Thực trạng sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn khoa học tự nhiên theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

2.3. Thực trạng dạy học môn KHTN theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học cho HS các trường THCS thành

2.3.3. Thực trạng sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn

2.3.3.1. Thực trạng sử dụng các phương pháp tổ chức dạy học môn KHTN theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học tại các trường THCS

Bảng 2.5. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn KHTN theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học ở trường THCS

(N= 86)

Nội dung Tốt Khá TB Yếu Điểm

TB

Thứ hạng PPDH thuyết trình nêu vấn

đề

40 46,6%

36 41,8%

10 11,6%

0 0%

3,3 2

PPDH đàm thoại 33

38,4%

20 23,3%

23 26,7%

10

11,6% 2,9 5 PPDH nhóm trực quan 40

46,6%

16 18,6%

20 23,2%

10 11,6%

3,0 4

PPDH nhóm thực hành 30 34,9%

35 40,7%

15 17,5%

6

6,9% 3,0 4

PPDH theo dự án 20

23,2%

20 23,2%

20 23,2%

26

30,4% 2,2 7

PPDH giải quyết vấn đề 40 46,6%

42 48,8%

4 4,6%

0

0% 3,4 1

PPDH ứng dụng CNTT 30

34,9%

40 46,6%

10 11,6%

6

6,9% 3,1 3

PPDH đóng vai 25

29,1%

29 33,7%

20 23,2%

12 14%

2.8 6

Thống kê cho thấy Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp đang được sử dụng phổ biến, đó là lý do nội dung này nhận được nhiều ý kiến nhất, được giáo viên sử dụng nhiều nhất (Điểm trung bình 3,4- Xếp thứ hạng 01).

Dạy học bằng các PPDH thuyết trình nêu vấn đề xếp vị trí thứ 2 (ĐTB = 3,3) Các Phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, PPDH nhóm

trực quan, PPDH đàm thoại, PPDH đóng vai, PPDH nhóm thực hành…. đều đạt được mức điểm trung bình loại khá từ 2,8 đến 3,1. PPDH theo dự án xếp hạng thứ 7 (ĐTB= 2,2). Tuy nhiên, thời gian dành cho những hoạt động này thường bị hạn chế do khung chương trình nặng.

Việc áp dụng các phương pháp dạy học này chưa thực sự đồng bộ và thường gặp phải một số rào cản như thiếu tài liệu hỗ trợ, cơ sở vật chất không đáp ứng đầy đủ, hoặc giáo viên chưa được đào tạo chuyên sâu về các phương pháp này, một số giáo viên chưa thực sự nắm vững và linh hoạt áp dụng các phương pháp dạy học này trong lớp học, thiếu tài liệu và nguồn lực hỗ trợ việc dạy học sáng tạo, HS ở một số vùng, đặc biệt là khu vực nông thôn, vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới hỗ trợ cho việc học tự chủ.

2.3.3.2. Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học môn KHTN theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học tại các trường THCS

Bảng 2.6. Thực trạng sử dụng các hình thức dạy học môn KHTN theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học ở trường THCS

(N= 86)

TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu Điểm

TB

Thứ hạng 1 Hình thức dạy học

tương tác

40 46,6%

42 48,8%

4 4,6%

0

0% 3,4 1

2 Hình thức tự học ở nhà

36 41,8%

36 41,8%

14 11,6%

0 0%

3,3 3

3 Hình thức dạy học khám phá

33 38,4%

20 23,3%

23 26,7%

10

11,6% 2,9 5 4 Hình thức phụ đạo 40

46,6%

16 18,6%

20 23,2%

10 11,6%

3,0 4

5 Hình thức sổ tay khoa học cá nhân

20 23,2%

25 29,1%

20 23,2%

21

24,5% 2,5 6

6 Hình thức dạy học 36 32 18 0 3,2 2

TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu Điểm TB

Thứ hạng

bằng công nghệ 41,8% 37,2% 21% 0%

Thống kê cho thấy hình thức tổ chức dạy học tương tác với điểm TB khá cao 3,4, xếp thứ hạng 1. Bên cạnh đó thì hình thức dạy học bằng công nghệ cho học sinh cũng được đánh giá cao với điểm trung bình 3,2, xếp thứ hạng 2.

Hình thức tự học ở nhà và hình thức phụ đạo đạt mức khá với điểm TB: 3,2 và 3,0. Hình thức dạy học khám phá, hình thức sổ tay khoa học cá nhân được đánh giá không cao xếp thứ hạng 5 và 6 ( ĐTB là 2,9 và 2,5). Điều này cho thấy: Tổ chức thực hành, thực tế, thí nghiệm, vận dụng kiến thức và Hình thức tham quan, khám phá, thực địa giúp học sinh phát triển được năng lực của mình đặc biệt là năng lực tự chủ, tự tìm hiểu kiến thức, tự học thì lại ít giáo viên sử dụng ít hơn nên được đánh giá thấp nhất, với điểm trung bình lần lượt là 2,9 và 2,5. Lý do là điều kiện của các trường chưa đủ để đáp ứng, chưa thể cho học sinh đi tham quan, khám phá, thực địa học tập nhiều. Chia sẻ những suy nghĩ về các hình thức dạy học được áp dụng, hiệu trưởng trường THCS Chiềng Sinh cho biết “Học sinh rất hào hứng nếu được tham gia thực hành nhiều, được đi tham quan học tập, nhưng thời gian và điều kiện về kinh phí không đáp ứng được”.

Tiến hành phỏng vấn sâu, em N.N.S học sinh lớp 8A2, trường THCS Chiềng Sinh cho biết: Chúng em được cô giáo có giới thiệu chung về chương trình học, có sử dụng bài giảng powerpoint. Cô cũng tổ chức nhiều hoạt động trong giờ học nhưng một số bạn chưa nhiệt tình tham gia. Một số bạn còn chưa tập trung nghe giảng, chưa tương tác với GV.

Học sinh các trường THCS Chiềng An, THCS Chiềng Đen, THCS Chiềng Sinh đa số là người dân tộc ít người. Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn và THCS Quyết Thắng học sinh là dân tộc ít người chiếm 30%. Vì vậy các em vẫn còn nhút nhát, ngại giao tiếp, chưa thực sự chủ động nhập cuộc với các phương pháp dạy học mới.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn khoa học tự nhiên theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)