Cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tây Ninh (Trang 56 - 63)

100

oO

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

@ Khaithicms§ WB Chế biến CD Sản xuất điện, nước

Như vậy trong giai đoạn từ 1995 đến 2002, cơ cấu ngành công nghiệp có sự tăng lên về tỷ trọng của ngành khai thác mỏ còn chế biến và sản xuất điện, nước tỷ trọng tăng giảm chưa ổn định. Nguyên nhân chính do công nghiệp Tây Ninh vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách, nhiều sản phẩm

giá thành còn cao, chất lượng kém, mẫu mã chưa phong phú nên kém sức cạnh

SVTH : Bình Thi Tuyết Nhung Trane 47

Khóa luận tối nghiệp — —_ _ GVHD: 1S. Phạm Thị Xuân Thọ16s _—-``-- †.Ÿ... ca... ắ.nẽẩằ ốc Sena ae n.ằắ.1A

tranh đối với thị trường trong nước và quốc tế. Cơ sở kỹ thuật hạ tầng chưa theo kịp nhu cầu của các nhà đầu tư. Hầu hết các nhà máy chế biến nông sản ở trong

tình trạng thiếu vốn lưu động và vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị sẵn xuất. Sự liên kết gấn bó giữa vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến mới chỉ thể hiện rõ ở cây mía, mì, cao su, điều... còn lại nhìn chung là chưa tốt.

Trong cơ cấu công nghiệp phân theo thành phan kinh tế (tính theo giá

hiện hành) khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm dẫn tỷ trọng và tăng

dan tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Bởi như chúng ta đều biết

ring Tây Ninh có những năm gần đây xây dựng nhiều khu công nghiệp, cum

công nghiệp... để thu hút đầu tư nước ngoài nhầm tăng nguốn vốn lưu động và

đổi mới trang thiết bị sản xuất.

Bảng 13 : Cơ cấu công nghiệp trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế

(tính theo giá hiện hành)

Khu vực kinh tế trong nước

Trung ương : 27,18 | 25,67

Địa phương 23,04 | 21,77

Cá thể 34,26 | 35,50

Hỗn hợp 5,16 | 5,99 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 43,80 | 48,24

Nguồn : Niên giám Thống kê Cục Thống kê Tây Ninh.

Qua bảng 13 ta thấy, đây là một cơ cấu khá hợp lý về mặt pháp lý khi xét ở khía cạnh khai thác các nguồn lực của tỉnh cũng như về mặt dam bảo sự

phát triển ổn định và bén vững nền kinh tế xã hội của tinh trong tương lai. Công

nghiệp địa phương đã bat đầu được chú ý thể hiện ở tỷ wong của địa phương

trong cơ cấu công nghiệp đã tăng từ 21,04% năm 1995 lên 36,98% năm 1997.

Đây là điểm khởi đầu tốt cho nền công nghiệp địa phương phát triển mạnh. Tuy nhiên khi nghiên cứu kỹ hơn ta thấy số liệu có sự thay đổi rõ rệt theo từng nam.

Cu thé là từ 36,98% (1997) giảm xuống còn 21.77% (2002) mặc dù so với 1995

SVTH : Định Thị Tuyết Nhung Trang 4

GVHD: TS. Phạm Thị Xuân Thọ.

Khóa luận tốt nghiệp

nó có tăng lên tương đối. Nguyên nhân cơ bản là do địa phương chưa tận dụng

triệt để các thế mạnh của mình trong việc phát triển ngành công nghiệp. Đồng

thời cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của các ngành công nghiệp địa phương. Ngoài ra, chưa khai thác hết thế mạnh của công nghiệp ngoài quốc doanh. Do đó trong tương lai, việc đầu tư cơ sé hạ tầng, vật chất kỹ thuật và đào tạo nhân lực có trình độ tay nghề phục vụ cho các ngành công nghiệp địa phương là điều rất cẩn thiết và quan trọng. Song

nhìn chung ngành công nghiệp tỉnh Tây Ninh trong thời gian qua đã phát triển đúng hướng khi biết dựa vào các tiểm năng sẵn có của tỉnh, cơ cấu ngành công nghiệp đã và đang có sự chuyển dịch hợp lý hơn để khai thác có hiệu quả hơn các tiém năng công nghiệp của địa phương.

11.2.2. 3. Ngành dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn đã đạt mức tăng trưởng đáng kể, năm 2001 đã tăng 2,97 lần so với năm 1995. Tỷ trọng của doanh nghiệp Nhà nước từ 8,84% năm 1996 giảm xuống còn 5,42% năm 2002.

Kinh tế dân doanh tăng từ 92 5% lên 93,9%. Cụ thể năm 1995 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn là 1.601.394 triệu đồng thì đến năm 2000 tăng lên 4.633.929 triệu đồng.

Trong hoạt động nội thương, đến năm 2000 thương nghiệp quốc doanh

chỉ chiếm gần 10% tổng mức bán lẻ thị trường xã hội, khu vực tư nhân chiếm trên 90% tổng mức bán ra. Các doanh nghiệp quốc doanh đang được cải tiến

sắp xếp lại theo hướng cổ phần hóa.

Hoạt động thương mại - xuất nhập khẩu của tỉnh đã từng bước phát triển. tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 2000 đạt 79,5 triệu USD, tăng gần 20%/năm thời kỳ 1991 — 2000, trong đó thời kỳ 1996 — 2000 xuất khẩu có tốc

độ tăng 44% /năm, nhập khẩu bình quân 58%/năm. Thời kỳ 1996 - 2001 kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 2,3% và năm 2002 tăng 87,68% so với năm 2001. Cụ thể 2002 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 88,125 triệu USD như sau : doanh nghiệp Nhà nước là 21,203 triệu USD ; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài là 36,103 triệu USD ; doanh nghiệp dân doanh là 30, 819 triệu USD.

Nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản như cao su, tinh bột sắn, hạt diéu nhân, trái cây, tiêu hạt, hạt giống... ; hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm gỗ và hàng công nghiệp (sim lốp xe, hàng gia dung, gia công may mặc, giầy dép..). Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Campuchia, Han Quốc, Đài Loan, Malaisia, Hồng Kông... Trong đó xuất khẩu qua Campuchia phát triển khá góp phần đẩy manh việc tiêu thụ hàng hóa trong và ngoài tỉnh.

Khóa luận tốt nghiệp ——— GVHD: ree Tere TS. Phạm Thị Xuân Thọ

Các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch, nên xuất khẩu tiểu

ngạch đã ting lên hàng năm : năm 1997 là 3,9 triệu USD ; năm 1998 là 5,45 triệu USD ; năm 1999 là 6,4 triệu USD ; năm 2000 là 12,04 triệu USD ; năm

2001 là 17,98 triệu USD và đến năm 2002 con số đó giảm xuống còn 16,429

trệu USD.

Về nhập khẩu : kìm ngạch nhập khẩu của tỉnh từ 1996 - 2001 giảm bình quân 8,90%. Từ 2001 đến tháng 9 đầu năm 2003 kim ngạch nhập khẩu có sự

tăng lên rất rõ : năm 2001 đạt 40,280 triệu USD, năm 2002 đạt 65,569 triệu

USD tăng 62,79 % so với cùng kỳ. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị tạo tài sản cố định cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thị

trường chủ yếu là Campuchia, Đài Loan, Châu Au, Châu Mỹ, Châu Phi.

Bảng 14 : Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

Nguồn : Địa lý Tây Ninh và Website Tây Ninh

Hoạt động du lịch của Tây Ninh khá phát triển do tự nhiên và lịch sử hình thành, Tây Ninh có nhiều điểm thu hút du lịch tham quan nghỉ ngơi như núi

Ba Đen, Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, hổ nước Dầu Tiếng, vườn quốc gia Lò

Gò - Xa Mát đặc biệt là các khu di tích lịch sử cách mạng như căn cứ Trung

ương Cục miễn Nam. Khu di tích căn cứ lực lượng giải phóng miễn Nam... Hàng năm Tây Ninh đón hàng trăm lượt du khách du lịch đến tham quan nhất là Núi Bà và Tòa Thánh. Cụ thể năm 1997 số khách tham quan khu di tích lịch sử văn

hóa núi Bà là 672.574 lượt người, năm 2001 là 993.875 lượt người và năm 2002 tăng lên 1.166.531 lượt người. Ngày nay khi di tích lịch sử văn hóa núi Bà Den

là khu du lịch lớn của tỉnh luôn đón khách thường xuyên. Hội xuân năm 1997

ngành du lịch đã sử dụng máy bay trực thăng chở du khách từ thành phố Hồ Chí Minh lên tham quan đỉnh Núi Bà. Hiện nay khu du lịch này có nhiều sản phẩm

du lịch độc đáo như cáp treo, máng trượt đưa du khách từ chân núi lên chùa Bà

và ngược lại.

Về cơ sở vật chất, mạng lưới kinh doanh khách sạn, nhà hàng. du lịch

của tỉnh trong những năm gần đây rất chú trọng xây dựng. Toàn tỉnh có 6 khách sụn, nhà nghĩ với 180 buồng và 371 giường.

SVTH : Dinh Thị Tuyết Nhung ` Trang 50

GVHD: TS. Phạm Thị Xuân Tho

jÁĂô.—...gg..gggggỰYỢíỚYAA nee ASSLT (vế vu. (

Khóa luận tốt nghiệp __

Số khách đến du lịch trong địa bàn trong giai đoạn 1995 ~ 2002 ngày càng tăng trong đó có cả du khách trong và ngoài nước. Nếu như năm 1995 Tây Ninh chỉ có 5760 khách trong nước và 1301 khách nước ngoài tới tham quan thì đến

năm 2001 tăng lên với con số tương ứng là 34.823 người. Đặc biệt đến năm 2002 tiếp tục tăng lên với 36.942 khách trong nước và 2539 khách nước ngoài. Chính vì vậy doanh thu du lịch trên địa bàn ngày càng tăng nhanh từ 6957 triệu đổng năm 1995 lên 434.130 triệu đồng năm 2002 (tăng hơn 6 lần so với năm 1995)

113. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

Tây Ninh gồm một thị xã, 8 huyện trong đó có 5 huyện biên giới. Các đơn vị hành chính có sự khác biệt khá rõ vé tính chuyên môn hóa ngành, lĩnh vực theo lãnh thổ. Để khai thác tốt tiểm năng phát triển kinh tế từng lãnh thổ,

Tây Ninh chia làm ba vùng kính tế sau :

- Vùng I : Gồm các huyện Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu. Đây là vùng có điện tích lớn nhất tỉnh, phần lớn là đất xám bạc màu và một số diện tích đất đỏ phía Đông Bắc. Bước đầu hình thành các vùng chuyên canh lớn : mía, mì, cao su, các vùng trung tâm công nghiệp chế biến mía, cao su và cũng

là vùng hiện còn và hướng phát triển rừng nhiều nhất của tỉnh. Đây là vùng mới phát triển vé kinh tế cần giải quyết tốt các van dé : phân bố lại lực lượng lao động, cán bộ khoa học kỹ thuật ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát mạnh mô hình đồn điển, nông trại để tận dụng hết điều kiện tự nhiên, tăng hiệu quả

kinh tế : các trung tâm kinh tế là thị trấn Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh

Châu.

- Vùng H : gồm Hòa Thành, thị xã Tây Ninh, Gò Dầu và các xã phía

Đông sông Vàm Cỏ Đông ở các huyện Trảng Bàng, Châu Thành. Dân cư ở đây

có truyền thống lâu đời trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,

dịch vụ. (thương mại, giao thông vận tải) và thâm canh lúa nước. Tỷ lệ cán bộ

khoa học kỹ thuật của tỉnh tập trung ở đây. Ngoài ra đây còn là vùng có đất và nguồn nước tưới tiêu tốt nhất tỉnh.

Bước đầu đã hình thành các khu công nghiệp. Riêng ngành dịch vụ của

vùng có vai trò rất quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế cả

tỉnh. Các vùng chuyên canh lúa tập trung đọc theo sông Vàm Cỏ Đông, Châu

Thành. phía Nam Hòa Thành. Gò Dầu, Trảng Bàng. Các vùng chuyên canh đậu phông tập trung ở phía Đông Gò Dâu, Trảng Bàng.

- Vùng HI : gồm Bến Cầu và các xã phía Tây sông Vàm Cỏ Đông. ở Trảng Bàng, Châu Thành. Vùng còn khoảng 30.000 ha đất hoang hóa. Đây là

vùng dân cư thưa thớt, chủ yếu là lao động nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi để phát triển nông nghiệp, công nghiệp. Tuy nhiên ở đây có

SVTH : Dinh Thị Tuyết Nhung _ Trang $1

Khóa luận tốt nghiệp ___ — GVHD: TS. Phạm Thị Xuân Thọ,

khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài rất phát triển đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.

Đây là cửa khẩu đường bộ lớn nhất phía Nam trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam — Campuchia giữ vai trò trong việc phát triển giao lưu thương mại với

Campuchia và các nước Đông Nam Á trở thành trung tâm giao dịch thương mại quốc tế, thực hiện chương trình hợp tác tiểu vùng trong chiến lược phát triển

kinh tế ở Nam Việt Nam.

III. Một số tổn tại cần quan tâm trong quá trình chuyển dich cơ cấu kính tế

tỉnh Tây Ninh

IH.1. Tác động tích cực của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, mạnh mẽ : tổng sản phẩm trong tỉnh

(GDP) tăng 12% /năm, ngành công nghiệp tăng hơn 14% (năm, dịch vụ tăng trên 13% /năm, nông nghiệp tăng hơn 8% /năm.

- Các ngành nghề phát triển phong phú đa dạng.

- Đời sống nhân dân trên đại bàn tỉnh được nâng cao : thu nhập GDP

bình quân đầu người hiện nay 446 USD /năm, không còn hộ đói, tỷ lệ dân số sử dụng điện 78,47% (173.562 hộ). Tốc độ tăng trưởng các lớp học hệ phổ thông tăng bình quân 3% /năm trong đó hệ mẫm non tăng 5% /năm, hệ trung học cơ sở tăng gần 8% /năm, hệ trung học phổ thông tăng 16% /năm ; học sinh trung

học chuyên nghiệp, học nghé tăng 9% /năm, sinh viên đại học tăng 18% /năm.

Về y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng toàn tỉnh có hai bệnh viện, 10 trung

tâm y tế với tổng số giường bệnh có 1.735 giường, số bác sĩ, y sĩ, dược sĩ vẫn tăng đều hàng năm. Về văn hóa thông tin đã thành lập được 19 nhà văn hóa, có

một thư viện cấp tỉnh, 9 thư viện huyện và trên 100 tủ sách cấp xã, phường.

- Kết cấu hạ tầng cơ sở ngày càng hoàn thiện, hiện đại với hệ thống các khu công nghiệp, các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện... ngày càng được xây dựng mới và cải thiện tốt.

- Nền kinh tế của tinh mang tính chuyên môn hóa, phân công lao động xã hội sâu sắc, nâng cao hiệu quả khai thác tiểm năng phát triển của tỉnh và mỗi huyện, thị.

Tóm lại, những chủ trương của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy - Ủy ban

Nhân dân tỉnh đã vận dụng linh hoạt, kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, chính

sách áp dụng vào thực tế, có kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành

tựu đạt được trong các năm trước. Với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp các

ngành. sự nhạy bén của các thành phan kinh tế và mọi tang lớp nhân dân nền

kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn 1995 - 2002 phát triển khá toàn điện với

Khóa luận tốt nghiệp GVHD : TS. Phạm Thị Xuân Tho

tốc độ cao, tạo tiền dé để trong những giai đoạn tiếp theo phát triển nhanh, bền

vững, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh nhà vì mục tiêu dân giàu. nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

LI.2. Một số tồn tại cần quan tâm

Với những thành tựu đạt được chứng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời gian qua (1995 — 2002) là khá hợp lý. Tuy nhiên bên cạnh

những tác động tích cực trên, quá trình chuyển dịch cũng có một số tổn tại gây tác động tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh :

Quy mô nền kinh tế vẫn còn nhỏ bé so với tiểm năng của tỉnh. Cơ cấu

các ngành kinh tế chuyển dịch chậm với tỷ trọng của ngành nông nghiệp vẫn còn cao, công nghiệp và dịch vụ chưa thực sự phát triển mạnh mẽ. Thiết bị, công nghệ lạc hậu và thiếu đồng bộ, công nghệ sau thu hoạch chậm phát triển, sản phẩm mới chưa nhiều và chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp. thị

trường tiêu thụ không ổn định. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của phần lớn các

doanh nghiệp Nhà nước chưa cao.

Dich vụ du lịch có chiểu hướng phát triển chậm lại trong mấy năm gần

đây với lượng khách đến tham quan ít (cả khách du lịch nội địa và khách quốc

tế). Việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh còn hạn chế. Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ chưa thực sự chặt chẽ . Cơ cấu đâu tư chưa that hợp lý, chưa tập trung cho phát

triển các ngành có thế mạnh. Tỷ trọng đầu tư cho ngành công nghiệp còn thấp.

Đối với du lịch chưa chú trọng nhiều cho việc nâng cấp, tôn tạo các thắng cảnh và tạo thêm các sản phẩm mới cho ngành phát triển.

Đâu tư xây dựng kết cấu hạ ting tuy được quan tâm nhưng phần lớn là ở các khu vực trung tâm như mạng lưới giao thông vẫn tập trung vào các tuyến

đường lớn còn giao thông liên vùng, liên xã ở nông thôn còn ít.

Đa số các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô nhỏ chưa mang lại hiệu quả cao, một số dự án lớn chưa được triển khai. Kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ

trọng còn thấp trong GDP, thị trường chưa ổn định và chất lượng của các mặt

hàng xuất khẩu chưa cao.

Tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước còn hạn chế trong khi đó nhu cầu chi của xã hội đòi hỏi lớn và tăng nhanh làm ngân sách địa phương luôn

gặp khó khăn.

Tóm lại tất cd các vấn để trên ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển lâu dài của tỉnh. Vì vậy cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉnh cẩn có

biện pháp thực hiện đúng đấn, hợp lý để đảm bảo sự phát triển bén vững trong những giai đoạn tiếp theo.

SVTH : Dinh Thị Tuyết Nhung ` Trang 53

GVHD: TS. Phạm Thị Xuân Tho

Khoa luận tốt nghiệp _

B. ĐỊNH HƯỚNG PHAT TRIỂN VÀ CHUYỂN DICH CƠ CẤU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tây Ninh (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)