho giáo viên tự đánh giá cũng như Tổ chuyên môn và Ban Giám hiệu đánh giá năng lực dạy học giáo viên Toán các trường THCS một cách chính xác.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện.

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên Toán qua các bài dạy trong quá trình dự giờ thăm lớp. Mỗi bài dạy của họ phải thể hiện được đổi mới phương pháp; tổ chức hình thức dạy học phát huy tính tích cực sáng tạo của HS; sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học cũng như ứng dụng CNTT; kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và một số kĩ năng khác. Thông qua các tiêu chí trong phiếu dự giờ,

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn toán cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố sơn la, tỉnh sơn la dựa trên xây dựng cộng Đồng học tập (Trang 88 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)