Lựa chon trọng điểm đầu tư

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tây Ninh (Trang 66 - 76)

KINH TẾ TỈNH TÂY NINH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010

L. Phương hướng quan điểm

IV. Những nhiệm vụ lớn và cơ bản cần phải thực hiện

IV.2. Lựa chon trọng điểm đầu tư

- Công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp đường là mũi nhọn.

Thanh lập các khu công nghiệp có công nghệ cao, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm.

- Nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng nhanh diện tích mía,

cao su, đậu phông, thuốc lá.

- Xây dựng các tung tâm thương mại lớn theo các cửa khẩu biên giới

Việt Nam ~ Campuchia.

- Phát triển du lịch, xác định điểm du lịch quan trọng là núi Bà Đen, hỗ

nước Dầu Tiếng, Tòa thánh Tây Ninh, Trung ương Cục.

Vị trí, vai trò của các trọng điểm đầu tư trên thể hiện qua tổng hợp các chỉ tiêu về các trọng điểm đầu tư đến năm 2010 là : tỷ lệ đóng góp GDP so với toàn

bộ nền kinh tế đạt 25 - 27% : tỷ trọng đóng góp nguồn thu ngân sách của toàn tỉnh đạt 25% ; tỷ trọng đóng góp vào nguồn tích lũy dau tư là 22 - 24% và tỷ trong lao động thu hút thêm của thời kỳ so với toàn bộ nền kinh tế là 19 - 30%.

Đối với công nghiệp chế biến nông sản (mũi nhọn chế biến đường) và thủ công nghiệp xuất khẩu : từng bước chiếm vị trí và vai trò quan trọng trong

nền kinh tế của tinh, tạo tiền để để chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện

Khóa luận tốt 'nghiệp - GVHD: TS. Phạm Thị Xuân Tho—_——__ L4 99.95.9019 4Á0 .20mH0T-t.0419 02294247 eshte nena HÀ aneres +t 9 0409 02-01% 0404004 te k9 ene beret nme 9909 099995905 ns +

đại hóa. hòa nhập vào quá trình phát triển của vùng trọng điểm phía Nam. Đối

với nông nghiệp về trồng trọt phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày tạo được sản phẩm hàng hóa : mía, đậu phộng, cao su.

V. Phương hướng phát triển các ngành

V.1.Nông — lâm — ngư nghiệp V.1.1. Nông nghiệp

Trước hết phát triển nông nghiệp phải gắn với phát triển các ngành công nghiệp chế biến và nâng dan tỷ trọng hàng xuất khẩu có hàm lượng chế biến cao. Đồng thời kết hợp phát triển ngành trồng trọt với phát triển chăn nuôi, nâng dan tỷ trong chăn nuôi trong nông nghiệp, đưa chăn nuôi phát triển ngang tam trồng trọt, từng bước đưa sản phẩm chăn nuôi vào thị trường thế giới nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hướng tới phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, toàn diện, cân đối và bén vững dựa trên cơ sở phát huy tối đa tiểm năng của tỉnh.

Mục tiêu chủ yếu : trong nông nghiệp trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng 86%

giá trị tăng thêm vào năm 2005 và 81% vào năm 2010. Phấn đấu tỷ trọng giá trị

tăng thêm của ngành chăn nuôi tăng từ 11% năm 2000 lên 14% vào năm 2005

và 19% vào năm 2010. Tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt tăng bình quân

4.3%/năm thời kỳ 2001 - 2010. Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi bình quân

11,6%/nim trong cùng thời kỳ.

Bảng 15 : Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đến 2010.

Nhịp tăng (%)

HH ãẽ

Toàn ngành 2419

Trông trọt (tỷ đồng) 1959

Chăn nuôi (tỷ đồng)

Nguồn : Website Tây Ninh

Sản xuất lương thực tiếp tục phát triển, phấn đấu đạt 500 kg lương thực

qui thóc vào năm 2005 và 551 kg thóc vào năm 2010.

Phát triển cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu phộng ở vùng phía

Nam : cây công nghiệp đài ngày tập trung phía Bắc (huyện Tân Châu, Tân Biên) ; tiến tới xóa thế độc canh cây lúa của khu vực Tây sông Vàm Cỏ. Phát

triển chăn nuôi heo, trâu bò, bò sữa, cá, gà công nghiệp tạo sản phẩm tiêu dùng

SVTH : Dinh Thị Tuyết Nhung Trang 58

Khóa luận tốt nghiệp ` GVHD : TS. Phạm Thị Xuân Thọ

và hàng hóa. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. từng bước nâng cao mức tiêu thụ cá cho nhân dân, góp phần đưa cá vào xuất khẩu.

Bế trí phát triển cây trồng : với phương hướng và mục tiêu trên, chu

chuyển quỹ đất thay đổi rõ rệt. Theo kết quả thu hoạch sử dụng đất dai (tháng

11/ 1997) thì đến năm 2010 quỹ đất nông nghiệp trong toàn tỉnh là 285,8 ngàn

ha. Các loại cây hàng năm cũng được bố trí tăng lên đáng kể từ 51.792 ha năm

2000, tăng lên 69.476 ha năm 2010. Trong đó, cây công nghiệp dài ngày tăng từ 45.792 ha năm 2000, tăng lên 54.476 ha năm 2010. Cây ăn quả sẽ tăng từ

60 ha năm 2000, ổn định 15.000 ha năm 2010.

Bằng 16 : Bố trí sử dụng quỹ đất nông nghiệp đến năm 2010.

bes Điện tích | Tỷ trong

(wy | # |

Đất nông nghiệp 287.451

spautsammus [ese [an [eae [st

nem” [mow [san [som |aas Ƒ

Nguồn : Website Tây Ninh

Cây lương thực : Sản xuất lương thực vẫn đóng vai trò quan trọng để ổn định và phát triển trong vài thập kỷ tới. Cây lương thực chủ đạo là lúa và bắp.

* Cây lúa : Diện tích trồng lúa dự kiến sẽ giảm đi nhưng để giữ vững chỉ

tiêu lương thực cho tiêu dùng nội vùng và một phan để dự trữ, hướng bố trí sẽ tăng vụ, thay đổi giống mới, đâu tư thủy lợi, kỹ thuật canh tác và dịch vụ khuyến nông. Do vậy diện tích gieo trồng lúa còn 139 ngàn ha vào năm 2005

và 130 ngàn ha vào năm 2010. Nhưng năng suất tăng lên 35,5/ha vào năm 2005 và 4l tạ/ha vào năm 2010. Sản lượng lúa sẽ đạt 493.450 tấn vào năm 2005 và

539.000 tấn vào năm 2010. Lúa bình quân đầu người giữ ở mức 460 kg/ngưới ở

năm 2005 và tăng lên 471 kg/ người vào nam 2010.

SVTH : Dinh Thị Tuyết Nhung `

Khóa luận tốt nghiệp ˆ GVHD: TS. Phạm Thị Xuân Thọ

* Cây bắp : Diện tích trồng bắp sẽ tăng thêm 4000 ha vào năm 2010 và sản lượng đạt 45.000 tấn vào năm 2010. Như vậy đến năm 2005 lương thực bình quân đầu người đạt 500 kg/người và 511 kg/người vào năm 2010.

Cây công nghiệp

* Cây đậu phộng : Đậu phông chủ yếu bố trí trên đất lúa màu trong hệ thống thủy lợi của hổ Đầu Tiếng thuộc các huyện : Trảng Bàng, Gò Dau, Dương Minh Châu, Hòa Thành và một số ở Bến Cau, Tân Biên. Diện tích đậu phông giữ ổn định 40.000 ha từ năm 2005, năng suất 2,5 tấn /ha, sản lượng

100.000 tấn/năm.

* Cây mía : Chuyển một phần đất lúa năng suất thấp ở vùng Tây Vàm Cỏ sang sản xuất cây mía. Tập trung ở các huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành và một phần ở Dương Minh Châu, Trảng Bàng, Hòa Thành. Diện tích trồng mía sẽ ổn định 50.000 ha, năng suất đạt 70 tấn /ha, sản lượng 3,5 triệu tấn /nam vào năm 2005. Đến năm 2010, năng suất mía sẽ đạt 85 tấn /ha ; sản lượng sẽ đạt 4,250 triệu tấn mía cây.

* Cây cao su : Cao su trồng tập trung ở huyện Tân Châu, Tân Biên với diện tích 42 ngàn ha, năng suất bình quân 1,3 tấn mủ khô /ha. Diện tích khai thác khoảng 33.000 - 35.000 ha và sản lượng 43.000 - 45.500 tấn mủ /năm vào

năm 2010.

* Cây điều : Diện tích trồng điểu vẫn giữ ổn định 6.000 ha, chủ yếu tập trung ở đất vườn, Đầu tư thâm canh, nâng năng suất bình quân 1,2 tấn /ha vào năm 2005 và 1,3 tấn / tấn vào năm 2010 ; sản lượng đạt 7,2 ngần vào năm 2005

và 7,8 ngàn tấn vào năm 2010.

* Cây thuốc lá : Diện tích trồng thuốc lá sẽ tăng lên 10.000 ha. Năng suất dự kiến tăng lên 20,22 tạ /ha vào năm 2010.

* Cây khoai mì : Là cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tỉnh bột khoai mì ở các nhà máy và cơ sở hiện có, được bố trí ở các huyện Tân

Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Hòa Thành, Châu Thành và thị xã Tây

Ninh. Diện tích trồng khoai mì ổn định 10.000 ~ 20.000 ha, năng suất 27,5 - 30

tạ / ha, sản lượng 450.000 - 550.000 tấn vào năm 2010.

* Cây ăn quả : Phát triển cây ăn quả nhằm cung cấp tiêu dùng của nhân dân phục vụ du khách và xuất khẩu. Diện tích trồng cây ăn quả tăng 10.000 ha

năm 2005 và năm 2010 ổn định 15.000 ha.

Phát triển chăn nuôi : Chăn nuôi dẫn dẫn trở thành ngành chính nhằm cung cấp cho tiêu đùng và một phần hàng hóa xuất khẩu. Phát triển đàn gia súc

SVTH : Dinh Thị Tuyết Nhung Trang 60

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Thị Xuân Tho—— "^^ x.1‹Á 1x Tố es cree cere cr et nhổ Tổ eaten ri. ren teewemne os,

theo hướng tăng nhanh đàn trâu, bò thịt, hình thành và phát triển bò sữa, dan heo. Sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ như bắp, đậu phộng để phát triển đàn gia súc, gia cầm.

Đàn trâu tăng bình quân 1,6%/nim trong vòng 10 năm (2000 - 2010).

Quy mô đàn đạt 65.000 con vào năm 2010. Đàn bò tăng bình quân 1,85% /năm.

Quy mô đàn bò thịt đạt 72.000 con vào năm 2010. Hình thành và phát triển đàn

bò sữa từ 2000 con vào năm 2005 lên 6000 con vào năm 2010,

Tốc độ tăng trưởng đàn heo bình quân 6% /năm. Quy mô đàn đạt 250.000 con vào năm 2010. Đàn gia cẩm tăng nhanh, tốc độ tăng bình quân 6,5% /năm. Đến năm 2010 quy mô dan gia cẩm cẩn đạt 4,7 triệu con.

Y,1.2. Lâm nghiệp

Định hướng lâm nghiệp đến 2010 là bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi diện tích rừng. phát triển rừng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo vệ

diện tích rừng tự nhiên khoanh nuôi tái sinh rừng 11.975 ha ; nuôi dưỡng rừng

trồng 6.909 ha trong đó có 185 ha dân tự bỏ vốn, wong mới 3588 ha. Đến năm 2005 tổng diện tích rừng trồng mới là 57.000 ha kể cả cây lâu năm và cây phân

tán. nâng tỷ lệ chc phủ rừng lên 35%. Cơ cấu diện tích rừng là : rừng bảo vệ

32.001 ha, nuôi dưỡng 2.433 ha, rừng trồng 2.577 ha.

Các biện pháp chính sách quan trọng là huy động mọi nguồn lực của tỉnh để phát triển rừng. Đặc biệt quan tâm đến chính sách giao đất giao rừng đến hộ gia đình. Hoàn thành công tác giao đất giao rừng đúng đối tượng, đúng tiến độ

và đúng chính sách Nhà nước.

V.1.3. Ngư nghiệp

Phương hướng chung phát triển thủy sản đến năm 2010 là khai thác tối đa nguồn nước trên địa bàn tỉnh bằng cách phát triển nghề cá một cách hoàn thiện, chuyển từ sản xuất tự túc sang sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường có

hiệu quả. Mục tiêu phát triển thủy sản đến năm 2010 là phấn đấu mức tiêu

ding lên 10 kg/người vào năm 2010.

Sản lượng cá sẽ đạt 6.100 tấn vào năm 2005 và 11.450 tấn vào năm

2010. Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản sẽ tăng bình quân 10% thời kỳ 2001 = 2010. Thời kỳ 2006 ~ 2010 tăng rất nhanh khoảng 13,5% /năm, thúc đẩy mạnh mẽ nuôi trồng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13% /năm thời kỳ 2001 - 2010, Thời kỳ 2006 — 2010 tốc độ tăng 16% /năm. Đánh bắt cũng tăng với tốc

độ bình quân 5% /năm thời kỳ 2001 — 2010. Sản lượng nuôi trồng đạt 3.800 tấn (năm 2005) và 7950 tấn (năm 2010).

SVTH : Dinh Thị Tuyết Nhung ` Trang 61

GVHD: TS. Phạm Thị Xuân Thọ

nn nt ga... 1... vu c Ga Le GV cv VU ST LTT gu oF

Khóa luận tốt nghiệp

V.2. Công nghiệp — xây dựng

Phương hướng chung là tập trung khai thác tối đa các cơ sở hiện có, đầu tư thêm trang thiết bị, cải tạo, mở rộng, kết hợp chặt chẽ với đấu tư xây dựng

mới và liên kết chế biến nông sản. đảm bảo cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, trên cơ sở do khai thác có hiệu quả cao nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Đa dạng hóa ngành nghề, đẩy mạnh công nghiệp chế biến lương thực

phẩm trong đó mía đường là ngành công nghiệp mũi nhọn, nhanh chóng hình thành các khu công nghiệp Trảng Bàng, Gò Dầu, Long Thành Nam (huyện Hòa Thành), Trâm Vàng (huyện Gò Dầu) và Châu Thành. Phát huy thế mạnh của

các ngành nghề thủ công truyền thống gắn với đẩy mạnh phát triển công

nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn.

Công nghiệp phát triển với nhịp độ tang bình quân 15,8%/nam thời kỳ

2001 ~ 2010 ; thời kỳ 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp đạt 1.467 tỷ đồng năm 2005 và 3083 tỷ đồng năm 2010.

Nguồn : Website Tây Ninh

Cơ cấu của ngành công nghiệp xây dựng tăng lên 38% vào năm 2010,

Hình thành một số ngành công nghiệp chế biến mũi nhọn, ngành chủ yếu và

ngành triển vọng. Công nghiệp chế biến vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị

sản xuất công nghiệp : 87,3% vào năm 2005 và 85% vào năm 2010.

Trong công nghiệp chế biến, ngành chế biến lương thực thực phẩm

SVTH : Đình Thị Tuyết Nhung - _ Trang 62

Khóa luận tốt nghiệp __GVHD : TS. Phạm Thj Xuân Tho.

chiếm tỷ trọng đáng kể, 56,4% tổng giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến

vào năm 2005. Thời kỳ 2006 - 2010 ngành này bất đầu giảm tỷ trọng còn 46,1% và các ngành khác tăng lên nhanh hơn. Công nghiệp chế biến sản phẩm

cao su tăng lên 26,7% vào năm 2005 và 29,5% vào năm 2010. Công nghiệp

giày da xuất khẩu sẽ tăng rất nhanh, từng bước tham gia và chiếm lĩnh ổn định

thi trường xuất khẩu. Thời kỳ 2006 - 2010 tỷ trọng của ngành này sẽ tăng lên từ 2,5% năm 2000 lên 3,7% giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến vào

năm 2010.

Định hướng phát triển một số ngành chủ yếu :

* Công nghiệp mía đường : Khai thác hết công suất hiện có nâng cấp

công suất 3 nhà máy đường Nước Trong, nhà máy đường Tây Ninh, nhà máy đường Bourbon trong đó Bourbon 16.000 tấn, Tây Ninh 4000 tấn và Nước Trong 2500 tấn. Xây dựng thêm nhà máy đường Châu Thành 2500 tấn, nhà

máy Bến Đình (huyện Bến Cẩu) 2500 tấn. Tổng công suất vào giai đoạn | (2001 ~ 2005) là 27500 tấn mía cây/ngày, năng lực chế biến đạt 3,5 triệu tấn mía cây/năm. Đến năm 2010 tổng lực chế biến đạt 4,2 triệu tấn mía cây/năm.

Nâng sản lượng đường từ 120.000 tấn năm 2000 lên 180,000 tấn vào năm 2005 và 200.000 tấn vào năm 2010.

* Chế biến khoai mì : Tiếp tục củng cố và nâng cấp hai nhà máy chế biến khoai mì, đồng thời có cơ chế khuyến khích cơ sở chế biến hiện có để đảm bảo công suất chế biến sản lượng khoai mì đến năm 2010 là 550 ngàn tấn

củ/năm. Sản lượng chế biến bột khoai mì sẽ tăng từ 85000 tấn năm 2000 lên 95000 tấn vào năm 2005 lên 110.000 tấn vào năm 2010.

* Chế biến cao su : Đầu tư chiểu sâu cho các cơ sở chế biến có sin, mở rộng sản xuất mặt hàng tiêu dùng từ sản phẩm cao su. Hiện nay công suất các

cơ sở chế biến cao su, mới đạt 38.650 tấn mủ /năm. Do vậy, cẩn xây đựng thêm và nâng công suất nhà máy hiện có đảm bảo đủ năng lực chế biến 43 - 46 ngàn tấn mủ /năm vào năm 2010. Tốc độ tăng trưởng chế biến cao su tăng bình quân 20% năm thời kỳ 2001 — 2010, nâng tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành

chế biến sản phẩm từ cao su chiếm 29,5% giá trị ngành công nghiệp chế biến.

Phấn đấu ngành chế biến cao su trở thành một ngành công nghiệp chủ chốt của

tỉnh sau năm 2010.

* Công nghiệp dệt, may gia công hàng xuất khẩu : Md rộng thị trường

khai thác nguồn hàng gia công, liên doanh mở cơ sở sản xuất gia công hàng

xuất khẩu tại thị xã và trung tâm cụm công nghiệp. Xây dựng nhà máy dét, sợi, nhuộm tại Trằng Bàng theo hình thức liên doanh, liên kết kể cả hình thức đầu

tư 100% vốn nước ngoài.

SVTH : Dinh Thị Tuyết Nhung ˆ _ Trang 63

_ GVHD: TS. Phạm Thị Xuân Tho

Khóa luận tốt nghiệp — —~

* Công nghiệp vật liệu xây dựng : Ngoài các cơ sở sản xuất hiện có. cần

đầu tư vốn mở rộng sản xuất các xí nghiệp liên doanh với trang thiết bị máy

móc hiện đại. công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu

ma, tăng thêm chủng loại, đáp ứng tốt cho thị trường trong tỉnh, vùng và xuất khẩu sang thị trường Campuchia.

* Công nghiệp cơ khí, điện, điện tử, tin học và sinh học : Dau tư nhà máy cơ khí của tỉnh để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sửa chữa công cụ, thiết bị phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến đường, chế biến khoai mì, xay

xát lúa, bảo dưỡng ôtô, máy kéo... Nghiên cứu thành lập khu cơ khí, điện tử, tín

học và công nghệ sinh học tại Hòa Thành kể cả khu công nghiệp Trảng Bàng

và các khu khác khi có điều kiện, bước dau lắp ráp điện tử tiến tới sản xuất

phẩn mềm, kể cả phẩn cứng trong lĩnh vực tin học, phát triển công nghệ sinh học nhầm phát huy thế mạnh về lao động và nguồn nhân lực của địa phương, từng bước tạo ra nghề triển vọng trong thập kỷ sau 2010.

V.3. Thương mại - dịch vụ đu lịch

Phát triển thương mại qua biên giới trên cơ sở khai thác ưu thế của hệ thống cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia và các cửa khẩu phụ trên tuyến biên

giới giữa Tây Ninh (Việt Nam) và 3 tỉnh giáp ranh Campuchia. Khai thác tốt lợi

thế và hành lang giao thông đường bộ, đặc biệt là đường xuyên A nối lién giữa

thành phố Hé Chi Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Campuchia và các nước trong khu vực ASEAN để phát triển một không gian thương mại

kết hợp hài hòa giữa nội thương và ngoại thương. Nhanh chóng hoàn thành và

đi vào hoạt động khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài là một trung tâm kinh tế thương

mại hạt nhân, trung tâm thu hút và điểu chỉnh mối quan hệ và hoạt động của

các trung tâm trong tỉnh và khu kinh tế Xa Mát cùng với cửa khẩu phụ khác tạo

ra một không gian thương mại đồng bộ, hài hòa trong toàn tỉnh.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nội thương và phát triển ngoại thương.

Về xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông ~ lâm — thủy sản như bột khoai mì (sắn), sản phẩm cao su, hạt điều, tiêu... hàng công nghiệp như lốp

xe, dây thừng, hàng gia dụng... và những mặt hàng gia công có hàm lượng sử

dụng lao động cao như giày dép, dét may. vật liệu xây dựng... Vé nhập khẩu, mặt hàng chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước, sản xuất hàng xuất khẩu, hàng gia công, linh

kiện cho công nghiệp lắp ráp.

Cần khai thác thị trường một cách hợp lý. Tập trung khai thác thị trường Campuchia, thị trường các nước ASEAN, Trung Quốc và từng bước thâm nhập

vào các thị trường Nhật, Châu Âu, Châu Mỹ. Thực hiện chính sách phát triển

kinh tế nhiều thành phần trong hoạt động thương mại.

SVTH : Dinh Thị Tuyết Nhung ` Trang 64

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tây Ninh (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)