Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học môn KHTN theo hướng

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn khoa học tự nhiên theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 107 - 113)

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

3.4.3. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học môn KHTN theo hướng

Bảng 3.3. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý dạy học môn KHTN theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học của HS tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La

T T

Biện pháp

Tính cấp thiết

Tính khả thi

D2 (mi-ni)2

X

TB (mi) X

TB (ni)

1

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của dạy học môn KHTN theo hướng phát huy năng lực tự chủ và tự học

3,3 1 3,3 1 0

2

Tổ chức thực hiện đổi mới đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn KHTN theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học

3,2 2 3,2 2 0

3

Tổ chức đổi mới hình thức, nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học

2,9 4 3,1 3 1

4

Đề xuất xã hội hóa đầu tư về xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu dạy học môn KHTN theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học

3,0 3 3,0 4 1

Để đánh giá mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các

biện pháp quản lý dạy học môn KHTN theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học của HS tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, đề tài sử dụng công thức Spearman để tính toán

Dựa vào kết quả trên, với hệ số tương quan (R = 0,9), chứng minh mức độ giữa tính cấp bách và tính khả khả thi của các giải pháp có mối tương quan thuận và thống nhất chặt chẽ.

Có thể biểu diễn về mối quan hệ giữa tính cấp thiết và tính hiệu quả của các giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục ở các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La theo hướng phát huy khả năng tự học qua biểu đồ sau

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

Bi ện pháp 1 Bi ện pháp 2 Bi ện pháp 3 Bi ện pháp 4

BIỂU ĐỒ SỰ TƯƠNG QUAN

Tính cấ p thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.3. Sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi

Kết luận chương 3

Tác giả đã để xuất 04 biện pháp quản lý dạy học môn KHTN tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học;

Kết quả khảo nghiệm của 86 CBQL, giáo viên tại 05/17 trường THCS tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La cho thấy 04 biện pháp luận văn đề xuất là có tính cấp thiết và tính khả thi. Các biện pháp trên có tính khả thi cao, có thể đưa vào sử dụng trong công tác quản lí dạy học môn KHTN tại các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La theo hướng phát huy khả năng tự chủ và tự học.

Mục tiêu này không chỉ giúp học sinh nâng cao kiến thức khoa học tự nhiên mà còn rèn luyện kỹ năng sống, khả năng tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề : Tăng cường hoạt động dạy học đổi mới phương pháp; Cải tiến công tác bồi dưỡng giáo viên; Tạo môi trường học tập thuận lợi; Đánh giá và kiểm tra năng lực học sinh.

Các biện pháp quản lý cần đưa ra phương thức đánh giá học sinh theo hướng chú trọng đến năng lực tự học, tự chủ, thay vì chỉ tập trung vào việc kiểm tra kiến thức. các biện pháp quản lý dạy học KHTN cần được triển khai một cách đồng bộ và linh hoạt, không chỉ nâng cao chất lượng dạy học mà còn thúc đẩy sự

phát triển năng lực tự học, tự chủ của học sinh, góp phần hình thành những công dân có năng lực và phẩm chất tốt trong tương lai.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Năng lực tự chủ và tự học là yếu tố cốt lõi trong việc giúp học sinh thích nghi với xu hướng giáo dục hiện đại và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Phát triển năng lực này không chỉ hỗ trợ học sinh học tốt môn KHTN mà còn trang bị kỹ năng cần thiết để các em học tập suốt đời.

Luận văn đã xác định được cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát triển năng lực tự chủ và tự học trong dạy học môn KHTN ở cấp THCS. Xây dựng được một số biện pháp hoặc phương pháp dạy học hiệu quả để thúc đẩy học sinh phát triển năng lực này, chẳng hạn như: Tích hợp phương pháp dạy học tích cực như dạy học dự án, dạy học theo tình huống, và giải quyết vấn đề.. Thiết kế các hoạt động học tập hướng tới việc rèn luyện khả năng tự nghiên cứu, lập kế hoạch, và đánh giá bản thân.

Thực tiễn cho thấy: Tổng quan về tình hình dạy học KHTN: Luận văn đã chỉ ra tình trạng dạy học môn KHTN ở các trường THCS thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, nêu rõ các điểm mạnh và tồn tại trong công tác quản lý dạy học môn này.

Qua đó, đề xuất các phương thức quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Phát triển năng lực tự chủ và tự học: Luận văn đã phân tích vai trò của việc phát triển năng lực tự chủ và tự học đối với học sinh trong quá trình học tập môn KHTN. Năng lực này không chỉ giúp học sinh nâng cao hiệu quả học tập mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện về tư duy, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Các giải pháp quản lý: Các giải pháp cụ thể được đề xuất bao gồm: đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường sự tham gia của học sinh vào các hoạt động học tập, hỗ trợ học sinh tự học qua các công cụ học tập điện tử, tổ chức các hoạt động ngoại khóa liên quan đến KHTN và xây dựng môi trường học tập tích cực. Những giải pháp này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh. Đề xuất chính sách và chiến lược: Để phát triển năng lực tự chủ và tự học của học sinh, luận văn đã đề xuất các chính sách quản lý như đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cải thiện cơ sở vật chất, và tổ chức các chương trình ngoại khóa gắn liền với KHTN. Việc áp dụng các phương pháp quản

lý dạy học KHTN theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học tại các trường THCS thành phố Sơn La là cần thiết và có tác động tích cực đến quá trình học tập của học sinh. Những giải pháp này không chỉ giúp 101 nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của học sinh trong tương lai. Với các giải pháp và đề xuất cụ thể, hy vọng sẽ giúp các trường học ở Sơn La cải thiện hiệu quả dạy học môn KHTN và phát huy tối đa năng lực của học sinh. 2. Khuyến nghị - Với phòng GD&ĐT Thành phố Sơn La: Tham mưu, đề xuất với UBND thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La xin nguồn cấp kinh phí thường xuyên, không thường xuyên bổ sung hàng năm cho các trường THCS để mua sắm, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học. - Với cán bộ quản lý các nhà trường Tăng cường vai trò của giáo viên trong việc phát triển năng lực tự học của học sinh. Chú trọng tới đào tạo giáo viên: Tổ chức các khóa bồi dưỡng, đào tạo cho giáo viên về phương pháp giảng dạy phát huy tính tự chủ của học sinh, tạo môi trường học tập linh hoạt và kích thích sự sáng tạo. Chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học hiện đại: Áp dụng các phương pháp như học hợp tác, học dựa trên vấn đề (PBL), học qua dự án, tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tự học và sáng tạo. - Đối với giáo viên + Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp học tập đối với học sinh để giúp các em tham gia học tập một cách tự giác, chủ động, tích cực, biết ghi nhớ và vận dụng tri thức vào xử lý các tình huống thực tiễn trong đời sống

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn khoa học tự nhiên theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)