2.1. Đối tượng
Quỹ đất nông nghiệp, các loại sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc và các yếu tố tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan trực tiếp tới sử dụng đất nông nghiệp huyện Sông Lô.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Sông Lô - Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, thời tiết, … ;
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, trình độ dân trí, vấn đề quản lý đất đai, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, dịch vụ và cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi, ...). Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp;
- Đánh giá chung.
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Sông Lô năm 2013
2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Sông Lô - Các loại sử dụng đất, kiểu sử dụng đất huyện Sông Lô năm 2013;
- Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp.
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp.
+ Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp.
+ Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp.
2.2.4. Lựa chọn các loại sử dụng đất nông nghiệp có triển vọng trên địa bàn huyện Sông Lô
- Xác định các loại sử dụng đất có triển vọng;
- Các yếu tố hạn chế hiệu quả sử dụng đất;
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả.
2.2.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sông Lô
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Huyện Sông Lô có địa hình đa dạng, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện, tập quán canh tác và địa hình của huyện Sông Lô thì huyện được chia ra làm 3 tiểu vùng đặc trưng:
* Tiểu vùng 1: Gồm các xã miền núi phía Bắc (Hải Lựu, Bạch Lưu, Đồng Quế, Nhân Đạo, Lãng Công, Quang Yên). Diện tích đất nông nghiệp của tiểu vùng là 3.984,85 ha chiếm 43,97 % tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện. Đại diện tiểu vùng này có xã Quang Yên;
* Tiểu vùng 2: Gồm các xã, thị trấn giữa huyện (Tam Sơn, Yên Thạch, Đồng Thịnh, Nhạo Sơn, Tân Lập) có địa hình gò đồi xen đất trũng. Diện tích đất nông nghiệp của tiểu vùng là 2.732,25 ha chiếm 30,15 % tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện. Đại diện tiểu vùng này có xã Đồng Thịnh;
* Tiểu vùng 3: Gồm các xã ven Sông Lô, đây là tiểu vùng có đồng bằng nhỏ hẹp do Sông Lô bồi đắp tạo thành: Các xã ven Sông Lô (Phương Khoan, Đôn Nhân, Như Thụy, Tứ Yên, Đức Bác, Cao Phong). Diện tích đất nông nghiệp của tiểu vùng là 2.345,95 ha chiếm 25,88 % tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện. Đại diện tiểu vùng này có xã Đức Bác;
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Nguồn số liệu thứ cấp: Điều tra khảo sát thực địa kết hợp cùng các tư liệu, tài liệu từ các cơ quan Nhà nước có sẵn (ban chuyên môn của các xã, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính …);
- Nguồn số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng các mẫu phiếu điều tra. Chọn hộ điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên.
Tổng số hộ điều tra là 90 hộ, mỗi xã điều tra 30 hộ gia đình sản xuất nông nghiệp.
2.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
Các số liệu được thống kê xử lý bằng phần mềm EXCEL. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu và biểu đồ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 2.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được đánh giá trên cơ sở tính toán, đánh giá hiệu quả các LUT hoặc kiểu sử dụng đất của huyện theo 3 nhóm tiêu chí là: kinh tế, xã hội và môi trường.
* Đánh giá hiệu quả kinh tế theo các chỉ tiêu (tính cho 1 ha) - Giá trị sản xuất (GTSX): GTSX = giá nông sản * sản lượng
- Chi phi trung gian (CPTG): là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất (không tính công lao động gia đình).
- Thu nhập hỗn hợp (TNHH):
TNHH= GTSX - CPTG
- Giá trị ngày công lao động (GTNC):
GTNC= TNHH/số công lao động - Hiệu quả sử dụng đồng vốn (HQĐV):
HQĐV= TNHH/CPTG
* Đánh giá hiệu quả xã hội:
Hiệu quả xã hội là mối tương quan giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra, chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.
Do điều kiện về mặt thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi đánh giá hiệu quả xã hội theo một số chỉ tiêu mang tính định tính như sau:
- Mức độ chấp nhận của người dân được đánh giá theo ý kiến của hộ khi điều tra.
- Thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm cho người nông dân.
- Nâng cao thu nhập cho người dân thể hiện qua GTNC của các LUT.
* Đánh giá hiệu quả môi trường
Đánh giá tác động của việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV cho cây trồng đến đất thông qua so sánh liều lượng thực tế người dân sử dụng với khuyến cáo sử dụng của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc.