CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC
2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
2.1.1. Khái quát về Lịch sử - Vị trí địa lý thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Sơn La có diện tích đất tự nhiên lớn, đại bộ phận là đồi núi cao, địa hình phức tạp, với hai cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản phù hợp với rất nhiều loài thực vật thân gỗ, thân thảo, đặc biệt là các cây công nghiệp, cây ăn quả và các loài cỏ phục vụ chăn thả đại gia súc.
Sơn La có diện tích tự nhiên đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, diện tích đất đang sử dụng chiếm 39,08%. Đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày với nhiều loại thổ nhưỡng cho phép phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối chiếm 60,92. Quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế, diện tích bình quân đạt 0,2 ha/người. Quỹ đất để phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, cây ăn quả có diện tích 23.520. Quỹ đất để phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi có diện tích 1.167 ha.
Tài nguyên nước mặt của toàn tỉnh Sơn La hằng năm vào khoảng 19 tỷ m3 chủ yếu từ nguồn nước mưa tích trữ vào hai hệ thống sông chính là:
- Sông Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc có lưu vực ở thuộc tỉnh Sơn La là 9.844 km2, đoạn chảy qua Sơn La dài 250 km, tổng lượng nước đến công trình thủy điện Sơn La là 47,6.109 m3.
- Sông Mã bắt nguồn từ huyện Điện Biên và Tuần Giáo - Lai Châu. Đoạn chảy qua Sơn La dài 93 km, có diện tích lưu vực 3.978 km2.
- Bên cạnh 2 hệ thống sông chính, tỉnh Sơn La còn có 35 con suối lớn, hàng trăm con suối nhỏ nằm trên địa hình dốc với nhiều thác nước.
Đánh giá chung tình hình kinh tế - xã hội thành phố Sơn La
1. Thành phố Sơn La là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, thương mại,
giáo dục, y tế của cả tỉnh, có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi tạo điều kiện cho thành phố trong việc giao lưu thông thương hàng hoá, trao đổi thông tin kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.
2. Thành phố Sơn La là đô thị trung tâm của tỉnh, đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, đô thị hoá nhanh, tiềm năng đất đai, thương mai dịch vụ,… sẽ trở thành nguồn lực cho đầu tư phát triển và là yếu tố thu hút các nhà đầu tư quan tâm đầu tư trực tiếp vào phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.
3. Tình hình kinh tế xã hội thành phố ổn định và phát triển, cơ chế chính sách được đảm bảo và ngày càng được hoàn thiện phù hợp với xu thế phát triển và tính thực tế của địa phương. Có hệ thống giao thông kết nối thành phố Sơn La với các tỉnh trong vùng ngày càng được nâng cấp; vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, hấp dẫn,… là điều kiện quan trọng để thành phố Sơn La chào đón các nhà đầu tư đến với Sơn La để cùng hợp tác và cùng phát triển.
4. Bên cạnh đó thành phố còn có những khó khăn thách thức như tình hình thời tiết thay đổi, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp; kinh tế phát triển chưa ổn định và bền vững, quy hoạch phát triển chưa đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ,…
5. Những thuận lợi khó khăn của thành phố cũng có tác động, ảnh hưởng nhất định đến công tác giáo dục đào tạo của thành phố nói chung và mỗi nhà trường trên địa bàn nói riêng.
6. Điều kiện kinh tế - xã hội phát triển đời sống nhân dân được nâng lên, nhu cầu học tập ngày càng cao vì vậy cần làm tốt công tác định hướng nghề nghiệp, phân luồng phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương, phù hợp với năng lực của HS.
7. Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của HS, mặc dù nhà trường có phương án ứng phó, thích ứng với từng cấp độ dịch nhưng điều kiện cơ sở vật chất nhiều gia đình HS ở nông thôn nên gặp khó khăn khi dạy và học trực tuyến.
2.1.2. Tình hình giáo dục của thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
2.1.2.1. Thuận lợi.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện hiện nhiệm vụ năm học 2023- 2024, các nhà trường luôn được sự quan tâm của Lãnh lãnh đạo các cấp, chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La, Thành ủy thành phố Sơn La, sự phối hợp của các cơ quan ban ngành, đoàn thể, sự phối hợp của chính quyền các xã, phường; tập thể cán bộ GV, nhân viên và các em HS đã cố gắng khắc phục khó khăn sau diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid -19 trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.
Các đồng chí trong các nhà trường, trong tập thể Ban Giám hiệu nhiệt tình, trách nhiệm, năng động, có uy tín; đội ngũ giáo viên, nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, có năng lực chuyên môn.
Các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường hoạt động hiệu quả động viên, khích lệ được tập thể cán bộ GV, nhân viên và các em HS.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường ngày càng được củng cố và tăng cường.
Đa số các em HS chăm ngoan, chuyên cần, tích cực học tập và rèn luyện.
Sự quan tâm của xã hội, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ HS đến nhà trường, đến các em HS ngày càng nhiều hơn.
2.1.2.2. Khó khăn.
Trong năm học có một số giáo viên nghỉ chế độ, chuyển công tác, giáo viên tham gia học lớp Trung cấp lý luận - Hành chính dẫn đến khó khăn trong việc phân công giảng dạy một số bộ môn đặc biệt là môn Ngữ văn.
Chất lượng đầu vào thấp (qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm); một số HS còn lười học, mải chơi, một số thiếu động cơ học tập,…
Cơ sở vật chất còn thiếu: Nhà trường chưa có nhà đa năng, số lượng các phòng bộ môn chưa đảm bảo; trang thiết bị đồ dùng dạy học, dụng cụ hóa chất thí nghiệm,… phục vụ dạy và học còn thiếu.
Sau diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid -19 cũng ảnh hưởng đến tâm lý phụ huynh và HS.
2.1.3. Tình hình giáo dục THCS tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Trong năm học 2023-2024 Giáo dục thành phố Sơn La đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của HS; xây dựng phân phối chương trình môn học, môn học tự chọn phù hợp với đặc thù của mỗi nhà trường; xây dựng các chủ đề dạy học; sử dụng CNTT trong dạy học; tham gia tập huấn và triển khai thực hiện về xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng năng lực HS, xây dựng ma trận đề kiểm tra, hoạt động trải nghiệm sáng tạo; tham gia sinh hoạt chuyên môn cụm; ôn thi cho HS khối 9, bồi dưỡng HS giỏi, ôn tập, phụ đạo HS các khối còn lại khối (6+7+8);
tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, kiểm tra nội bộ hoạt động sư phạm của giáo viên theo kế hoạch hàng năm của mỗi nhà trường; tổ chuyên môn chủ động xây dựng kế hoạch dự giờ theo từng môn học và dự giờ theo các chủ đề, duy trì tốt việc dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn định kỳ và đột xuất;
tăng cường công tác dự giờ thăm lớp định kỳ và đột xuất của Ban Giám hiệu mỗi nhà trường để đánh giá việc dạy của thầy và việc học của trò từ đó có kế hoạch và biện pháp chỉ đạo kịp thời.
2.1.4. Quy mô trường lớp.
Quy mô, mạng lưới trường trung học cơ sở, lớp học tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân, có 5 trường THCS với hơn 3628 HS. Thành phố đã có nhiều chủ trương, cơ chế thuận lợi để đảm bảo 100% HS tốt nghiệp THCS theo đúng độ tuổi.
Bảng 2.1. Quy mô lớp, học sinh các trường THCS tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Trường THCS
Số lớp Số HS
2021 - 2022
2022 - 2023
2023 - 2024
2021 - 2022
2022 - 2023
2023 - 2024
THCS Lê Quý Đôn 23 23 24 1016 1011 1062
THCS Tô Hiệu 7 15 18 225 464 585
THCS Chiềng Sinh 24 25 26 960 1025 1124
TH&THCS Chiềng Ngần B 10 10 12 326 345 404
TH&THCS Quyết Tâm 10 10 11 367 411 453
Tổng cộng 74 83 91 2894 3256 3628 (Nguồn: các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La)
Qua các năm, số lượng HS và quy mô lớp học tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La liên tục tăng nhất là năm học 2023-2024 tăng lên đến con số 3628 từ con số 2894 của năm học 2021-2022 tăng lên cả về số lớp và số HS cũng tăng lên là gần 800 HS dẫn đến những diện tích nhà trường bị thu nhỏ, thiếu sân chơi, bãi tập. Diện tích đất bố trí cho giáo dục đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững và lâu dài chưa được công bố và quy hoạch. Thu hút ngoài Nhà nước đầu tư cho giáo dục chưa xứng tầm với nhu cầu học tập của nhân dân trên địa bàn thành phố, hệ thống cơ sở vật chất còn khó khăn.
2.1.5. Đội ngũ CBQL, GV.
Đội ngũ CBQL, GV các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đang từng bước phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Năm học 2022-2023 và năm học 2023-2024, tình hình nguồn nhân lực quản lý và giáo viên tại các trường như sau:
Bảng 2.2. Đội ngũ CBQL, GV 05 trường cấp THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La có trình độ chuyên môn, tin học
Năm học
Trường Tổng số CBQL
, GV
Trình độ chuyên
môn Trình độ tin học
THCS
Trên Đại học
Đại học
Cao đẳng
Cơ bản
Nâng
cao Khác
2022-2023
Lê Quý Đôn 45 1 43 1 31 1 13
2023-2024 48 2 45 1 35 1 12
2022-2023
Chiềng Sinh 47 2 45 30 0 17
2023-2024 53 2 51 33 1 19
2022-2023
Tô Hiệu 36 1 32 3 27 1 8
2023-2024 38 2 34 2 28 1 9
2022-2023
Quyết Tâm 21 21 15 6
2023-2024 24 24 16 8
2022-2023 Chiềng Ngần 22 20 2 17 5
2023-2024 B 25 24 1 18 7 Tổng năm học 2022-2023 171 4 161 6 120 2 49 Tổng năm học 2023-2024 188 6 178 4 130 3 55
(Nguồn: Từ báo cáo tổng kết của 5 trường)
Các trường THCS tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La năm học 2022-2023 có tổng số 171 CBQL, GV. Tác giả khảo sát 5 trường thì tính đến năm học 2023-2024 là 188 CBQL và GV. Trong đó, 100% CBQL, GV có trình độ cao đẳng trở lên.
Nhìn chung, đội ngũ CBQL, GV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.
Đội ngũ CBQL được bồi dưỡng kiến thức về quản lý, chính trị đáp ứng yêu cầu công việc. CBQL nhà trường thực hiện khá tốt vai trò của người chỉ huy, điều hành công tác giáo dục, hoạt động dạy - học bắt kịp chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện về tư duy, hành động sự cấp thiết phải đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp dạy - học, đổi mới cách đánh giá, đổi mới hình thức tổ chức dạy - học theo nhóm linh hoạt, nhuần nhuyễn các kỹ thuật dạy học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi người học theo hướng phát huy tối đa tính tích cực, chủ động học tập, sáng tạo.
Tuy nhiên, có thể thấy trình độ tin học của đội ngũ CBQL, GV các trường THCS không cao, hiện chỉ có 03 cán bộ, giáo viên có trình độ tin học nâng cao tính đến năm học 2023-2024 và có 130 cán bộ, giáo viên trình độ cơ bản, không có CBQL, GV chưa am hiểu về tin học, CNTT. Đây có thể xem là những điểm mạnh trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trường THCS tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
2.1.6. Chất lượng giáo dục.
Chất lượng giáo dục tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La tiếp tục giữ vững ổn định; đặc biệt nhiều hoạt động giáo dục đã được Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La đánh giá cao.
Kết quả: Giáo dục đạo đức, ý thức pháp luật của HS đặc biệt chú trọng quan tâm với nhiều cách thức giáo dục đa dạng đã được triển khai vì vậy không có hiện tượng vi phạm pháp luật, bạo lực học đường xảy ra. Năng lực, phẩm chất của HS đã
được đánh giá chặt chẽ cơ bản phản ánh đúng thực chất năng lực thật của HS thông qua các hoạt động kiểm soát từ Phòng, Sở có chuyên môn đến các tổ chuyên môn trong mỗi nhà trường, thông qua phân tích chất lượng đầu vào và đầu ra của HS.