II. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HOC;
1. Tư duy và tư duy sáng tạo
Trong xã hội Nông nghiệp truyền thống hoặc Công nghiệp, con người đều có thể sống và lao động một cách rập khuôn không cẩn suy nghĩ. Tuy nhiên,
trong xã hội kinh tế trị thức, năng lực tư duy là năng lực sinh tổn tối thiểu, xã hội
kinh tế tri thức đứt khoát phải dựa vào tri thức.
Trong xã hội kinh tế tri thức, nguồn nhân lực là chất tải tri thức và kỳ
thuật vào quá trình sản xuất. Bởi vậy, người lao động trong xã hội hiện dai
không những phải biết làm gì, mà còn phải biết vì sao làm và làm như thế nào mới thu được hiệu quả tốt. Nó vừa không giống lao động giản đơn của thời sơ khai: không hỏi vì sao, chỉ biết là cái gì; cũng không giống phương thức lao động theo kinh nghiệm thông thao một nghề cố định trên một đơn vị công tác: chỉ biết làm thế nào mà không hiểu vì sao phải làm như thế. Xã hội kinh tế trí thức là
một xã hội vận dụng tri thức tổng hợp và tài năng tổng hợp. Nó yêu cầu mọi người trước đối tượng khách quan, không những phải hiểu làm gì, mà còn phải
biết vì sao làm và làm như thế nào [6, trang 10].
Từ yêu cầu đặc biệt của kinh tế trị thức đối với con người phải coi tư duy là diéu kiện cơ bản để sinh tổn của mỗi người, đòi hỏi các nhà giáo dục nói
chung và các giáo viên nói riêng phải có những phương pháp dạy học và giáo
dục thích hợp để đào tạo ra những con người phù hợp với xã hội. Muốn thế, việc làm đẫu tiên là người giáo viên phải tìm hiểu và nắm vững nội dung và phương pháp rèn luyện tư duy và tư duy sáng tạo cho học sinh. Sau đây, chúng ta sẽ lần
lượt tìm hiểu những vấn dé trên:
SOTH: (À(guuễn “Thục Ugen. Trang 21
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2001 ~ 2005 GVHD: Thầy Nguyễn Mạnh Hùng
1.1. Tư duy:
a. Định nghĩa:
Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính qui luật của sự vật, hiện tượng
trong hiện thực khách quan, mà trước đó ta chưa biết [7. trang 70}.
b. Ban chất xa hội của tư duy:
- Hành động tư duy phải dựa vào kinh nghiệm của các thế hệ trước
đã tích lũy được.
~ Tư duy phải sử dụng ngôn ngữ do các thế hệ trước đã sáng tạo ra.
- Bản chất quá trình tư duy được thúc đẩy do nhu cầu của xã hội.
~ Tư duy mang tính chất tập thể (tư duy phải sử dụng các tài liệu
thu được trong các lĩnh vực tri thức liên quan).
- "Tư duy là để giải quyết nhiệm vụ vì vậy nó có tính chất chung
của loài người [7, trang 70].
- Tư duy phần ánh hiện thực khách quan vào trong đầu. Bởi vậy, tư duy không bao giờ tách rời nhận thức cảm tính, nó có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính, sử dụng nguồn tài liệu do nhận thức cảm tinh thu nhận được,
những kinh nghiệm thực tế, những cơ sở trực quan sinh động để làm đữ kiện
trong quá trình tư duy. Ngược lại, những kết quả thu nhận được từ quá trình tư
duy sẽ giúp cho việc nhận thức cảm tính nhạy bén, tinh vi và nhanh chóng hơn.
~ Tư duy có tính trừu tượng và khái quát: Tư duy có tính trừu tượng
và khái quát vì tư duy phản ánh những cái bản chất chung cho nhiều sự vật, hiện tượng, đồng thời đã trừu xuất khỏi những sự vật, hiện tượng đó. Nhờ tính chất
trừu tượng và khái quát, tư đuy cho phép ta đi sâu vào bản chất và mở rộng
phạm vi nhận thức sang cả những sự vật, hiện tượng cụ thể mới mà trước đây ta chưa biết.
SOTH: Uguyen “Thục Uyen. Trang 22
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2001 ~ 2005 GVHD: Thầy Nguyễn Mạnh Hùng
- Tư duy có tính gián tiếp: Trong quá trình tư duy, quá trình hoạt
động nhận thức của con người nhanh chóng thoát khỏi những sự vật cụ thể cảm tính. mà sử dung những khái niệm để biểu đạt chúng, thay thế những sự vật cụ thể ấy bằng những ký hiệu, bằng ngôn ngữ. Điều này có nghĩa là ngôn ngữ là công cụ của tư duy hay tư đuy được thể hiện bằng ngôn ngữ.
- Tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ: Ngay từ khâu mở đâu của tư duy là tình huống có vấn dé đến quá trình thực hiện các thao tác tư duy và cuối cùng các sản phẩm của tư duy là khái niêm, phán đoán, suy lí đều phải sử dụng ngôn ngữ. Như vậy, ngôn ngữ là phương tiện, là hình thức biểu đạt của tư duy. Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy, nhờ đó làm khách quan hóa
chúng cho người khác và cho cả bản thân chủ thể tư duy. Không có ngôn ngữ thì bản thân quá trình tư duy không thể diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy cũng không thể sử dụng được.
- Tự duy có tính * có vấn dé”: Vấn để là một câu hỏi, một nhiệm vụ mà bằng những kiến thức và kinh nghiệm cũ không thể giải quyết được. Tình
huống có vấn để là trạng thái tâm lí trong đó học sinh nhận thức được vấn dé và có nhu cau giải quyết vấn để. Trên cơ sở đó, tư duy được bắt đầu. Nói cách
khác, hoạt động tư duy chỉ bất đầu khi con người đứng trước một câu hỏi về một vấn để mà mình quan tâm nhưng chưa giải đáp được bằng những hiểu biết đã có
của mình, nghĩa là gặp phải tình huống có vấn để [8, trang 7].
Những đặc điểm tư duy trên có ý nghĩa rất to lớn đối với công tác
dạy học và giáo dục, cụ thể:
- Phải coi trọng việc phát triển tư duy cho học sinh. Nếu không có khả năng tư duy thì học sinh không thể hiểu biết, không thể cải tạo tự nhiên, xã
hội và bản thân.
- Muốn thúc đẩy học sinh tư duy thì phải đưa học sinh vào các tình
huống có vấn để.
SOTH: Hguyéen Thue Uyéen. Frang 23
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2001 ~ 2005 GVHD: Thầy Nguyễn Mạnh Hùng
- Phát triển tư duy phải gắn liển với trau dổi ngôn ngữ cho học
sinh, rèn luyện cảm giác, trí giác, tính nhạy cảm, năng lực quan sát và trí nhớ
của học sinh. Thiếu những tài liệu cảm tính thì không có gì để tư duy.
d.
- Tạo nhu cau hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh, tức là giáo viên phải tổ chức và tạo ra một tình huống có vấn để.
- Rèn luyện ngôn ngữ Vật Li cho học sinh.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ nang thực hiện cdc thao tác tư duy
trên các đối tượng Vật Lí, những hành động nhận thức phổ biến trong học tập
Vật Lí.
- Rèn luyện học sinh giải quyết vấn để nhận thức theo phương
pháp nhận thức Vật Lí.
- _ Rèn luyện cho học sinh biết tư duy biện chứng.
1.2 Tư tạo:
Tư duy sáng tạo khác với tư duy dạng bảo thủ là nó đột phá quy
phạm của tư duy truyền thống, không bị ràng buộc và có tính mới mẻ. Tư duy sáng tạo mặc đù có mang đặc điểm của tư duy thông thường, nhưng không giống tư duy thông thường, nó đặc biệt chú trọng trên cơ sở của tài liệu có sẵn, tiến
hành tưởng tượng sáng tạo, cấu tứ đặc biệt khác lạ, từ đó khai thác lĩnh vực mới
của nhận thức, giành được thành quả mới của nhận thức.
a. Đặc trưng của tư duy sáng tao:
~ Tính sáng tạo:
Hoạt động tư duy sáng tạo là quá trình tư duy độc đáo mới mẻ, nó đã phá truyền thống và tập quán, không làm theo thứ tự từng bước một, giải
phóng tư tưởng, thách thức với quy luật cũ, hoài nghi đối với sự vật thông thường, phủ định khuôn sáo vốn có, hang hái cải cách, dũng cảm sáng tạo cái
mới.
SOTH: Hguyen Thue Ugéen. Frang 24
LUẬN VAN TỐT NGHIỆP KHÓA 2001 — 2005 GVHD: Thay Nguyễn Mạnh Hùng
Trong học tập, tính sáng tạo của tư duy sáng tạo biểu hiện thành giỏi
đi sâu nghiên cứu kiến thức mới, thăm dò lĩnh vực mới, suy nghĩ độc lập, không
hạn chế trong một cách thức nhất định. Với tinh thắn chủ động tiến thủ, tổng kết
phương pháp khoa học, giỏi liên tưởng, tìm ti cái mới la, dùng phương pháp
mới giải quyết vấn để người khác chưa giải quyết.
- Tính liên động:
Tư duy sáng tạo có tính liên động từ cái này nghĩ cái khác, đây cũng
là năng lực tư duy quan trọng ma tư duy sáng tạo vốn có. Tính liên động có ba phương hướng: một là hướng dọc, nhìn thấy một hiện tượng, sẽ suy xét theo chiéu sâu, tìm xét nguyên nhân sản sinh ra nó. Hai là hướng ngược, phát hiện
một hiện tượng thì nghĩ đến mặt trái của nó, Ba là hướng ngang, phát hiện một
hiện tượng, có thể liên tưởng đến sự vật tương tự hoặc liên quan đến nó.
Tóm lại, tính liên động của tư duy sáng tạo biểu hiện thành từ nông
đến sâu, từ nhỏ đến lớn, suy từ mình đến người khác, biết cái này có thể đoán ra
cái kia, học một biết mười, từ đó thu được nhận thức mới, phát hiện mới.
- Tính đa hướng:
Ludng suy nghĩ của tư duy sáng tạo rộng rãi nêu vấn để từ nhiều
phía, không bị quan niệm tư tưởng đơn nhất truyền thống hạn chế, có thể đưa ra
nhiều tình huống và đáp án, phạm vi lựa chọn rộng. Đúng như cái gọi là “mắt nhìn sáu hướng, tai nghe tam phương”. Luéng suy nghĩ nếu như bị trở ngại gặp vấn để khó, sẽ linh hoạt biến đổi nhân tố nào đó, từ khía cạnh mới để suy nghĩ,
diéu chỉnh luồng tư duy.
Tư duy sáng tạo không khư khư ôm lấy cái đã có, không câu nệ một
mô thức, mà là từ nhiều hướng để tưởng tượng ra, giỏi tìm ra hướng đúng, chọn
phương án tốt nhất, cơ động linh hoạt, giải quyết vấn để một cách day hiéu quả.
- Tính vượt qua:
SOTH: Uguyen Thue Uyen. Frang 25
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2001 — 2005 GVHD: Thay Nguyễn Mạnh Hùng
Tiến trình tư duy của tư duy sáng tạo mang tính bỏ bớt rất lớn, bỏ
bớt bước tư duy, mang tính nhảy cóc rất rõ ràng.
- Tính tổng hợp:
Tư duy sáng tạo có thể đem hàng loạt tài liệu thu thập được, tổng hợp lại, tiến hành phân tích sâu, nắm chắc đặc điểm cá tính của nó, khái quát,
chỉnh lý, quy nạp ra quy luật của sự vật, hình thành khái niệm và hệ thống của
khoa học. Ty duy sáng tạo giỏi chọn lấy những tinh hoa trong kho báu trí tuệ, tiến hành kết hợp khéo léo thu được kết quả mới. Đây chính là quá trình "từ tổng hợp mà sáng tạo” [6, trang 71].
Để phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, cẩn luyện tập
cho học sinh thường xuyên làm những công việc sau:
- Luyên tập phỏng đoán, dư đoán, xây dung giả thuyết: Dự đoán có vai trò rất quan trọng trên con đường sáng tạo khoa học. Dự đoán dựa chủ yếu vào trực giác, kết hợp với kinh nghiệm phong phú và kiến thức sâu sắc về mỗi lĩnh vực. Tuy nhiên, dự đoán khoa học không phải tùy tiện mà luôn luôn
phải có một cơ sở nào đó, tuy chưa thật là chắc chắn.
- Luyên tập để xuất phương án kiểm tra dự đoán = Làm thí
nghiệm kiểm tra: Trong nghiên cứu vật lí, một dự đoán, một giả thuyết thường là
một sự khái quất các sự kiện thực nghiệm nên nó có tính chất trừu tượng, tính
chất chung, không thể kiểm tra trực tiếp được. Muốn kiểm tra xem dự đoán, giả thuyết có phù hợp với thực tế hay không, ta phải suy ra được một hệ quả có thể quan sát được trong thực tế từ dự đoán hay giả thuyết đó. Sau đó, tiến hành thí
nghiệm để xem hệ quả rút ra đó có phù hợp với kết quả thực nghiệm hay
không? Vấn để đòi hỏi sự sáng tạo ở đây chính là để xuất được phương án kiểm tra hệ quả đã rút ra được, và khi học sinh tiến hành làm thí nghiệm để kiểm tra
dự đoán (dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc tự bản thân học sinh trực tiếp
SOTH: Hguyén “Zkục Uyen. Trang 26
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2001 - 2005 GVHD: Thầy Nguyễn Mạnh Hùng
làm) thì lại là điều kiện rất tốt trong việc rèn luyện năng lực sáng tao cho học
xinh.
~ Giải các bài tập sáng tạo: Bài tập Vật Lí là một trong những
phương tiện rất quý báu để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát đã thu nhận được để giải quyết các vấn để thực tiễn. Có nhiều bài tập Vật Li không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những kiến thức đã học mà còn giúp bồi dưỡng học sinh
rèn luyện tư duy sáng tạo, được gọi là bài tập sáng tạo.Trong loại bài tập sáng
tạo này, ngoài việc phải vận dụng một số kiến thức đã học, học sinh bắt buộc
phải có những ý kiến độc lập, mới mẻ, không thể suy ra một cách logic từ những
kiến thức đã học. Những bài tập như: bài tập giải thích hiện tượng, bài tập thí
nghiệm, bài tập thiết kế dụng cụ rất có ích trong việc phát triển tư duy, năng lực
sáng tạo của học sinh.