II. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HOC;
2. Bản chất của hoạt động dạy và học hiện dai
2.2. Ban chất của dạy học hiện dai
a. Về phương diện xã hôi-lịch sử: “ Day học là quá trình và kết quả của sự tái sản xuất và phát triển những gid trị và kính nghiệm xã hội cơ bản, có chọn lọc, ở từng cá nhân thuộc những thế hệ người học nhất định để thực hiện những chức năng phát triển cá nhân và cộng đồng” [9, trang 48},
- Trong khi giáo dục là một quá trình liên tục thì quá trình dạy học
có tính gián đoạn, day học có liên tục hay không là do con người quản lý, điều hành và do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Ngoài ra, day học cũng không có tính tự trị vì nó được hoạch định rất chặt chẽ từ mục tiêu, tiến trình đến kết quả cuối cùng; từ cơ sở vật chất, điểu kiện không gian, thời gian đến nội dung,
phương pháp. nguồn nhân lực...
- Mục đích của dạy học xét theo phương điện này là giáo dục con
người phát triển hài hòa về các mặt: trí - đức - thể - mỹ.
- Nội dung tổng quát của day học là rèn luyện, bổi dưỡng, hoàn thiện và phát triển các phương thức, kinh nghiệm hành vi và các hoạt động cần thiết để con người sống an toàn, hạnh phúc và thành đạt.
- Phương thức tổng quát của dạy học là quá trình dạy học (tức là nó được hoạch định chặt chẽ về nhiều mặt, được tiến hành có hệ thống, có quy trình, có nguyên tắc và phương pháp nhất định). Sở di bản thần dạy học được xem như một quá trình vì chức năng của nó chủ yếu là xử lý kinh nghiệm xã hội từ hình thái xã hội thành hình thái cá nhân, từ khách quan đến chủ quan, từ trừu tượng thành cụ thể, được thực hiện bởi người học trong môi trường được tổ chức
SOTH: Hguyén Thye Uyen. Frang 29
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2001 ~ 2005 GVHD: Thầy Nguyễn Mạnh Hùng
đặt biệt về mặt sư phạm do người thầy tạo ra. Ngoài ra, quá trình dạy học được diễn ra dựa trên cơ sở của nội dung day học. Đây là hai mặt luôn thống nhất với nhau trong dạy học dù ở bất cứ quy mô nào, thời điểm nào và địa điểm nào cũng
b. Về phương diện tâm sinh lí: dạy học gắn lién với sự phát triển con người và xã hội. Mỗi cá nhân trong bất kì xã hội nào cũng đều đồng thời phát triển dưới hai hình thức: hình thức cá biệt, đặc thù của riêng mỗi cá nhân (do di truyền) và hình thức rất phổ biến do môi trường hoạt động của cá nhân đó quy
định: đó là dạy học.
© Day học có chức năng phát triển người (tuy nhiên nó không có nghĩa là nguyên nhân của sự phát triển), chức nang này có tính chất định hướng, tạo diéu kiện làm bộc lộ và phát huy tiềm năng của người học. Giữa dạy học và sự phát triển cá nhân có quan hệ phụ thuộc với nhau rất chat chẽ nhưng giữa chúng không phải là mối quan hệ nhân quả. Đó là do: dạy học muốn trở
thành nguyên nhân thực sự của tiến trình phát triển ở một cá nhân nào đó thì trước hết bản thân day học phải tạo điều kiện để cá nhân tự hình thành cho mình khả năng và nhu cẩu tự học, tự giáo dục. Nghĩa là: day học bắt buộc phải thông
qua hoạt động tự học tập mới thực hiện được chức năng phát triển. Có những
trường hợp có thể có dạy học nhưng không có sự phát triển nào cả, nguyên nhân
là do:
+ Bản thân người học không học (nhất là không có hoạt
động tự học tập) hoặc có học nhưng phương pháp học không phù hợp.
+ Phương thức dạy học không phù hợp với sự phát triển của
người học.
Như vậy. với những nguyên nhân trên thì dạy học đương nhiên
không phải là nguyên nhân của sự phát triển.
8⁄0 72: Hguyin Thye (lên. Trang 30
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA 2001-2005 GVHD: Thấy Nguyễn Mạnh Hùng
© Quy luật phổ biến trong mối quan hệ day học và phát triển
chính là hoạt động. Sự phát triển của mỗi cá nhân do chính hoạt động của cá
nhân đó quy định. Chính vì vậy mà trong tâm lí học dạy học, không phải vô cớ
mà người ta phân kỳ tâm lí bằng các dạng hoạt động cơ bản và chủ đạo. Trong
mỗi lứa tuổi, hoạt động chủ đạo dẫn đường cho các hoạt động khác và các hình
thức phát triển cá nhân. Do đó, dạy học trước hết là hình thành và phát triển hoạt động chủ đạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, trình độ lứa tuổi của cá
nhân.
Ví dụ; Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động chơi có vai trò chủ dao, đến
tuổi trung học thì hoạt động xã hội và hoạt động học tập đồng thời đóng vai trò chủ đạo và ở người trưởng thành thì lao động nghề nghiệp là chủ đạo.
Như vậy, việc quan tâm đến các hoạt động chủ đạo ở từng lứa tuổi
có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình dạy học, Bởi vì, chỉ trong tình
huống trẻ tiến hành các hoạt động cơ bản và chủ đạo, trẻ mới huy động tối đa
kinh nghiệm nhận thức, tình cảm, vận động. ngôn ngữ. và tính tích cực cá nhân
của mình để học và làm việc đạt được khả năng phát triển cao nhất.
c. Về mắt sự phạm: bản chất của dạy học chính là gây ảnh hưởng có chủ
định đến hành động học tập và quá trình học tập của trẻ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi, phù hợp cho trẻ tự học, tự cải thiện và điều chỉnh chất lượng, kết
quả học tập của mình.
Theo TS Đặng Thanh Hưng, day trẻ học nghĩa là:
+ Dạy trẻ muốn học (có nhu cầu học tập).
+Dạy trẻ biết học (có kỹ năng và biện pháp học tập).
+ Dạy trẻ học lành mạnh (có động cơ đúng đắn).
+ Dạy trẻ học bền bỉ (có ý chí học tập).
+Dạy trẻ học thành công (có kết quả và chất lượng).
SOTH: Hguyén “lục Ugen. rang 31
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2001 - 2005 GVHD: Thầy Nguyễn Mạnh Hùng
+ Dạy trẻ học chủ động và độc lập (có khát vọng và ý chí tự giác học tập) [9, trang 58].
Qua điều trên ta thấy rd, mặc dù có chú trọng đến hoạt động tự học của học sinh nhưng vẫn chưa chú ý đến việc phát triển hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn để và tư duy khoa học cho học sinh. Theo quan điểm hiện đại
của phương pháp luận khoa học, điểu quan trọng nhất trong quá trình day học chính là: thông qua quá trình dạy học các trí thức cụ thể, rèn luyện cho học sinh năng lực hoạt động tìm tòi, nghiên cứu giải quyết vấn dé một cách độc lập, tự
lực, tự chủ, và sáng tạo, nhằm đáp ứng được những đòi hỏi đa dạng của các hoạt
động thực tiễn không ngừng phát triển của xã hội. Ngoài ra, chỉ trong điều kiện day học như thế. ta mới đảm bảo cho những kiến thức mà học sinh học được là những kiến thức thực sự có chất lượng, học sinh nấm kiến thức sâu sắc, vững chắc và có sự vận dụng tốt.
Việc quán triệt những quan điểm cơ bản trên vé mục tiêu dạy học các
môn khoa học đã dẫn tới việc xác lập một hệ thống các luận điểm quan trọng (gồm sáu luận điểm cơ bản) làm nền tảng cho chiến lược day học: “phát triển
hoạt động độc lập, tự lực, tự chủ, chiếm lĩnh trì thức. béi dưỡng tư duy khoa học
và năng lực sáng tạo giải quyết vấn để". Hệ thống sáu luận điểm cơ bản, được
xem như sáu nguyên tắc chỉ đạo hoạt động dạy của giáo viên, có nội dung như
sau:
s* Vai trò quan trọng của sự dạy là thực hiện được việc tổ chức, kiểm
tra, định: hướng hitu liệu hoạt động học:
Do hoạt động học là sự thích ứng của học sinh với những tình
huống học tập, từ đó làm nảy sinh và phát triển ở học sinh năng lực hoạt động giải quyết vấn dé, phát triển tư duy khoa học và hoàn thiện nhân cách cá nhắn.
Chính vì vậy, một trong những vai trò quan trọng của hoạt động dạy của người
giáo viên là tổ chức tình huống học tập, để thông qua đó, giáo viên có thể theo
SOTH: Hguyén “Thục Uyen. Frang 32
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2001-2005 = GVHD: Thay Nguyễn Mạnh Hùng
dõi, kiểm soát hoạt động học của học sinh nhằm kiểm tra và cung cấp cho học
sinh những thông tin bổ sung vào những lúc cắn thiết; định hướng hoạt động học hữu hiệu cho học sinh để các em có thể hoạt động độc lập. tự lực. tự chủ. tích
cực và sáng tạo hoàn thiện vốn kiến thức của mình.
“ Cần tổ chức tình huống học tập tạo tính có vấn dé trong dạy học:
Theo cấu trúc của hoạt động, kiến thức được xây dựng khi học sinh có động cơ hứng thú giải quyết vấn để. Nói cách khác, quá trình dạy học vận động và phát triển không ngừng là do nó có động lực thúc đẩy. Động lực của quá trình dạy học là kết quả của việc giải quyết tốt các mâu thuẫn bên trong
của quá trình dạy học.Trong rất nhiều các mâu thuẫn thì mâu thuẫn cơ bản tồn
tại xuyên suốt từ đầu đến cuối trong toàn bộ quá trình dạy học là: mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu, nhiệm vụ học tập mới do tiến trình dạy học để ra và một bên là trình độ phát triển trí tuệ hiện có còn hạn chế của học sinh. Khi mâu thuẫn xuất hiện thì dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh tự lực giải quyết vấn
dé, diéu này có nghĩa là học sinh đã nâng trình độ lên đáp ứng các nhiệm vụ học
tập đã để ra. Tuy nhiên, quá trình học tập là một quá trình liên tục nên các nhiệm vụ học tập mới lại xuất hiện với yêu cầu cao hơn trình độ vừa đạt được, thế là mâu thuẫn lại xuất hiện và lại được giải quyết... và chính trong quá trình tìm lời giải cho vấn để đó, học sinh tìm tòi ra được một cái mới, một phương pháp mới, một lĩnh vực kiến thức mới.. Cứ như thế, trình độ học sinh không
ngừng được nâng cao.
Do vậy, trong quá trình day học, giáo viên cần tổ chức được những tình huống học tập tiểm ẩn vấn để tương ứng với kiến thức cẩn dạy để giao cho
học sinh, sao cho nhiệm vụ đó được học sinh hăng hái đảm nhận và giải quyết theo suy nghĩ và cách thức của mình. Tuy nhiên, không phải bất cứ tình huống có vấn để nào cũng trở thành động lực của phát triển, mà trái lại nó chỉ trở
thành động lực trong những điều kiện sau:
SOTH: Uguyén “Thục Uyen. Frang 33
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2001 - 2005 = GVHD: Thay Nguyễn Mạnh Hùng
ằ Mõu thuẫn phải được học sinh ý thức đầy đủ, nghĩa là học sinh phải nhân rõ được yêu cầu của nhiệm vụ học tập, cảm thấy có sự khó khan trong nhận thức và xuất hiện nhu cấu giải quyết khó khăn đó.
> Mâu thuẫn phải vừa sức với học sinh, nghĩa là các nhiệm vụ học tập mới được để ra có mức độ tương ứng với giới hạn phía trên của vùng
phát triển trí tuệ gần nhất của học sinh (là vùng phát triển thuộc phạm ví tiềm năng và có khả năng biến thành hiện thực nếu học sinh tiếp thu và đáp ứng được một kích thích nhận thức nào đó) mà học sinh có thể giải quyết được với sự nỗ lực cao nhất về trí tuệ cũng như thể lực.
>ằ Mõu thuẫn phải do tiến trỡnh dạy học dẫn đến, nghĩa là mâu thuẫn nảy sinh một cách tất yếu trên con đường vận động đi lên của quá
trình dạy học nói chung, quá trình nhận thức của học sinh nói riêng.
Chính trong điều kiện đó, cùng với sự giúp đỡ, định hướng của giáo
viên, học sinh sẽ tự lực hoạt động chiếm lĩnh kiến thức một cách vững chắc, sâu
sắc và vận dụng nó linh hoạt trong những tình huống sau; không những thế, năng
lực tư duy sáng tạo giải quyết vấn để của học sinh cũng sẽ phát triển.
+ Cần thiết lập sơ đê biểu đạt logic của tiến trình nhận thức khoa học đối với tri thức cần day:
Tiến trình giải quyết vấn để, xây dựng kiến thức thực chất là một tiến trình đi từ để xuất vấn để nghiên cứu đến suy đoán giải pháp, khảo sát lý
thuyết, thực nghiệm, rồi kiểm tra, đánh giá xem kết quả tìm được có hợp lý và chính xác chưa?, trên cơ sở đó vận dụng chúng để giải thích, tiên đoán các sự
kiện và xem xét sự phù hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm. Do vậy, để giáo viên
có cơ sở định hướng khái quát trong việc thiết kế kế hoạch giảng dạy một kiến
thức cụ thể, thì trước tiên giáo viên phải phân tích một cách sâu sắc và chỉ tiết
cấu trúc nội dung kiến thức cẩn dạy, từ đó lập ra cho mình một sơ dé biểu đạt logic tiến trình dạy học kiến thức đó.
SOTH: Hguyén “Thục Uyen. Trang 34
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2001 — 2005 GVHD: Thầy Nguyễn Mạnh Hùng
Việc phân tích tiến trình khoa học xây dựng từng kiến thức và thể
hiện bằng sơ dé phải trả lời được các câu hỏi sau: Kiến thức cân xây dựng là kiến
thức nào, nó được diễn đạt như thé nao? Nó là câu trả lời rút ra được từ việc giải
bài toán cụ thể nào? Xuất phát từ câu hỏi nào? Chứng tỏ tính hợp thức khoa học
của câu trả lời đó như thế nào?
% Cần sử dụng những quan niệm vốn có của học sinh trong việc tổ chức tình huống và định hướng hành động giải quyết vấn dé của học sinh trong quá trình xây dựng kiến thức mới:
Kiến thức mới được xây dựng dựa trên kiến thức đã có, đồng
thời phải đối chọi lại với các quan niệm đã có nhưng nó lại là trở lực đối với sự hình thành kiến thức mới. Nghĩa là, kiến thức vốn có của học sinh vừa là chỗ dựa nhưng đồng thời cũng là trở lực tất yếu cẩn khắc phục trong quá trình xây
dựng kiến thức mới.
Vì vậy, trước khi dạy một kiến thức nào đó, giáo viên cẩn tìm hiểu xem học sinh đã biết đến vấn để này chưa, đã biết đến mức độ nào rồi
hoặc những cách hiểu sai lầm vốn có thường gặp của học sinh có liên quan đến các kiến thức cẩn xây dựng... để giáo viên có thể xây dựng tình huống có vấn để và định hướng hoạt động giải quyết vấn để một cách hữu hiệu. Kiến thức mới chỉ có thể thực sự hình thành và hòa nhập vào vốn hiểu biết riêng của học sinh khi học sinh dựa trên vốn hiểu biết vốn có ấy phát hiện ra những chỗ sai lầm trong kiến thức của mình khi giải quyết vấn để đặt ra, và nhận thấy rằng cần phải thay đổi, khắc phục những quan niệm sai lầm ấy để xây dựng kiến thức
mới chính xác và phù hợp hơn.
% Cần phát huy tác dụng của sự trao đổi và tranh luận của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức:
Sự xây dựng kiến thức khoa học là một quá trình mang tính xã
hội. Nhận thức của mỗi cá nhân, thành viên xã hội, tiến triển trong sự tương tác
SOTA: (Àguuên “Thục Ugen. Frang 35
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2001 ~ 2005 GVHD: Thầy Nguyễn Mạnh Hùng
xã hội và xung đột xã hội - nhận thức. Sự học tập, xây dựng kiến thức của học sinh cũng sẽ được thuận lợi và có hiệu quả hơn nhờ sự tranh luận với những học sinh ngang hàng khác.
Trong quá trình trình bày, thông báo kết quả nghiên cứu của
mình, học sinh sẽ trải qua sự tranh luận, phản bác, bảo vệ giữa các bạn cùng lớp
với nhau. Trong điều kiện đó, học sinh có cơ hội học tập, trao đổi lẫn nhau, chia xẻ kinh nghiệm cho nhau, sẽ phát huy ảnh hưởng và sự hỗ trợ của tập thể đối với mỗi cá nhân, làm cho kiến thức của mỗi cá nhân dần hoàn thiện, phát triển
và càng mang tính chất khoa học và xã hội hơn. Đây chính là nguyên nhân đảm bảo cho học sinh thành công hơn trong học tập.
Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên cẩn tổ chức, tạo điều
kiện cho học sinh làm việc theo nhóm nhằm hình thành kỹ năng tự học và kỹ
năng làm việc theo nhóm, làm việc trước tập thể cho các em.
+ Cần tổ chức tiến trình dạy học phỏng theo tiến trình nghiên cứu xây
dựng, bảo vệ tri khoa học:
Để phát huy đây đủ tổng hợp các nhân tố tác động đến quá trình
day học, đó là: vai trò của học sinh trong việc tự lực, tự chủ hành động xây dung
kiến thức, vai trò của giáo viên trong tổ chức tình huống học tập và định hướng
hành động tìm tòi xây dựng tri thức của học sinh, vai trò của tương tác của tập
thể (xã hội) đối với quá trình nhận thức của mỗi cá nhân học sinh, đồng thời cho
học sinh làm quen với quá trình xây dựng và bảo vệ cái mới trong nghiên cứu
khoa học, thì giáo viên nên tổ chức tiến trình dạy học phỏng theo tiến trình xây
dựng, bảo vệ tri thức mới trong nghiên cứu khoa học[ 10], [3], [L1N.
2.3. Bản chất của hoạt độn Vật Lí:
Theo quan điểm hiện đại, dạy Vật Lí là giáo viên tổ chức, hướng dẫn, tạo diéu kiện cho học sinh rèn luyện và phát triển năng lực tự lực hoạt động, tự nghiên cứu để học sinh có thể tái tạo được kiến thức và kinh nghiệm xã hội và
072: (quuên Thue Ugen. Frang 36