Thực trạng quản lý các điều kiện để tổ chức dạy học môn KHTN theo hướng phát triển năng lực tự chủ và

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn khoa học tự nhiên theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

2.4. Thực trạng quản lý dạy học môn KHTN theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học

2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện để tổ chức dạy học môn KHTN theo hướng phát triển năng lực tự chủ và

Tìm hiểu thực trạng quản lý về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn KHTN, Tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 2.15. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học môn KHTN tại các trường THCS theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học

(N= 86)

TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu Điểm TB

Xếp hạng

1

Xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ trang thiết bị, phương tiện dạy học tại các phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm

50 (25,4%)

60 (30,5%)

50 (25,4%)

37

(18,7%) 2,6 5

2

Có kế hoạch trong việc lưu trữ, thu thập tài liệu cung cấp cho thư viện

86 (43,7%)

69 (35%)

35 (17,8%)

7 (3,6%)

3,2 1

3

Xây dựng mô hình phục vụ việc tự học (phát triển hệ thống thư viện cây, thư viện góc lớp...)

79 (40,1%)

65 (33%)

35 (17,8%)

18

(9,1%) 3,0 3

5

Sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào quản lý dạy học môn KHTN

75 (38,1%)

52 (26,4%)

40 (20,3%)

30 (15,2%)

2,9 4

6

Sử dụng có hiệu quả trang thiết bị dạy học thí nghiệm, thực hành

80 (40,6%)

62 (31,5%)

42 (21,3%)

13

(6,6%) 3,1 2

Kết quả khảo sát cho thấy cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như bàn ghế, bảng, bóng đèn chiếu sáng, quạt...cho đến các trang thiết bị, đồ dùng thí nghiệm của mỗi bộ môn và các trang thiết bị hiện đại như máy tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh loa, míc.

Nội dung: Có kế hoạch trong việc lưu trữ, thu thập tài liệu cung cấp cho thư viện được xếp hạng 1 (ĐTB = 3,2) bằng các hình thức như kêu gọi học sinh giáo viên ủng hộ sách, tài liệu cũ. Thư viện là nơi học sinh có thể tìm tài liệu để học, thư viện phong phú nguồn tài liệu sẽ giúp cho việc tự học của học sinh phát triển.

Nội dung: Quản lý việc sử dụng hiệu quả và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành xếp hạng 2 (ĐTB = 3,1)

Hiện nay một số trường bắt đầu xây dựng mô hình tự học như thư viện góc lớp, thư viện cây, góc thư viện cầu thang như trường THCS Chiềng Sinh. Tuy nhiên việc xây dựng những mô hình thư viện kiểu này chưa được phổ biến ở tất cả các trường vì thế nội dung này được xếp hạng 3 (ĐTB = 3,0).

Nội dung: Sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào quản lý dạy học môn KHTN xếp hạng 4 (ĐTB = 2,9).

Nội dung: Sử dụng có hiệu quả trang thiết bị dạy học thí nghiệm, thực hành được đánh giá thấp nhất (ĐTB = 2,6). Nguyên nhân: trang thiết bị dạy học thí nghiệm, thực hành còn thiếu hoặc hỏng hóc, Kinh phí mua sắm bổ sung hoặc sửa chữa còn thiếu, chưa đủ, chưa được quan tâm nhiều, nguồn kinh phí đầu tư nội dung này lớn và phụ thuộc vào sự phân bổ của đơn vị cấp trên, chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên và học sinh và điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên.

Bảng 2.16. Thực trạng môi trường dạy học, điều kiện dạy học môn KHTN tại các trường THCS theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học

(N= 86)

TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu Điểm

TB

Xếp hạng 1 Môi trường học tập an

toàn, lành mạnh.

48 55,8%

38 44,2%

0 0%

0 0%

3,6 1

2 Điều kiện tài chính của Nhà trường đảm bảo

40 46,6%

16 18,6%

20 23,2%

10 11,6%

3,0 3

3

Môi trường học tập thân thiện, hoà đồng giúp giáo viên cảm thấy thoải mái, tận tâm dạy và học sinh cảm thấy vui vẻ,

40 46,6%

36 41,8%

10 11,6%

0

0% 3,3 2

TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu Điểm TB

Xếp hạng không bị áp lực khi tham

gia học tập

Qua kết quả trên. Tác giả nhận thấy tiêu chí Môi trường học tập an toàn, lành mạnh đang được đánh giá thực hiện tốt nhất, xếp thứ 1 (ĐTB = 3,6).

Tiêu chí môi trường học tập thân thiện, hoà đồng giúp giáo viên cảm thấy thoải mái, tận tâm dạy và học sinh cảm thấy vui vẻ, không bị áp lực khi tham gia học tập xếp thứ 2 (ĐTB = 3,3). Điều kiện tài chính của Nhà trường đảm bảo, xếp thứ 3 (ĐTB = 3,0).

Qua đó, chúng ta thấy cần quản lý hệ thống cảnh quan, hệ thống trường lớp, phòng thí nghiệm, sân bãi, các phương tiện, trang thiết bị đáp ứng công tác dạy học hướng đến phát triển năng lực học sinh tiểu học” (phỏng vấn sâu cán bộ quản lý); “để có môi trường dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thì bản thân mỗi giáo viên cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu nên kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức và thực tiễn, nâng cao hứng thú cho học sinh”.

Trao đổi với Đ/c L.T.T.H, hiệu trưởng trường THCS Lê Quý Đôn, ý kiến chúng tôi thu nhận được như sau: ‘Đội ngũ giáo viên dạy KHTN hiện nay là các giáo viên dạy Hóa, Lý, Sinh. Các thầy cô trường THCS Lê Quý Đôn đều là những giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm, nghiệp vụ giảng dạy tốt. Tuy nhiên, khi dạy môn KHTN, GV phải có khả năng dạy học tích hợp. Một số GV tỏ ra vẫn còn lúng túng với cách dạy này. Các GV này đều đã được cử đi bồi dưỡng, song nhìn vào thực tế cho thấy hiệu quả bồi dưỡng chưa thực sự như kì vọng”. Kết quả này là căn cứ để các nhà trường cần chú trọng hơn nữa trong công tác xây dựng kế hoạch, mở bồi dưỡng giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn khoa học tự nhiên theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)