Tổ chức, định hướng, din đất học sinh giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Vật lý: Tổ chức hoạt động học tập tự lực cho học sinh trong dạy học chương "Thuyết động học phân tử và chất khí lí tưởng" vật lý 10 THPT (Trang 53 - 59)

II. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HOC;

3. Tổ chức, định hướng, din đất học sinh giải quyết vấn đề

Ở giai đoạn này, tùy vào nội dung kiến thức của từng bài học mà

giáo viên lựa chọn, xây dựng tiến trình hoạt động nhận thức của học sinh cho

phù hợp. Nghĩa là: giáo viên định hướng cho học sinh tự lực nghiên cứu, tìm tòi

phương pháp giải quyết vấn để theo hệ thống trình tự hoạt động định hướng

hành động lựa chọn mô hình giải quyết vấn để, tùy vào trình độ của học sinh

như sau:

SOTH: Uguyén “Zltụe Ugen. Frang 48

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2001 — 2005 GVHD: Thầy Nguyễn Mạnh Hùng

> Ban đầu, giáo viên tổ chức một tình huống học tập, đặt ra

nhiệm vụ cho học sinh khiến học sinh phải tự đặt ra câu hỏi:" Có cái gì chi phối mà từ đó ta có thể suy ra được diéu trả lời cho câu hỏi đã đặt ra?*. Tình huống

này đã đặt học sinh vào tình huống lựa chọn, nó thúc đẩy học sinh lựa chọn một mô hình thích hợp mà học sinh có thể vận hành để giải quyết thành công vấn để

đặt ra.

> Nếu lời giải đáp suy ra từ mô hình không phù hợp với thực tế

thí nghiệm hoặc kết quả quan sát; hoặc học sinh không có câu trả lời vì chưa tìm

được mô hình cẩn thiết, thì chính lúc này, học sinh dang ở tình huống bất ngờ

hoặc tình huống bế tắc. Nó đòi hỏi học sinh phải sửa đổi mô hình hoặc tìm một

mô hình mới thích hợp hơn.

> Nếu học sinh vẫn không vượt qua được khó khăn, không đưa

ra được mô hình thích hợp để vận hành thì giáo viên có thể giúp đỡ học sinh

bằng cách dẫn học sinh tới tình huống phán xét. Nó đòi hỏi học sinh xem xét,

thử vận hành và hợp thức hóa các mô hình được giáo viên gợi ý và giới thiêu, để

từ đó bác bỏ mô hình không hợp thức và tiếp nhận mô hình hợp thức.

> Nếu học sinh vẫn không có khả năng xác định được mô hình

thích hợp thì giáo viên sẽ giúp đỡ học sinh bằng cách giới thiệu cho học sinh mô

hình thích hợp và cách thức hợp thức hóa mô hình đó.

> Giáo viên có thể tạo ra tình huống thứ cấp để hoc sinh ở vào tình thế đối lập. Nó đòi hỏi học sinh vận dụng mô hình kiến thức mới được hợp thức hóa, bác bỏ quan niệm sai lầm để củng cố trí thức mới xây dựng {3].

Để thực hiện và tổ chức thành công tiến trình hoạt động nhận thức như

trên, giáo viên phải có những năng lực sau:

> Năng lực xây dung tình huống có vấn dé: Tình huống có vấn để là động lực của tư duy khoa học, trong tiến trình vận động của nó đi từ cái đã

biết đến cái chưa biết, khắc phục sự mầu thuần từ vốn nhận thức đã có và nhu

SOTH: (Àguuêm “Thục Uyéen. Trang 49

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2001 ~ 2005 GVHD: Thầy Nguyễn Mạnh Hùng

cầu của xã hội để xây dựng được tri thức mới. Không có vấn để thì không có tư duy khoa học. Mà vấn dé của chủ thể nhận thức thì chỉ có thé nảy sinh từ vốn tri

thức đã có của chủ thể đó.

> Năng lực lựa chọn, xây dựng một logic nội dung bài học

thích hợp: Nội dung kiến thức Vật Lí ở trường phổ thông không phải là nguyên dang kiến thức Vật Li trong khoa học ở dang đây đủ nhất, hiện đại nhất mà đã được biến đổi đi, trình bày dưới hình thức đơn giản hơn, phù hợp với trình độ học

sinh. Do vậy, giáo viên cần phải lựa chọn và xác định hệ thống những hành động học tập mà học sinh có thể thực hiện được nhằm tái tạo và chiếm lĩnh kiến

thức dễ dàng, sâu sắc, bển vững và vận dụng được.

> Năng lực rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hiện những

thao tác cơ bản, những hành động thường sử dung trong quá trình nghiên cứu

Vật Lí: Trong quá trình học tập, tình huống có vấn để có thể tạo ra sự hứng thú, tính tích cực, hãng hái ban đầu. Tuy nhiên, để duy trì sự hứng thú, hăng say và

tích cực ấy, giáo viên cẩn phải hướng dẫn và giúp đỡ học sinh thực hiện thành

công một số hành động trong quá trình giải quyết vấn để. Nguyên nhân là do, càng thành công, học sinh mới càng cố gắng vươn lên thực hiện tiếp các nhiệm

vụ khó khăn và phức tạp hơn. Trong Vật Lí, có một số hoạt động mà học sinh

muốn giải quyết chúng đòi hỏi các em phải thực hiện tuần tự theo một quy trình

nhất định, tức là đòi hỏi các em phải có kỹ năng giải quyết vấn để. Ví dụ: Để

tiến hành thí nghiệm kiểm tra một giả thuyết nào đó, các em phải thực hiện theo

các bước sau:

e Chon dụng cụ thiết bị thí nghiệm:

e Lập kế hoạch thí nghiệm:

e Tiến hành thí nghiệm;

e Xử lý kết quả thí nghiệm:

e Kết luận:

SOTH: (Àguuên Thue Uyéen. Trang 5(Ì

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2001-2005 GVHD: Thầy Nguyễn Mạnh Hùng

Giáo viên có thể rèn luyện những kỹ năng này cho học sinh theo

hai cách:

e Thực hiện theo con đường angort hóa, tức là giáo

viên làm mẫu cho học sinh bắt chước theo một trình tự chặt chẽ và may móc.

e Theo những sơ đổ định hướng: những sơ đổ định hướng có thể áp dụng cho nhiều mục đích tương tự, trong một số trường hợp, nó cần tính chủ động và linh hoạt của học sinh trong quá trình hoạt động.

> Năng lực giúp học sinh làm quen với các phương pháp nhận

thúc thường gặp trong hoạt động nhận thức Vật Li: phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, phương pháp tương tự...

> Năng lực tổ chức và hướng dẫn học sinh phát biểu, trao đổi, tranh luận về kết quả nghiên cứu của mình, của nhóm: nhằm tạo điều kiện giúp các em rèn luyện ngôn ngữ Vật Lí, cách trình bày kết quả nghiên cứu của mình

và nhóm trước tập thể. Đồng thời, việc trao đổi, tranh luận này sẽ giúp các em

đánh giá được khách quan kết quả hoạt động nghiên cứu của mình và giúp giáo

viên nhận xét chính xác thực lực và trình độ của các em, cung cấp cho giáo viên

các thông tin liên hệ ngược để từ đó giáo viên có thể để ra hoặc chỉnh sửa hệ

thống các thao tác và logic của quá trình dạy học của mình được hợp lý và đạt

hiệu quả cao hơn.

> Năng lực lựa chọn và cung cấp cho học sinh những phương

tiện, công cụ cần thiết để thực hiện các hành động: Do giáo viên là người lựa chọn và xác định logic nội dung bài học nên giáo viên biết rõ là trong quá trình

quá trình đạy học đó cần có những công cụ và phương tiện dạy học nào? Bài học

này học sinh cẩn phải nắm những kiến thức cơ bản nào? Và có những điểm nào

lưu ý?..Vì vậy, giáo viên phải có năng lực lựa chọn và cung cấp cho học sinh những công cụ và kiến thức cẩn thiết và phù hợp để các em sử dụng làm phương

tiện chiếm lĩnh các kiến thức cao hơn.

SOTH: quuên “Thục Ugen. Frang 51

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2001 — 2005 GVHD: Thầy Nguyễn Mạnh Hùng

> Năng lực kiểm tra, định hướng khái quát và hitu hiệu hoạt

động học: Năng lực kiểm tra, định hướng khái quát và hữu hiệu hoạt động học thể hiện ở chỗ giáo viên có biện pháp hữu hiệu để theo dõi, kiểm soát được hoạt động học một cách thích hợp. Giáo viên không đơn thuần bày sẵn trước học sinh các kiến thức, kết quả cần có, mà phải là một sự giúp đỡ, hướng dẫn như thế nào

đó để học sinh tự lực suy nghĩ và độc lập hành động hướng tới cái can chiếm

lĩnh, để nắm bắt, làm chủ kiến thức, bổ sung vào vốn hiểu biết riêng của mình.

Chỉ vào những lúc cần thiết, giáo viên mới cung cấp cho học sinh những thông tin bổ sung, thông báo, giảng giải để chuẩn xác hóa kiến thức cần nắm vững nhằm định hướng cho học sinh tự hoàn thiện tiếp kiến thức của mình.

Trong quá trình giải quyết vấn để, giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày và trao đổi với các học sinh khác về cách thức giải quyết cũng như về kết quả của minh, Qua đó, tạo điểu kiện cho các em tự kiểm tra, xác nhận kết quả,

tiếp tục chỉnh lí, hoàn thiện mô hình cho phù hợp và chính xác.

Trong quá trình học sinh trao đổi với nhau, giáo viên phải luôn quan sát, theo dõi các hành động của các em, để có sự định hướng thông qua các tình huống thứ cấp khi cần, nhằm đảm bảo tiến trình hoạt động của các em phù hợp

với tiến trình nhận thức trong khoa học.

Dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên, học sinh chính xác hóa,

bổ sung, kết luận kiến thức mới. Học sinh chính thức ghi nhận kiến thức mới và

tiến hành vận dụng.

072: Hauyen Thue Uyen. Frang 52

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2001 ~ 2005 GVHD: Thầy Nguyễn Mạnh Hùng

Các giai đoạn của tiến trình day học trên được diễn đạt theo sơ dé sau:

-| Xây dựng tình huống có vấn dé.

Sev Phát biểu vấn dé.

Để xuất vấn dé cần nhận thức.

é

Kết luận: vận dụng “`.

kiến thức mới. `

Các giai đoạn trong tiến trình Tiến trình xây dựng kiến thức mới.

dạy học.

SOTH: Hguyén Thye Uyen. Trang 53

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2001 ~ 2005 GVHD: Thay Nguyễn Manh Hùng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Vật lý: Tổ chức hoạt động học tập tự lực cho học sinh trong dạy học chương "Thuyết động học phân tử và chất khí lí tưởng" vật lý 10 THPT (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)